Xem đầy đủ bài viết tại http://www.kienthuckinhte.com/thuong-mai-dien-tu/kien-thuc/1250-cong-nghe-3d-lieu-co-mo-ra-thoi-ky-moi-cua-internet.html
VuaTenMien.Com: Tin tức kinh doanh, doanh nhân & doanh nghiệp, kinh nghiệm, phân tích kinh doanh, chứng khoán, bất động sản, lãi suất ngân hàng.
Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2010
Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2010
Tối đa hoá từng giao dịch với khách hàng
Có câu châm ngôn cũ: Một con chim ở trong tay giá trị bằng hai con ở trong bụi rậm. Doanh nghiệp bạn có thể vẫn chưa xây dựng được một số lượng lớn các khách hàng thường xuyên, vì thế doanh nghiệp sẽ cần lấy được càng nhiều tiền càng tốt từ từng khách hàng riêng lẻ.
Vấn đề lúc này không phải là thị phần mà là tỷ trọng chiếc ví khách hàng. Hãy tăng giá trị đồng đôla với mức doanh số bán hàng trung bình hiện tại và bạn sẽ đẩy mạnh dòng tiền và lợi nhuận. Con đường đi tới mục tiêu này là:
1) Đánh vật với những con số trung bình
Mọi thứ được bắt đầu với việc tính toán giá trị tiền bạc của doanh số bán hàng trung bình hiện tại. Nếu bạn có 20 khách hàng và tổng doanh thu trung bình trong ngày là 1000 USD, doanh số trung bình trên một khách hàng sẽ là 20 USD. Sau đó bạn có thể đặt ra mục tiêu mới và xây dựng chiến lược hướng tới mục tiêu đó.
Tuỳ thuộc vào hoạt động kinh doanh, bạn cũng có thể muốn tính toán doanh số bán hàng trung bình theo giờ, theo ngày, theo nhân viên, theo địa điểm, theo chiến dịch tiếp thị hay theo nhiều yếu tố khác.
Thông thường, các câu trả lời sẽ dẫn trực tiếp tới một kế hoạch hành động. Ví dụ, nếu các con số của bạn khá thấp vào ngày thứ hai, bạn có thể lên kế hoạch cho các xúc tiến đặc biệt vào ngày này. Nếu một quảng cáo nào đó thường chỉ mang về 2 USD doanh thu trong khi một quảng cáo khác mang lại tới 12 USD, bạn có thể điều chỉnh thích hợp.
2) Thay đổi sản phẩm hay dịch vụ xen kẽ
Việc bổ sung hay lấy đi yếu tố nào đó đối với những gì bạn kinh doanh có thể giúp nâng đỡ doanh thu ở mặt nào đó. Lấy ví dụ một cửa hàng bánh ngọt với doanh thu trung bình chỉ 5 USD. Khi cửa hàng này giới thiệu một vài loại bánh đặc biệt và các phần thưởng khác, con số đó lên tới 14 USD.
Hiệu ứng tương tự đôi lúc đạt được bằng việc quẳng đi những sản phẩm giá thấp. Nếu bạn bán ba loại lò nướng bánh khác nhau, hay bỏ đi loại giá 35 USD và các khách hàng sẽ bỏ ra 45 USD hay 55 USD để mua các sản phẩm khác.
3) Những chào mời trọn gói
Hãy khích lệ các khách hàng chi tiêu nhiều tiền hơn bằng việc đưa cho họ những giao dịch trọn gói với nhiều sản phẩm hay dịch vụ. Tại McDonald, gói phục vụ là các món tráng miệng, món chính và nước uống. Tại một cửa hàng sửa chữa ôtô, đó có thể là dịch vụ thay dầu, rửa xe trong một lần sửa chữa.
4) Tìm kiếm giao dịch phụ thêm
"Quý vị có muốn thịt rán kèm với đó?" là một minh hoạ mang tính sách vở, song phương thức tương tự sẽ hiệu quả với bất cứ hoạt động kinh doanh nào. Một luật sư có thể hỏi khách hàng xem đã có sẵn bản di chúc chưa. Cứ hai người trong số ba người được hỏi đều trả lời chưa có. Kết quả là vị luật sư này kiếm thêm được trung bình 4000 USD mỗi tuần.
Một cách khác để có được những giao dịch bán hàng phụ thêm đó là xây dựng một bản liệt kê những sản phẩm có liên quan cho một loại giao dịch mua hàng cụ thể. Nếu bạn sở hữu một cửa hàng sơn, một khách hàng ngoài mua sơn có thể cần chải quét sơn và quần áo bảo hộ. Hãy đưa cho khách hàng bản liên kê các sản phẩm liên quan và rất có thể họ sẽ muốn nhiều thứ hơn ngoài một thùng sơn.
5) Xây dựng các thách thức bán hàng theo tuần hay theo tháng
Việc tập trung đội ngũ bán hàng vào một khu vực cụ thể trong một tuần hay một tháng cũng có thể đẩy mạnh doanh thu. Chẳng hạn một cửa hàng văn phòng phẩm có thể tập trung vào các sản phẩm giấy in màu trong tuần này và các mực in trong tuần kế tiếp. Hay một vài cửa hàng tạp phẩm giới thiệu các mặt hàng đặc biệt nào đó tại quầy thanh toán để khích lệ các mua sắm bổ sung.
6) Đưa những sản phẩm hay dịch vụ ẩn kín ra khỏi bóng tối
Không ít nhân viên môi giới bảo hiểm chỉ bán được 1 hoặc 2 đơn bảo hiểm cho một khách hàng trong khi anh ta có thể cung cấp 14 đơn bảo hiểm khác nhau. Một cuộc điều tra phát hiện ra rằng hầu hết các khách hàng không biết những nhân viên này đang bán các đơn bảo hiểm đó. Họ đã thất bại trong việc phơi bày những gì có trong tay. Bảng hiệu, thư newsletters và các công cụ tin tức khác sẽ rất hữu ích.
7) Đào tạo nhân viên để có các giao dịch bán hàng giá trị hơn
Đôi lúc chỉ việc khiến nhân viên nhận thức được các giá trị bán hàng mục tiêu sẽ đem lại các kết quả rất lớn. Nếu các nhân viên chỉ đơn thuần bán những gì khách hàng đến và yêu cầu, doanh nghiệp bạn sẽ không đạt được các con số đề ra. Hãy nói với họ về những gì doanh nghiệp đang tìm kiếm và sau đó đưa cho họ các công cụ để đạt được nó.
8) Tăng giá
Nếu bạn đang đơn thuần chỉ mở các cánh cửa của mình, hãy quan tâm tới tăng giá các sản phẩm hay dịch vụ và xác định cách thức đảm bảo những giá trị cao hơn đi kèm. Rẻ nhất không có nghĩa là hiệu quả nhất, và bạn sẽ thất bại lớn khi mà một đối thủ cạnh tranh đánh bại mức giá của bạn.
Nếu bạn kinh doanh được một thời gian, đừng lo ngại việc nâng giá 5 hay 10%. Hầu hết các khách hàng không mấy quan tâm (Bạn sẽ không ngừng tới các cửa hàng Starbuck hay các cửa hiệu làm tóc quen thuộc khi mà họ tăng giá không đáng kể). Việc này sẽ giúp tăng doanh thu, và một vài khách hàng bỏ đi sẽ không tạo ra nhiều khác biệt.
Bằng việc sử dụng 8 chiến thuật trên để tối đa hoá từng giao dịch, doanh nghiệp bạn không chỉ đảm bảo dòng tiền ổn định mà còn bắt đầu đưa công việc kinh doanh bay cao khỏi mặt đất. Một khi đã cất cánh, đây chính là các chiến lược có thể phát triển một bản kế hoạch bay thích hợp giúp vươn tới đỉnh cao lợi nhuận. Hãy làm chủ nghệ thuật giám sát sớm các giao dịch bán hàng, và nó sẽ đem lại những kết quả tuyệt vời.
kienthuckinhte.com (Theo bwportal)
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.kienthuckinhte.com/ban-hang/ky-nang/1246-toi-da-hoa-tung-giao-dich-voi-khach-hang.html
VDIC- Cơ hội tài trợ, cơ hội học bổng…
Xem đầy đủ bài viết tại http://vietiep.wordpress.com/2010/09/05/vdic-c%c6%a1-h%e1%bb%99i-tai-tr%e1%bb%a3-c%c6%a1-h%e1%bb%99i-h%e1%bb%8dc-b%e1%bb%95ng/
Bí quyết lựa chọn "Một công ty lớn có giá cổ phiếu không quá cao"
Hầu hết nhà đầu tư chứng khoán cho rằng: Tốt nhất là nên nắm cổ phiếu của các công ty đã có những thành công và tiếng tăm trên thị trường. Nói thì rất dễ nhưng để tìm ra được những dấu hiệu quan trọng giúp bạn nhận biết việc đầu tư của mình có chính xác và khôn ngoan hay không lại không hề đơn giản chút nào.
Đầu tiên, bạn hãy lập ra một danh sách các công ty lớn, đã phát hành cổ phiếu ra thị trường. Sau đó bạn sẽ thường xuyên theo dõi sự lên xuống giá cổ phiếu đó trên thị trường.
Tuy nhiên, để xác định đâu là một công ty lớn, cổ phiếu của nó sẽ có giá trị trên thị trường, bạn cần phải căn cứ vào năm dấu hiệu phân biệt quan trọng sau đây:
1. Có thương hiệu nổi tiếng và uy tín trên thị trường
Trước hết, bạn hãy nghĩ đến các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới mà chủ sở hữu của nó đã đầu tư vào sản xuất trong đất nước bạn, dưới dạng các công ty 100% vốn nước ngoài hay các công ty liên doanh. Ví dụ như General Electric, Microsoft, Apple, Marlboro…, đó là những thương hiệu được xếp hạng trong 40 thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới, theo sự bình chọn và đánh giá của Tổ chức tư vấn thương hiệu Interbrand. Dấu hiệu này rất quan trọng, đảm bảo sự thành công trong kinh doanh của công ty này trên đất nước của bạn, và hiển nhiên cổ phiếu của họ chắc chắn sẽ có giá trị trên thị trường. Nếu bạn quyết định đầu tư vào cổ phiếu của những công ty này, mức độ rủi ro sẽ rất ít.
2. Kinh doanh những sản phẩm và dịch vụ có ý nghĩa
Bạn hãy tìm kiếm những công ty mà sản phẩm/dịch vụ của chúng thực sự là nhu cầu thiết yếu và là sở thích của người tiêu dùng. Các công ty dược phẩm, ví dụ, như hãng dược phẩm khổng lồ Novartis của Thụy Sĩ chẳng hạn, những sản phẩm do công ty này sản xuất ra như thuốc bổ Calcium và dầu nong… bán đắt như tôm tươi. Bất kể khách hàng là người lắm tiền nhiều của hay không dư dả lắm, họ đều sẵn sàng mua những sản phẩm như vậy.
Tại sao vậy? Bởi kinh tế ngày một tăng trưởng đã khuyến khích người dân có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cao hơn. Đồng hành với sự thịnh vượng kinh tế là xu hướng ngồi làm việc tại chỗ trước màn hành vi tính nhiều hơn. Trẻ em cũng không thoát khỏi xu hướng này. Các nhân tố đó sẽ dẫn đến tình trạng béo phì, tăng huyết áp hay tiểu đường, khiến nhu cầu sử dụng thuốc gia tăng.
Bên cạnh đó, các hãng khác như Coca-Cola hay Yum!... cũng là chủ sở hữu những sản phẩm rất được người tiêu dùng ưa chuộng, và chắc chắn chúng sẽ còn được mua nhiều.
3. Thu nhập chắc chắn và đáng tin cậy; tăng trưởng trong bán hàng và lợi nhuận chính đáng
Tức là trước khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu của một công ty, bạn nên xem xét ba vấn đề cơ bản của công ty là: thu nhập; lượng hàng bán ra trên thị trường và lợi nhuận.
- Về thu nhập, bạn có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau để đánh giá sự chắc chắn và đáng tin cậy của công ty:
+ Chỉ số thu nhập trên một đơn vị cổ phiếu – EPS (Earning per Share): thu nhập dòng hay lợi nhuận sau thuế có thể được xem xét bằng tổng lợi nhuận hay xét trên một đơn vị cổ phiếu gọi là chỉ số EPS. Một công ty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập khi tốc độ tăng trưởng thu nhập của quý sau cao hơn quý trước. Một cổ phiếu tốt, có tốc độ gia tăng về tăng trưởng thu nhập cao hơn so với ba hay bốn quý trước. Tăng trưởng của chỉ số thu nhập ít nhất là 25% so với cùng quý của năm trước. EPS hàng năm của cổ phiếu tốt ít nhất phải tăng trưởng 25% so với ba năm trước.
Ví dụ, Tập đoàn Johnson & Johnson có thu nhập tăng trong 73 năm liên tiếp, có tốc độ tăng đột biến tiền lãi cổ phần (cổ tức) trong 44 năm liên tiếp, và công khai yết thị thu nhập kiếm được tăng trong 21 năm liên tiếp. Theo bạn, cổ phiếu của tập đoàn này có thực sự hấp dẫn không?
+ Chỉ số thị giá chia cho thu nhập của mỗi cổ phần – P/E là một trong những chỉ số phân tích quan trọng quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price – PM) và thua nhập của mỗi cổ phiếu (EPS) và được tính như sau:
P/E= PM/EPS.
Thông thường, nhiều người cho rằng nên chọn mua những cổ phiếu có P/E thấp vì theo họ những cổ phiếu có chỉ số này cao là đắt và không nên mua. Nhưng trên thực tế, những cổ phiếu tốt nhất thường có chỉ số này rất cao.
Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử bạn đang muốn mua một cổ phiếu hiện tại chưa được giao dịch trên thị trường, nhưng chưa biết mua với giá bao nhiêu là hợp lý. Nếu bạn biết thu nhập của công ty này (EPS), bạn có thể lấy nó nhân với chỉ số P/E được công bố trên thị trường giao dịch chứng khoán của nhóm cổ phiếu tương tự như cổ phiếu này, bạn sẽ xác định được giá của cổ phiếu mà bạn muốn mua.
- Về sự tăng trưởng bán hàng: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường một công ty có sức mạnh hay không và là nhân tố chính của tăng trưởng. Khi chọn lựa cổ phiếu tốt hãy tìm công ty có tốc độ bán hàng mạnh để làm tiền đề cho tăng trưởng thu nhập. Tiêu chí để xác định công ty có tăng trưởng bán hàng tốt nếu ba quý gần nhất có sự tăng lượng hàng bán lớn hơn hoặc bằng 25% so với quý gần nhất trước đó.
- Về lợi nhuận: có thể đánh giá trên hai chỉ tiêu:
+ Lợi nhuận ròng: đánh giá tỷ lệ chuyển doanh thu thành thu nhập. Trên quan điểm của nhà đầu tư, nên tìm những công ty có sự tăng về tỷ lệ lợi nhuận ròng/doanh thu. Con số này càng lớn thì có nghĩa công ty đang có xu hướng quản lý và các hoạt động khác tốt lên. Tiêu chí để xác định cho chỉ tiêu này là lợi nhuận trước thuế ít nhất đạt 18% doanh thu. Yêu cầu lợi nhuận sau thuế luôn đạt 10% trở lên.
+ Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Hệ số này phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông.
ROE= Lợi nhuận ròng/Vốn cổ đông hay giá trị tài sản ròng hữu hình.
Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác nhau trên thị trường. Thông thường, hệ số thu nhập trên vốn cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi nhuận của công ty khi đem so sánh với hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của các công ty khác.
4. Chịu sự quản lý và điều hành bởi các nhà lãnh đạo tài ba
Đây là một trong những tiêu chuẩn và dấu hiệu khá quan trọng mà bạn nên tìm hiểu trước khi quyết định đầu tư. Nếu nhà lãnh đạo giỏi, công ty sẽ phát triển đúng hướng và sẽ là yếu tố đảm bảo sự thành công trong đầu tư vào cổ phiếu của bạn. Thậm chí, nếu chẳng may công ty rơi vào tình trạng gay go, trước bờ vực của sự phá sản, nhưng nếu được điều hành và dẫn dắt của một nhà lãnh đạo tài ba, rất có thể nó sẽ vượt qua được khó khăn, quay về đúng hướng.
Richard Parson – Giám đốc điều hành của Time Warner là một trong những nhà lãnh đạo tài giỏi như thế. Ông đã làm được một điều kỳ diệu: giá cổ phiếu của hãng gần như đã quay về mức trước khi rơi vào khủng hoảng, trước khi ông về nắm quyền. Sau cuộc sáp nhập khủng hoảng với AOL trong năm 2001, giá cổ phiếu Time Warner đã rớt tự do. Thế nhưng trong năm 2005, Parson đã dần kéo công việc kinh doanh của hãng truyền thông lớn nhất thế giới này trở về quỹ đạo cũ. Ông đã giải quyết dứt điểm từng vấn đề đau đầu của Time Warner, từ trả bớt nợ, bán bớt các bộ phận làm ăn không hiệu quả cho đến dàn xếp ổn thỏa các các cuộc điều tra liên bang và vụ kiện của các cổ đông.
Bạn có thể tìm hiểu thông tin có ích và ấn tượng về các nhà lãnh đạo giỏi, có uy tín trên các trang web giới thiệu về doanh nghiệp và doanh nhân. Ví dụ, trên trên web www.fool.com, có nhiều tin tức về những nhà lãnh đạo này trên chuyên mục “xác định sự quản lý có hiệu quả” (Identifying effective management) hay “Điều tra về đầu tư” (Investigative Investing).
5. Có lợi thế cạnh tranh nhất định
Trở lại ví dụ của hãng Time Warner và AOL sau khi sáp nhập. Mặc dù trong thời gian đầu, AOL gặp rất nhiều khó khăn, song họ vẫn giữ được nhiều khách hàng trung thành. Tại sao nhiều khách hàng vẫn trung thành với họ? Bất cứ một nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến nào cũng muốn cung cấp cho người sử dụng một địa chỉ e-mail miễn phí và lôi kéo khách hàng sử dụng địa chỉ email của mình, chứ không phải của các đối thủ cạnh tranh. Và khi một ai đó đã sử dụng địa chỉ email do hãng của bạn cung cấp, chắc chắn họ sẽ không dễ dàng từ bỏ địa chỉ e-mail của bạn để sử dụng địa chỉ e-mail của một nhà cung cấp khác. Đơn giản là họ sẽ gặp nhiều rắc rối và đau đầu vì thông báo địa chỉ e-mail mới cũng như mất thời gian cập nhật và nhận thư từ từ nhiều địa chỉ e-mail.
Tương tự như vậy, hãng dịch vụ cho thuê phim Netflix của Mỹ là một trong những hãng có tên tuổi và tiên phong trong lĩnh vực cho thuê DVD và bán phim trên mạng internet. Khách hàng có thể thâm nhập vào danh mục các bộ phim mà họ muốn xem và khó có thể từ chối những dịch vụ mà họ cung cấp.
Đó chính là những công ty có một lợi thế cạnh tranh nhất định trên thị trường, mà khi quyết định đầu tư cổ phiếu, bạn có thể xem xét đến chúng.
Sau khi bạn đã xác định được đâu là một công ty mạnh, có triển vọng trên thị trường, bạn quyết định tìm kiếm và mua cổ phiếu của nó với bất cứ giá nào? Đừng làm như vậy. Các công ty chất lượng cao, giá cổ phiếu của họ thường ở mức trung bình. Nếu bạn trả giá cho cổ phiếu của họ quá cao, rất có thể sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và tổn hại đến thu nhập của họ. Vì vậy, nếu bạn là một người kiên nhẫn, bạn nên chờ đợi thời cơ. Ví dụ, một hãng kinh doanh rất thành công, nhưng gần đây họ bán cổ phiếu với một giá hoàn toàn không quá cao như nhiều người nghĩ. Đó chính là hãng Coca-Cola. Chỉ số P/E của hãng này chỉ xấp xỉ xung quanh 22, thấp hơn mức trung bình trong lịch sử của hãng này.
“Một công ty lớn có giá cổ phiếu không quá cao”, đó chính là một công thức kiếm được nhiều tiền trong đầu tư chứng khoán trong nhiều thập kỷ nay. Bạn nên suy nghĩ về điều này trước khi quyết định mua cổ phiếu của một công ty nào đó.
kienthuckinhte.com (Theo bwportal)
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.kienthuckinhte.com/tai-chinh/chung-khoan/1245-bi-quyet-lua-chon-mot-cong-ty-lon-co-gia-co-phieu-khong-qua-cao.html
Xây dựng thành công chiến dịch tung sản phẩm mới
Đâu là điều bạn muốn khi tung một sản phẩm mới ra thị trường? Có phải bạn mong chờ một tác động sẽ lan tỏa rộng khắp trong các khách hàng hiện tại, tạo ra tiếng vang lớn với những khách hàng tiềm năng và làm thức tỉnh các đối thủ cạnh tranh?
1. Dùng từ đắt để đặt tên
Đây là bước đi thiết yếu đầu tiên. Hãy đảm bảo rằng đó là một cái tên đáng nhớ, gợi liên tưởng và dễ phát âm. Nói cách khác, nếu nhìn thấy, bạn có thể đọc dễ dàng. Nếu nghe thấy, bạn có thể nhớ và đánh vần lại dễ dàng.
Hãy nhắc nhở đội ngũ nhân viên phát triển sản phẩm của bạn nắm vững và thực thi quy tắc này. Những cái tên nội bộ hiếm khi thích hợp với các khách hàng bên ngoài và khó có thể đẩy mạnh các nỗ lực tiếp thị. Bạn cần tránh sử dụng các từ viết tắt hay những nhãn hiệu miêu tả trực tiếp. Chúng khó có thể gây ấn tượng với các khách hàng hay giúp bạn trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Nếu sản phẩm của bạn là một sự mở rộng của dòng sản phẩm hiện tại, hãy suy nghĩ cẩn thận về việc làm thế nào để cái tên thích hợp nhất với cấu trúc nhãn hiệu hiện hữu và bổ sung vào đó một vài thay đổi nhất định. Hãy đảm bảo rằng cái tên mà bạn lựa chọn sẽ khoáng đạt và hấp dẫn hơn.
2. Miêu tả chính xác và ngắn gọn
“Cho tôi một phút”, bạn nói, “Mọi thứ sẽ thật rõ ràng”.
Sau đó bạn nói với khách hàng sản phẩm/dịch vụ mới của bạn là gì trong đúng một câu. Khách hàng sau khi trực tiếp nghe quảng bá, giới thiệu về sản phẩm mới, liệu họ có hiểu ngay được bạn đang tiếp thị cái gì không? Đó là một sản phẩm, một công cụ, một dịch vụ, một giải pháp, một bộ các giải pháp, một đặc tính hay một vật phụ? Bạn cần tìm một danh từ, và càng cụ thể bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu.
Bạn hãy xác định danh từ đó, viết ra những miêu tả cụ thể trong một câu, thu gọn câu chữ lại, sau đó họp các nhân viên trong bộ phận phát triển sản phẩm để thảo luận. (Chú ý: công việc này có thể không dễ dàng chút nào).
3. Xây dựng một hệ thống hình ảnh sắc nét
Hệ thống hình ảnh thể hiện ở Logo thông qua màu sắc, hình tượng, ngôn từ, bố cục trình bày, sắp xếp tiêu đề, và các yếu tố quan trọng khác nhằm phản ánh mạnh mẽ sản phẩm/dịch vụ của bạn. Sau đó, bạn nên sử dụng biểu tượng ngôn từ trên logo trong các dữ liệu quảng cáo, tiếp thị in ấn, trực tuyến hay tương tác; trong các bao bì sản phẩm và trong các triển lãm, hội chợ thương mại. Nếu sản phẩm của bạn là một sự mở rộng của dòng sản phẩm hiện tại, hãy đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu giới thiệu, quảng bá thích hợp với hệ thống hình ảnh hiện tại của công ty bạn. Còn nếu bạn chưa có một hệ thống hình ảnh? Việc tung sản phẩm mới ra thị trường là thời điểm thích hợp để bắt đầu xây dựng một hệ thống như vậy. Điều này giúp cho các khách hàng mục tiêu thấy sự nhất quán về sản phẩm/dịch vụ của bạn ở tất cả những dữ liệu quảng bá trong tất cả các kênh tiếp thị. Đó là việc đặc biệt quan trọng khi tung ra thị trường mới sản phẩm mới.
4. Tìm kiếm sự sáng tạo
Một khi đã có được những viên gạch nền tảng: một cái tên sản phẩm; một lời miêu tả; và một hệ thống hình ảnh, bạn cần thêm một điều gì đó rất đơn giản song thường khó nắm bắt: một ý tưởng lớn. Việc tiếp thị, khuếch trương sản phẩm mới cũng cần mang tính cách tân như chính sản phẩm mới của bạn. Đừng lãng phí hàng chục, hàng trăm giờ phát triển sản phẩm bằng những hành động tiếp thị không hiệu quả. Để làm ngạc nhiên các khách hàng tiềm năng, bạn cần tới một ý tưởng lớn, một khái niệm, một chủ đề hay một hình ảnh bất ngờ.
5. Tiếp thị trên nhiều kênh khác nhau
Để tung ra thị trường một sản phẩm/dịch vụ mới, thì một hành động xúc tiến đơn lẻ hoặc chỉ với một thông cáo báo chí sẽ không hiệu quả. Trên thực tế, phải tiếp cận nhiều kênh quảng cáo khác nhau: trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tiếp thị trực tiếp, các chiến dịch quảng bá qua e-mail, cập nhập trang web, văn hóa sản phẩm, xúc tiến bán hàng, giao tiếp nhân viên, triển lãm thương mại ... Bên cạnh đó là bất cứ ý tưởng tiếp thị sáng tạo nào thích hợp với các khách hàng tiềm năng của bạn. Nếu bạn không có một kế hoạch tiếp thị trên nhiều kênh khác nhau, những bất ngờ thú vị mà bạn mong muốn tạo dựng với sản phẩm mới sẽ chỉ như một làn sóng nhỏ trên mặt nước rộng lớn.
6. Kết chặt thông điệp
Sau khi bạn đã xác định được tất cả các kênh tiếp thị để tung ra thị trường sản phẩm/dịch vụ mới, thì tránh việc quảng cáo không có hệ thống. Bạn nên bắt đầu từ một ý tưởng lớn, sau đó trợ giúp cho ý tưởng này bằng từ ba đến năm thông điệp chủ chốt.
Bạn hãy nghĩ về việc khởi đầu sản phẩm mới như một chuỗi mắt xích hành động: thông báo - giới thiệu - thu hút - tác động.
Các quảng cáo, hình ảnh giới thiệu,trang web chủ của bạn,... nên nhắm tới mục tiêu giới thiệu sản phẩm mới và thu hút sự chú ý của mọi người. Đây là các dữ liệu tiếp thị ở tầng cao.
Các dữ liệu tiếp thị tầng thứ hai của bạn nên hướng tới mục tiêu thông báo và giải thích sự liên quan. Đó là những bản giới thiệu sản phẩm chi tiết, các so sánh ưu điểm cạnh tranh, bảng thống kê số liệu, thông số kỹ thuật....
Vào thời điểm các khách hàng tiếp nhận tất cả các dữ liệu tiếp thị trên, đương nhiên việc tiếp theo của bạn là tác động lên quyết định mua sắm của họ.
Và cuối cùng, hãy lưu ý, nếu bạn cố gắng nhấn mạnh tất cả mọi thứ, bạn sẽ không nhấn mạnh được bất cứ thứ gì cả. Rất nhiều sản phẩm tuyệt vời bị sa lầy vào cái bẫy này trong giai đoạn “trứng nước”.
7. Cộng tác với những đối tượng thích hợp
Việc tung ra sản phẩm ra thị trường là một quy trình gồm nhiều giai đoạn với sự tham gia của rất nhiều người, tổng hợp sự nỗ lực của tập thể và không ít kế hoạch chi tiết. Để đạt được những tác động tiếp thị tốt nhất, hãy để tập thể nhân viên tham gia vào quá trình khởi đầu sản phẩm mới trên thị trường làm việc cùng nhau ít nhất 6 tháng trước giờ G. Nếu không đủ thời gian trên, bạn sẽ đối mặt với nhiều rủi ro vì kế hoạch chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng và đồng bộ.
Vậy ai sẽ là người tham gia vào tập thể nhân viên này?
Đó là những con người sáng tạo, hòa đồng, kiên quyết và yêu thích thách thức. Cho dù có cộng tác với một hãng tiếp thị hay không, bạn vẫn sẽ cần đến một nhà quản lý sản phẩm, một nhà quản lý tiếp thị, một cây bút lành nghề, một nhà thiết kế chuyên môn, một nhà sản xuất, một nhà quản lý dự án, một nhà quảng cáo và đương nhiên là một nhà lãnh đạo ra các quyết định chủ chốt.
Cuối cùng, bạn cần luôn nới lỏng và linh hoạt trong khuôn khổ kế hoạch tung sản phẩm mới ra thị trường. Sự cứng nhắc có thể chế ngự các ý tưởng lớn vốn là một phần quan trọng cho sự khởi đầu thành công.
kienthuckinhte.com (Theo Saga)
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.kienthuckinhte.com/marketing/can-ban/1244-xay-dung-thanh-cong-chien-dich-tung-san-pham-moi.html
7 lưu ý để xây dựng đội ngũ bán hàng "tinh nhuệ"
1. Xây dựng đội ngũ bán hàng của chính mình:
Trong kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể để các Công ty khác đảm nhiệm khâu phân phối, bán hàng giúp mình. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát hơn, nêu đó là đội ngũ nhân viên bán hàng của riêng mình, chưa kể bạn có thể chủ động hơn trong việc lên kế hoạch và triển khai các chiến lược bán hàng. Bên cạnh đó, các nhân viên bán hàng nội bộ chỉ làm việc cho một mình bạn mà thôi và mục tiêu duy nhất của họ là bán càng nhiều sản phẩm, dịch vụ của Công ty bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Ngược lại, các hãng dịch vụ bán hàng bên ngoài sẽ bán nhiều loại sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau, vì thế họ phải có thứ tự ưu tiên khác nhau. Sẽ là thật không may nếu họ xếp sản phẩm của bạn ở thứ tự ưu tiên thấp.
2. Nhớ rằng bạn sẽ phải trả 100%:
Các chi phí liên quan đến đội ngũ nhân viên bán hàng của riêng mình. Do đó, bạn hãy đảm bảo rằng những nhân viên bán hàng bạn tuyển đụng phải bán lượng hàng đủ để bạn có thể bù đắp được các chi phí đã bỏ ra.
3. Cân khắc kỹ khi tuyển dụng:
Để tìm kiếm và xây dựng thành công một đội ngũ nhân viên bán hàng thành công, bạn cần tìm kiếm những ứng viên với tính cách sau:
4. Giải thích rõ ràng những mọng đợi của bạn:
Bạn hãy cùng thảo luận một cách cụ thể về mục tiêu bán hàng mong muốn. Nhờ đó, giúp bạn phác thảo một hợp đồng trong đó liệt kê những gì Công ty sẽ làm cho khách hàng và cả nhân viên bán hàng.
5. Đào tạo, đào tạo, đào tạo:
Càng được đào tạo chuyên nghiệp bao nhiêu, nhân viên bán hành của bạn sẽ giải đáp trôi chảy mọi thắc mắc của khách hàng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ và kết quả bán hàng đương nhiên sẽ khả quan hơn. Nhân viên bán hàng của bạn cần có kiến thức cụ thể về sản phẩm và về thị trường mà sản phẩm đang hiện điện. Ngoài ra, đối với một nhân viên bán hàng giỏi, việc biết rõ món hàng và biết rõ thị trường vẫn chưa đủ, họ còn phải biết rõ đổi thủ cạnh tranh đang bán món hàng gì và bán ra sao.
Bạn hãy thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện và khuyến khích nhân viên bán hàng của mình tham dự các lớp đào tạo về bán hàng bên ngoài, hay tham gia các buổi hội nghị, thảo luận liên quan đến hoạt động bán hàng.
6. Động viên bàng một hệ thống đãi ngộ hợp lý:
Hãy thiết kế một chế độ lương thưởng hợp lý trước khi bạn tuyển dụng nhân viên bán hàng. Phương pháp trả hoa hồng dựa trên doanh số bán ra thường được áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, nếu được đảm bảo bằng một mức lương cơ bản tối thiểu thỏa đáng bạn sẽ làm cho họ yên tâm hơn trong những thời điểm khó khăn.
7. Sử dụng khéo léo các công cụ động viên phi tài chính:
Mọi người thích được công nhận và đánh giá cao vì đã hoàn thành tốt công việc, họ cũng mong muốn các nhà quản lý đang lắng nghe ý kiến đóng góp của họ và nhanh chóng hành động để giải quyết các vấn đề khúc mắc giúp họ. Điều này cũng rất quan trọng vì họ cảm nhận được sự tôn trọng và thấy mình luôn là thành viên của tổ chức.
Đừng quên sức mạnh của các yếu tố khác như cho phép nghỉ hè, chính sách chăm sóc sức khoẻ hợp lý, giúp đỡ tài chính khi nhân viên đi khám bệnh... Những lợi ích như vậy sẽ giúp bạn giữ chân những nhân viên bán hàng xuất sắc.
kienthuckinhte.com (Theo Saga)
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.kienthuckinhte.com/ban-hang/ky-nang/1243-7-luu-y-de-xay-dung-doi-ngu-ban-hang-tinh-nhue.html
5 giác quan và công cụ truyền tải thông điệp
Hầu như mọi hoạt động tiếp thị và xây dựng thương hiệu chỉ hướng tới 2 giác quan là: nghe và nhìn. Tại sao lại có sự hạn chế này? Tất cả chúng ta đều biết nếu hướng vào đủ 5 giác quan của con người, các hoạt động tiếp thị và xây dựng thương hiệu sẽ tạo sự nhận biết thương hiệu tốt hơn và hình ảnh mà thương hiệu để lại trong lòng khách hàng sẽ rõ ràng hơn.
Nhiều cuộc khảo sát đã ghi chép lại rằng trong các giác quan, thì khứu giác là giác quan rất dễ bị tác động và phản ứng nhanh nhất. Mùi vị giúp kích thích trí nhớ và tạo ra cảm xúc trực tiếp lên não bộ của con người mà không trải qua quá trình được não bộ sàng lọc và phân tích (như với 4 giác quan còn lại). Mọi người đều có thể dễ dành nhận ra mùi vị có tác động thế nào lên cảm xúc của mình, ví dụ như mùi hương của thảm cỏ mới được cắt tỉa, hương vị mằn mặn trong gió biển hay mùi hương của hoa hồng.
Tại Bắc Âu, một vài cửa hiệu bán bánh mì đã sử dụng các đường ống dẫn nhằm phát tán mùi thơm của các loại bánh mì tươi ngay tại cửa ra vào. Khách bộ hành khi đi ngang qua sẽ bị kích thích bởi chính mùi hương ấy và nếu đang cảm thấy đói, họ sẽ ghé ngay vào cửa hiệu.
Một ngân hàng lớn tại Anh cũng sử dụng mùi hương café mới được pha chế tại các chi nhánh. Mục đích là tạo cho khách hàng cảm giác thân quen như đang ở chính ngôi nhà của mình. Mùi vị này giúp cho khách hàng có cảm giác thư giãn và dễ chịu.
Cũng không quên thính giác và xúc giác
Âm thanh giúp thúc đẩy trí nhớ và tạo ra cảm xúc. Những tiếng chim hót quen thuộc có thể khiến bạn nhớ tới mái ấm của mình. Một bản nhạc bạn hay nghe khi còn trẻ sẽ mang trở lại sự hứng khởi và khát khao của tuổi trẻ. AOL sử dụng một chất giọng rất quen thuộc với giới trẻ. Người hâm mộ cô ca sĩ Brittney phát hiện rằng họ có thể bắt gặp giọng của cô khi truy cập vào trang web AOL. Brittney sẽ nói cho bạn biết rằng “Bạn có thư”.
Kellogg’s cũng đầu tư vào phòng thử nghiệm âm thanh tại Đan Mạch nhằm kiểm tra những tiếng lạo xạo khi nhai ngũ cốc. Mục đích của họ là nâng cao chất lượng “âm thanh” của sản phẩm.
Thế còn xúc giác thì sao? Bạn có biết nguyên nhân khiến cho xu hướng mua bán quần áo qua mạng khó cất cánh là do khách hàng không thể tận tay sờ vào sản phẩm. Amazon có thể tránh khỏi vấn đề này là do khách hàng không chú trọng tới yếu tố bên ngoài cuốn sách nhiều như nội dung của chúng. Trái lại, quần áo cần phải được mặc thử và cảm nhận để xem màu sắc, chất liệu, kích thước… có phù hợp với người sử dụng hay không. Sự gần gũi về mặt lý tính với sản phẩm là yếu tố thúc đẩy quyết định mua hàng. Và hành vi mua sắm phụ thuộc vào yếu tố này.
Nếu nãy giờ bạn đồng ý, vậy hãy cho tôi biết tại sao rất khó tìm được một thương hiệu có thể tạo ra những hoạt động thu hút cả 5 giác quan?
Một thương hiệu có khả năng làm được việc này là hãng hàng không Singapore Airlines. Hãng này hiểu rõ tầm quan trọng của việc thu hút cả 5 giác quan trong quá trình tạo dựng và duy trì ấn tượng nơi khách hàng. Bằng cách tạo ra sự thu hút đối với 5 giác quan thông qua âm nhạc, mùi hương, thái độ, cử chỉ… nhằm khẳng định hình ảnh thương hiệu, Singapore Airlines đã tạo ra một trải nghiệm bay rất riêng của chính mình.
Làm gì để có thể tạo ra sự thu hút tới cả 5 giác quan trên Internet?
Bạn không thể làm được điều này! Việc có thể làm được là tối ưu hóa các công cụ hiện có mà một trong những yếu tố bị lãng quên nhiều nhất chính là âm thanh. Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi nghe những âm thanh quen thuộc lúc mở chai coca và rót vào một ly nước đá mát lạnh khi bạn truy cập vào trang web của Coca-Cola hay là những âm thanh pha chế café khi truy cập vào trang web của Starbucks?
Sử dụng âm thanh là một cách rất hiệu quả khi bạn muốn thu hút thính giác của khách hàng và truyền tải thông điệp của thương hiệu một cách hiệu quả hơn. Mỗi chúng ta đều có những cảm nhận sự vật, sự việc theo cách riêng của mình. Tại sao marketer lại không nỗ lực hơn nữa nhằm thu hút sự chú ý của các giác quan? Thành Rome không được xây trong một ngày. Tôi tin là chúng ta có thể làm được điều đó. Vấn đề còn lại là bạn có thể chờ đợi trong bao lâu. Phần thưởng cho bạn sẽ là rất lớn.
kienthuckinhte.com (Theo marketingchienluoc.com)
Nếu nãy giờ bạn đồng ý, vậy hãy cho tôi biết tại sao rất khó tìm được một thương hiệu có thể tạo ra những hoạt động thu hút cả 5 giác quan?
Một thương hiệu có khả năng làm được việc này là hãng hàng không Singapore Airlines. Hãng này hiểu rõ tầm quan trọng của việc thu hút cả 5 giác quan trong quá trình tạo dựng và duy trì ấn tượng nơi khách hàng. Bằng cách tạo ra sự thu hút đối với 5 giác quan thông qua âm nhạc, mùi hương, thái độ, cử chỉ… nhằm khẳng định hình ảnh thương hiệu, Singapore Airlines đã tạo ra một trải nghiệm bay rất riêng của chính mình.
Vây trên internet làm sao có thể tạo ra sự thu hút tới cả 5 giác quan?
Bạn không thể làm được điều này! Việc có thể làm được là tối ưu hóa các công cụ hiện có mà một trong những yếu tố bị lãng quên nhiều nhất chính là âm thanh. Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi nghe những âm thanh quen thuộc lúc mở chai coca và rót vào một ly nước đá mát lạnh khi bạn truy cập vào trang web của Coca-Cola hay là những âm thanh pha chế café khi truy cập vào trang web của Starbucks?
Sử dụng âm thanh là một cách rất hiệu quả khi bạn muốn thu hút thính giác của khách hàng và truyền tải thông điệp của thương hiệu một cách hiệu quả hơn. Mỗi chúng ta đều có những cảm nhận sự vật, sự việc theo cách riêng của mình. Tại sao marketer lại không nỗ lực hơn nữa nhằm thu hút sự chú ý của các giác quan? Thành Rome không được xây trong một ngày. Tôi tin là chúng ta có thể làm được điều đó. Vấn đề còn lại là bạn có thể chờ đợi trong bao lâu. Phần thưởng cho bạn sẽ là rất lớn.
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.kienthuckinhte.com/marketing/thuong-hieu/1242-5-giac-quan-va-cong-cu-truyen-tai-thong-diep.html
Cái khó cho những doanh nghiệp niêm yết
Theo quy định hiện hành, chênh lệch tỷ giá sẽ được xác định tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm. Tuy nhiên, qua các thông tin giải trình cho thấy, những rủi ro liên quan tiếp tục gây khó cho nhiều doanh nghiệp niêm yết trong nửa đầu năm 2010.
Quý 2/2010, lợi nhuận của Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex (mã PLC-HNX) tăng hơn 12,26 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2009. Thông tin giải trình vừa công bố cho biết, một trong những thuận lợi để có kết quả đó là chi phí tài chính quý 2/2010 của Công ty thấp hơn 42,10% so với quý 2/2009, chủ yếu là do các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá giảm so với cùng kỳ.
Nhưng những trường hợp như PLC (theo thông tin đã công bố) hiện không nhiều. Loạt văn bản giải trình thời gian gần đây cho thấy, trên cả hai sàn niêm yết HOSE và HNX, có nhiều trường hợp lợi nhuận năm nay có thể bị ảnh hưởng lớn từ rủi ro tỷ giá.
Có trường hợp khoản lỗ ghi nhận từ nguyên nhân này chỉ vài trăm triệu đồng, nhưng có những trường hợp nếu xác định ngay phải ghi nhận cả trăm tỷ đồng. Chênh lệch tỷ giá được ghi nhận chủ yếu từ các khoản vay ngoại tệ, ngay cả với những khoản vay ngắn hạn.
Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Truyền thông số 1 (mã ONE-HNX), cuối năm 2009, Công ty phải vay một khoản ngoại tệ lớn ngắn hạn để trả cho nhà cung cấp nước ngoài. Chênh lệch tỷ giá hạch toán và tỷ giá thực tế phát sinh lớn dẫn đến lỗ chênh lệch tỷ giá cao. Và khoản lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện là 1,8 tỷ đồng.
Tại Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô (mã DDM-HOSE), chênh lệch chi phí tài chính đội lên sau kiểm toán 6,24 tỷ đồng một phần cũng do chênh lệch tỷ giá trong thanh toán là 2,35 tỷ đồng. Và đây cũng là một yếu tố khiến lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán lỗ 17,9 tỷ đồng, thay vì lỗ 11,45 tỷ đồng trước kiểm toán.
Với Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu Vipco (mã VIP-HOSE), lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2010 phải “chia sẻ” khoản trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá đối với khoản vay ngoại tệ tới 10 tỷ đồng, là một trong những nguyên nhân dẫn tới lợi nhuận giảm tới 27,74% so với cùng kỳ năm 2009.
Tại một số doanh nghiệp khác, khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá từ năm trước vẫn tiếp tục đeo bám. Như tại Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (mã VST-HOSE), lỗ từ chênh lệch tỷ giá tính đến thời điểm 31/12/2009 lên đến gần 59 tỷ đồng, và đến tháng 7/2010 Hội đồng Quản trị phải ra nghị quyết dùng toàn bộ số dư quỹ dự phòng tài chính (12,6 tỷ đồng) để bù đắp.
Hay các khoản vay bằng đồng Won và USD của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa (mã BTP-HOSE) cũng phát sinh nhiều chi phí từ biến động của tỷ giá. Trong năm 2009, công ty này có lợi nhuận sản xuất kinh doanh điện là 96,28 tỷ đồng; trong khi lỗ chênh lệch tỷ giá đánh giá chưa thực hiện đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ là 123,53 tỷ đồng; Công ty phải phân bổ 96,28 tỷ đồng vào kết quả kinh doanh năm 2009 dẫn đến lợi nhuận trước thuế bằng 0. Còn lại khoản lỗ gần 27,25 tỷ đồng chưa phân bổ, trong 6 tháng đầu năm 2010 Công ty chưa kết chuyển vào chi phí.
Trong dư nợ của BTP có ghi nhận hơn 43,7 tỷ Won và 15 triệu USD, số tiền chênh lệch tỷ giá tính từ thời điểm 31/12/2009 đến 30/6/2010 là hơn 16,5 tỷ đồng. Tuy nhiên Công ty chưa đánh giá lại vào thời điểm 30/6/2010 mà sẽ được đánh giá vào thời điểm 31/12/2010.
Tương tự, thuyết minh báo cáo tài chính quý 2/2010 của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC-HOSE) cho biết, khoản nợ vay có nguồn gốc ngoại tệ của Công ty đến thời điểm 30/6/2010 là 33,421 tỷ JPY; tỷ giá giữa VND với JPY do Ngân hàng Nhà nước thông báo tại ngày 30/6/2010 là 1 JPY = 204,12VND, tăng 3,42 VND so với 31/12/2009. Thời điểm quý 2/2010 căn cứ tỷ giá tại 30/6/2010, chi phí chênh lệch tỷ giá dự kiến theo ước tính là 114,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, chênh lệch tỷ giá sẽ được xác định tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm nên Công ty chưa thực hiện xác định chênh lệch tỷ giá tại thời điểm hiện tại…
Với những khoản vay bằng USD, trong 6 tháng đầu năm 2010, sau lần điều chỉnh ngày 11/2 (tăng hơn 3%), tỷ giá được giữ ổn định. Tuy nhiên, ngày 18/8 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã tăng thêm gần 2,1% và chưa thể khẳng định đó là lần điều chỉnh cuối cùng của năm 2010 hay không.
Với những khoản vay bằng JPY, tỷ giá tính chéo của VND so với JPY áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu do Ngân hàng Nhà nước công bố cũng đã tăng mạnh trong thời gian gần đây; mức áp dụng từ ngày 21/8 đến 31/8/2010 đã là 1 JPY = 221,48 VND, tăng tới 10,35% so với thời điểm 31/12/2009.
Những biến động đó của tỷ giá sẽ tiếp tục gây khó khăn đối với những doanh nghiệp niêm yết có các khoản vay bằng ngoại tệ - một bộ phận có thông tin tài chính công khai và đại chúng.
kienthuckinhte.com (Theo economy)
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.kienthuckinhte.com/tai-chinh/kien-thuc/1241-cai-kho-cho-nhung-doanh-nghiep-niem-yet.html
Những độc chiêu quảng cáo di động
Xem đầy đủ bài viết tại http://vietiep.wordpress.com/2010/09/04/nh%e1%bb%afng-d%e1%bb%99c-chieu-qu%e1%ba%a3ng-cao-di-d%e1%bb%99ng
Những độc chiêu quảng cáo di động
Xem đầy đủ bài viết tại http://vietiep.wordpress.com/2010/09/04/nh%e1%bb%afng-d%e1%bb%99c-chieu-qu%e1%ba%a3ng-cao-di-d%e1%bb%99ng/
Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2010
Tiệp lại buôn bán biển quảng cáo…
Xem đầy đủ bài viết tại http://vietiep.wordpress.com/2010/09/04/ti%e1%bb%87p-l%e1%ba%a1i-buon-ban-bi%e1%bb%83n-qu%e1%ba%a3ng-cao/
Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010
Việc làm part-time
Xem đầy đủ bài viết tại http://vietiep.wordpress.com/2010/09/03/vi%e1%bb%87c-lam-part-time/
Vấn đề tình báo kinh tế
Các ông chủ của Microsoft, Intel, IBM hầu như không đêm nào có thể "kê cao gối nhủ" khi họ luôn canh cánh bên lòng nổi lo về sự rò rỉ thông tin, bí quyết công nghệ mới của công ty mình. Nhưng chịnh họ cũng không phủ nhận việc đầu tư hàng tỷ USD để dò xét và khai thác thông tin của các đối thủ cạnh tranh khác.
Vấn đề tình báo kinh tế
Theo thống kê gần đây nhất thì trong vòng bốn năm từ 2002- 2005, chỉ tính riêng tại Mỹ, mỗi năm các tập đoàn kinh tế lớn phải chịu tổn thất khoảng 40 tỷ USD do các hoạt động gián điệp gây ra. Một bức tranh mới về hoạt động tình báo kinh tế đang dần hiện lên rõ nét: để mắt đến tất cả mọi chi tiết quan trọng và không quan trọng, thậm chí bới tung cả thùng rác để nghiền ngẫm những mớ giấy lộn tưởng như vô dụng, hoặc có thể dùng đến cả “mỹ nhân kế”. Có lẽ nếu James Bond, điệp viên với mã hiệu 007, có thật sự tồn tại thì chắc hẳn sẽ cảm thấy “tủi thân” bởi tính chất tinh vi và tân tiến của những hoạt động theo dõi, điều tra đối thủ cạnh tranh đang được các công ty áp dụng hiện nay.
Từ một loạt các vụ việc nổi cộm tại Mỹ…
Chủ tịch tập đoàn Oracle từng làm cả thế giới giật mình khi tuyên bố ông đã thuê một nhóm thám tử theo dõi và tìm hiểu tập đoàn Microsoft. Do tai tiếng của nó không thua kém vụ Watergate nên mọi người đặt cho nó cái tên là Garbagegate (“Vụ án rác” nhằm ám chỉ hành vi lục tìm từng thùng rác tại Microsoft). Khi Garbagegate còn chưa nguôi ngoai thì toà án Mỹ lại buộc tội Broadcom có hành vi đánh cắp bí mật kinh doanh từ đối thủ cạnh tranh thông qua màn kịch phỏng vấn tuyển nhân sự. Vụ việc khiến Sillicon Valley cảm thấy e ngại tuyển dụng nhân viên mới. Hay vụ việc hãng phần mềm máy tính Avant đánh cắp một số thông tin mật từ hãng Cadence Design khi tuyển dụng Mitrsuru Igusa, nguyên là người của Cadance.
Viện thống kê Mỹ đã tính toán được là cứ 1000 công ty lại xảy ra 2,5 vụ án tính báo kinh tế và giá trị thiệt hại mỗi vụ lên đến nửa triệu USD. Con số này trên thực tế có thể lớn hơn nhiều, nhưng nhiều vụ đã bị cố ý ém nhẹm hoặc không được phát hiện ra. “Người bị hại” chủ yếu là các công ty trong lĩnh vực kỹ thuật cao. Viện thống kê Mỹ ước tính trung bình một công ty công nghệ thông tin sẽ bị 67 vụ theo dõi với thiệt hại hơn 10 triệu USD mỗi vụ.
… đến sự phát tán trên toàn cầu
Vào giữa năm 2005, mọi người chợt hiểu ra… tác hại của máy vi tính. Ngày nay không một công ty nào không sử dụng máy tính cho những hoạt động thường nhật của mình. Nhưng sự tiện lợi này có thể sẽ là “con dao hai lưỡi” khi có thông tin cho thấy thông qua các virus máy tính mà toàn bộ dữ liệu, hoạt động kinh doanh của công ty sẽ bị theo dõi và đánh cắp ở một nơi nào đó xa hàng ngàn cây số. Cảnh sát đã triệt phá ra một nhóm phá hoại chuyên sử dụng các virus tấn công vào hệ thống máy tính của các công ty lớn tại quốc gia này. Một loạt các virus đã được cài vào hệ điều hành trong máy tính rồi từ đó gửi đi những thông tin mật về hoạt động của công ty tới chủ nhân của nó.
Thủ phạm tạo ra loại virus Trojan này, theo điều tra ban đầu, là một công dân đang sống ở London, Anh. Anh này đã chế tạo ra virus rồi bán chúng cho những công ty cần đến. Cảnh sát ước tính có đến hàng trăm công ty tại và trên thế giới đã sử dụng loại virus này để theo dõi các đối thủ cạnh tranh của họ. Nhiều tên tuổi trong các lĩnh vực sản xuất điện thoại di động, truyền hình, sản xuất xe hơi đã nằm trong “danh sách đen” của cảnh sát. Tính đến nay đã có khoảng 20 người bị bắt, bao gồm nhiều giám đốc công ty, thám tử tư và cựu nhân viên an ninh . Cuộc điều tra sẽ còn được mở rộng và Interpol cũng đã được cảnh sát yêu cầu vào cuộc. Quả thật, trong bối cảnh cạnh tranh trên thương trường ngày một khốc liệt thì bất cứ biện pháp nào có thể vượt qua đối thủ cạnh tranh đều được áp dụng.
Một tập đoàn hoá chất của Nhật Bản từng nghiên cứu thành công loại thuốc nổ dùng trong công trình xây dựng, đã tiến hành thử nghiệm tại một công trường ven biển và có nhiều đơn đặt hàng để mua sản phẩm đó. Trong lúc việc kinh doanh của tập đoàn này đang phát đạt thì một phân xưởng của Anh đặt tại Hàn Quốc tung ra thị trường một loại sản phẩm tương tự. Phía Nhật qua nhiều lần điều tra mới biết rằng đó là một công ty thuộc tập đoàn hoá học Acoster, Anh. Acoster đã gài một loạt các nhân viên vào tập đoàn của Nhật để tìm hiểu công thức chế tạo sản phẩm mới.
Và cả tuyệt chiêu “ve sầu lột xác”
Các cửa hàng của tập đoàn Branche, Anh- nổi tiếng về mặt hàng dệt kim và sản phẩm của họ bán rất chạy ở hầu hết các thị trường mà nó có mặt trong những năm 1990- nằm bên cạnh một dãy phố náo nhiệt. Cứ mỗi buổi trưa, nhân viên lại kéo nhau đến một quán đối diện để ăn trưa. Mặc dù giá cả ở đây khá đắt nhưng hôm nào cũng đông khách, bởi lẽ đó là quán ăn duy nhất ở phố này. Ít lâu sau, một quán ăn mới được khai trương gần đó với tất cả nhân viên phục vụ đều là người Nhật. Quán ăn mở ra đã thu hút sự chú ý đặc biệt của mọi người: Giá cả không những rẻ hơn quán ăn của người Anh mà hương vị lại thơm ngon hấp dẫn, thái độ phục vụ hết sức niềm nở, chu đáo. Lâu dần, quan hệ giữa chủ quán và thực khách trở nên mật thiết.
Một thời gian sau, quán Nhật này bỗng nhiên sa sút rồi đóng cửa với lý do giá bán quá thấp còn giá thành quá cao dẫn đến thua lỗ. Ông chủ và những người hầu bàn của quán ăn Nhật đã tung tin là “không có tiền về nước” và thông qua những thực khách thường xuyên lưu tới, một số kỹ sư và nhân viên cao cấp của Branche nhờ họ nói giúp để xin việc làm ở trong hãng nhằm kiếm chút tiền về nước.
Do thường ngày, số nhân viên cao cấp đó luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của những người hầu bàn Nhật Bản, nên họ đã tỏ ra hết sức thông cảm và không ngại tiến cử họ với chủ hãng dệt. Lúc đầu, Branche tỏ ra khá thận trọng, nhưng sau nhiều lần nhận được sự cam kết đảm bảo của số nhân viên cao cấp kia, ban giám đốc đã nhận lời nhưng với một điều kiện: Tất cả những người Nhật làm việc trong nhà máy đều không được phép vào phân xưởng sản xuất mà chỉ được làm lao động phổ thông như vận chuyển đường ống, bao bì, guồng sợi…mọi nguyên vật liệu vừa đưa đến cửa phân xưởng là đã có người Anh tiếp quản.
Sau một thời gian giám sát chặt chẽ, các nhân viên quản lý thấy những người Nhật đó làm việc hết mình, không thể hiện điều gì khả nghi, thêm vào đó là “tình cảm thân thiết” hàng ngày nên họ dần dần mất đi sự cảnh giác cần thiết. Và rồi, số người Nhật không những được tự do ra vào các phân xưởng, có người còn được bố trí vào làm trong các bộ phận kỹ thuật.
Chỉ có điều là tất cả nhân viên của Branche không ai có thể ngờ rằng toàn bộ số nhân viên trong quán ăn Nhật Bản nói trên đều là những chuyên gia dệt hàng đầu của đất nước mặt trời mọc. Họ vừa lặng lẽ làm việc, vừa ghi nhớ những sáng chế thiết bị kiểu mới cũng như cấu tạo và tác dụng của máy dệt tiên tiến do người Anh làm ra.
Mấy năm sau, họ từ biệt Branche lên đường về Nhật. Sau khi về nước, các nhân viên này đã có thể thiết kế được một dàn máy dệt thế hệ mới, giúp sản phẩm dệt của nhiều công ty Nhật Bản đã có sự phát triển vượt bậc, cạnh tranh mạnh mẽ với Branche.
Người ta tìm gì ở các nạn nhân?
Đầu tiên là danh sách khách hàng, vốn được coi như báu vật của các công ty, bởi vì nếu một công ty biết được tường tận về khách hàng của đối thủ cạnh tranh, thì coi như họ đã nắm phần thắng trong cuộc cạnh tranh. Tiếp theo là các dữ liệu tài chính, các dự án kinh doanh, chiến lược phát triển, kế hoạch M&A, thông tin mới… đều là những yếu tố được xem là “thỏi nam châm” cực mạnh “hút” các hoạt động tình báo công nghiệp ngày nay.
Hoạt động tình báo chính là một cuộc chiến âm thầm nhằm chiếm đoạt các bí quyết của nhau, có thể là các phát minh, sáng chế, các chi tiết máy móc, kế hoạch hợp nhất của các công ty khác, các công thức pha chế mỹ phẩm, dược phẩm, thậm chí cả những chuyện nhỏ như ăn cắp công thức pha cà phê...
Và người ta theo dõi nhau như thế nào?
Hiện nay, người ta không còn chú ý đến chiếc micro tý hon treo ở cà vạt hoặc gài vào tóc. Những máy phát được cài trong những con ruồi máy sẽ phát huy tác dụng lớn mà ít gây sự chú ý của những người đang họp trong các phòng kín. Còn các dụng cụ nghe lén được nguỵ trang trong nhiều đồ vật khác nhau cũng được sử dụng rất phổ biến. Chỉ tính riêng tập đoàn Merilen, Mỹ hàng năm đã sản xuất trên 300 loại sản phẩm nghe, nhìn trộm.
Người ta có thể dùng ống kính tele chụp được bất kỳ bản tài liệu viết tay hay đánh máy tính nào đó ở cách xa 100m. Các khẩu súng bắn đạn ghi âm có thể thu được tiếng động nhỏ ở khoảng cách rất xa. Hãng Poske, Đức, chuyên sản xuất và bán ra thị trường những ống nghe cực thính, tất nhiên không phải để dùng trong y học, mà để nghe trộm các cuộc nói chuyện xuyên qua tường cách đấy một phòng. Việc sử dụng các thiết bị vi điện tử trong gián điệp kinh tế ở thế kỷ 21 càng trở nên tinh vi. Trong thế kỷ 20 sự phá sản của hãng “Nagoia –Vinner” ở Nhật được mô tả như câu chuyện trinh thám thực sự. Khi đó, những người lãnh đạo Nagoia- Vinner giữ kín tình trạng tài chính của hãng và tiếp tục vay nợ ngân hàng. Các ngân hàng nghi ngờ và đã nhờ đến dịch vụ theo dõi. Ban đầu họ không tìm ra đầu mối gì, nhưng khi viên kế toán trưởng của hãng bỗng nhiên bị đau răng, bác sĩ nha khoa đã đặt vào chiếc răng giả của anh ta một máy phát tí hon có thể truyền đi tất cả các cuộc nói chuyện mà anh ta tham dự. Khi đã có đầy đủ bằng chứng, ngân hàng ngừng cho vay và hãng lập tức bị phá sản.
Có thể nói, vì mục đích vượt qua các đối thủ cạnh tranh và thu lợi nhuận lớn mà rất nhiều công ty không ngại sử dụng bất cứ sách lược gì kể cả gián điệp thông tin. Chính vì thế, ngày nay, vấn đề bảo mật thông tin đối với các công ty cần được đặt lên hàng đầu. Nếu không, rất có thể một ngày nào đó, những bí quyết kinh doanh, thông tin nhạy cảm của công ty bạn sẽ lại chính là thứ vũ khí lợi hại bị đối thủ cạnh tranh sử dụng để chống lại bạn.
kienthuckinhte.com (Theo bwportal)
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.kienthuckinhte.com/kinh-doanh/khoi-nghiep/1240-van-de-tinh-bao-kinh-te.html
Nâng cao hiệu quả với hình chóp tiếp thị
Bạn muốn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng này trong những năm tiếp theo và quyết định sẽ trích một phần lợi nhuận để đầu tư vào tiếp thị. Bạn lên một danh sách 1000 khách hàng hiện tại, quá khứ và tiềm năng làm mục tiêu hướng tới. Mọi người trong công ty hỏi bạn: "Chúng ta sẽ đầu tư như thế nào khoản lợi nhuận vất vả lắm mới kiếm được này"
Nếu câu hỏi này nghe có vẻ thân thiện, bạn sẽ không đơn độc. Công ty dịch vụ chuyên nghiệp bạn đang làm việc cuối cùng quyết định sẽ đầu tư tiền bạc vào hoạt động tiếp thị, và vấn đề lớn nhất bạn phải đối mặt đó là đầu tư vào đâu và đầu tư như thế nào.
Mặc dù biết rằng không phải tất cả các khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại đều có khả năng mua hàng như nhau, nhưng công ty của bạn vẫn đối xử giống nhau với tất cả các khách hàng trong những nỗ lực tiếp thị. Và kết quả là, ngân quỹ dành cho tiếp thị không đi được quá xa và không phát huy hiệu quả rõ nét.
Phần còn lại của tình huống: trong năm tiếp theo, lợi nhuận đến từ mọi nơi ngoại trừ tiếp thị, và một vài tháng sau đó, tốc độ tăng trưởng dần dần sụt giảm.
Tất cả các khách hàng tiềm năng đều không tiềm năng như nhau Vậy vấn đề là ở đâu? Chúng ta bắt đầu với diễn giải của Orwell: “Tất cả các khách hàng tiềm năng bề ngoài đều như nhau, nhưng một vài khách hàng hoàn toàn có tiềm năng hơn và có khả năng đem lại cho bạn khoản lợi nhuận nhiều hơn các khách hàng khác”. Xuất phát từ tiềm năng sinh lời khác nhau, bạn không nên đối xử tiếp thị với họ như nhau. Chúng ta đều muốn dành thời gian và công sức vào những nơi chúng ta có cơ hội thành công lớn nhất (không như công ty dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp ở trên).
Một công cụ rất đơn giản giúp bạn xác định nơi nào cần dành thời gian và công sức, đồng thời phải dành bao nhiêu là Hình chóp Tiếp thị. Tất cả các bạn với bất kỳ kiến thức tiếp thị nào đều có thể nhận ra rằng không có gì quá mới lạ với công cụ này. Các nhà tiếp thị chuyên nghiệp thường sử dụng công cụ này để xác định phương thức tiếp thị tới những khách hàng khác nhau thông qua các hành dộng khác nhau như phiếu giảm giá, khuyến mại, cuộc thi hay những khích lệ khác để chào mời các khách hàng tiếp tục mua sắm.
Do các khách hàng thường không thể quy về một định lượng sử dụng cụ thể hàng tháng, nhiều nhà tiếp thị đã rơi cái bẫy của việc quy tụ tất cả các khách hàng của họ vào một hạng mục khách hàng nhất định.
Xác định các mục tiêu A, B và C của bạn
Quay trở lại với trường hợp công ty dịch vụ tư vấn ở trên khi vừa mới trải qua một năm thành công. Họ nhận ra, họ có tổng cộng 1.000 các khách hàng, cả quá khứ, hiện tại và tiềm năng. Đúng ra, để bắt đầu giải ngân các đồng tiền tiếp thị, trước hết công ty nên phân chia các khách hàng mục tiêu thành 3 loại theo đúng hình chóp tam giác với ba phần từ đỉnh xuống: ưu tiên (A), bình thường (B) và thứ yếu (C).
Theo quy tắc, các khách hàng ưu tiên “A” nên chiếm khoảng 10% trong danh mục. Họ bao gồm:
- Các khách hàng hiện tại;
- Các khách hàng quá khứ gần đây;
- Những giới thiệu gần đây từ các khách hàng;
- Bất cứ khách hàng tiềm năng “nóng” nào mà bạn có được trong vòng một vài tháng qua từ các buổi seminar, diễn thuyết, tìm kiếm web, bài báo;...
Số lượng các khách hàng bình thường “B” nên chiếm khoảng 25% trong danh mục và bao gồm:
- Các khách hàng trong quá khứ lâu hơn một chút;
- Các lời giới thiệu trong quá khứ từ các khách hàng;
- Những đối tượng mục tiêu hàng đầu trong danh sách mong muốn của các khách hàng tương lai của bạn (có thể là những đối tượng đem lại thành công cho họ, ...);.
- Các khách hàng tiềm năng bạn biết tới trong khoảng 6 tháng trước đây hay lâu hơn nữa;
Cuối cùng, các khách hàng thứ yếu “C” sẽ chiếm phần còn lại của danh sách, bao gồm:
- Các đối tượng mục tiêu còn lại trong danh sách mong muốn của các khách hàng tương lai của bạn;
- Các chào mời, danh thiếp kinh doanh hay những địa chỉ liên lạc khác;
- Bất cứ ai trông có thể là một khách hàng tương lai của bạn, nhưng không phải là khách hàng tiềm năng sắp tới nhất. Một cách thức khác để phân loại các khách hàng mục tiêu của bạn đó là tự hỏi bản thân: “Nếu bạn chuẩn bị đứng trước một khách hàng, tỷ lệ % thành công để hoàn tất giao dịch mua sắm với người đó là bao nhiêu?”. Khi đặt câu hỏi này, có một quy tắc giúp bạn phân chia danh sách A, B, C: - A là khoảng 10% cơ hội thành công trở lên; - B là khoảng 4% đến 10% cơ hội thành công; - C là khoảng 1% đến 4% cơ hội thành công;
Giờ đây bạn đã hiểu rõ hơn về ai và ở đâu là các đối tượng mục tiêu của bạn, bạn đang có lợi thế lớn để xác định phương thức tiếp thị, phương thức phân chia các nỗ lực và tiền bạc dành cho tiếp thị.
Giao tiếp tới các khách hàng tiềm năng của bạn: Không tiềm năng như nhau = Những giao tiếp không tương xứng như nhau.
Nếu bạn chỉ định các khách hàng “A” có cơ hội thành công là 10% trở lên, các khách hàng B là từ 4% đến 10%, và khách hàng “C” là 1% đến 4%, thì mức độ giao tiếp dành cho khách hàng “A” nên cao gấp 10 lần khách hàng “C” và gấp 2,5 lần khách hàng “B”. Thêm vào đó, bạn cần tiếp xúc cá nhân 10 lần/năm tới khách hàng “A”, 4 lần/năm tới khách hàng “B” và 1 lần/năm tới khách hàng “C”. Về các hành động giao tiếp cụ thể, kế hoạch với các khách hàng “A” của bạn có thể như sau:
1. Gọi điện để sắp xếp một cuộc hẹn mới, một bữa ăn trưa hay bữa ăn sáng về điều gì đó thực sự giá trị với khách hàng.
2. Gửi đi bản tổng kết về cuộc gặp mặt này.
3. Gửi đi một vài bài báo hay một thông tin nào đó tới khách hàng theo đúng mối quan tâm của họ.
4. Gửi giấy mời tham gia một sự kiện mạng lưới đặc biệt nào đó, một buổi seminar hay webinar bạn tổ chức.
5. Gửi tới khách hàng một chú ý đặc biệt về một buổi diễn thuyết, nói chuyện nào đó mà có thể họ quan tâm (thậm chí tốt hơn nếu bạn là một trong số những người diễn thuyết).
6. Gọi điện nói với khách hàng về một điều gì đó bạn đọc được liên quan tới họ hay thu hút được sự quan tâm của họ. Hãy xem thử liệu bạn có thể mở rộng các nhu cầu của họ không.
7. Gửi đi một e-mail với một chủ đề hấp dẫn liên quan tới hoạt động kinh doanh và ngành nghề của họ.
8. Gửi đi một lá thư chào mời cuốn sách trắng mới mà công ty bạn mới xuất bản.
9. Gửi đi các thiệp chúc mừng với các nội dung cá nhân.
10. Gọi điện để xem các nhu cầu họ được giải quyết như thế nào (và để xem họ có nên tiếp tục là khách hàng “A” trong năm tiếp theo hay không). Những giao tiếp với khách hàng “B” của bạn có thể là các hành động thứ 1,2, 7 và 10 trong số 10 hành động trên. Và đối với các khách hàng “C” sẽ là hành động 4 hay 8 để đảm bảo bạn luôn ở trong tâm trí họ.
Cùng với thời gian định kỳ hàng năm, bạn sẽ đưa khách hàng này lên hay xuống trong Hình chóp Tiếp thị và ra khỏi hình chóp dựa trên mức thu nhập từ họ.
Kết quả Về dài hạn (giả sử với 1.000 khách hàng ở trong ví dụ ban đầu cùng với những giá định về việc giao tiếp khách hàng), bạn sẽ mong đợi có được 10 khách hàng mới từ danh sách A, 10 khách hàng từ danh sách B và 7 khách hàng từ danh sách C. Nếu tất cả các khách hàng tiềm năng của bạn đều không tiềm năng như nhau, hãy đối xử với họ tương xứng. Bạn sẽ có được sự tăng trưởng ổn định và ngày một mạnh mẽ hơn, đồng thời là khoản lợi nhuận cao hơn từ những nỗ lực tiếp thị của bạn.
kienthuckinhte.com (Theo bwportal)
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.kienthuckinhte.com/marketing/can-ban/1239-nang-cao-hieu-qua-voi-hinh-chop-tiep-thi.html
Tương lai và triển vọng nào cho E-business?
Xem đầy đủ bài viết tại http://blog.vsoftgroup.com/?p=1503
Tiệp bán quảng cáo trên Banner nhân dịp AIPA…
Xem đầy đủ bài viết tại http://vietiep.wordpress.com/2010/09/02/ti%e1%bb%87p-ban-qu%e1%ba%a3ng-cao-tren-banner-nhan-d%e1%bb%8bp-aipa/
TYM’S PICK OF THE WEEK #29: MARKETING DU LỊCH
Ngày lễ gần sát cuối tuần, chắc ai cũng có dự định đi du lịch nghỉ ngơi vài ngày. Pick tuần này của TYM cũng mang hơi hướm nghỉ lễ một tý, đó là: “Marketing du lịch”. TYM không đi sâu vào chuyên môn mà chủ yếu là chia sẻ với các bạn về tình hình nền du lịch của nước mình thôi. Thực tế mà nói, ai cũng biết Việt Nam được nhiều lợi thế tài nguyên và cảnh đẹp, nhưng còn thiếu nhiều yếu tố tác động khác của chính các cơ quan du lịch nói chung và cả của người Việt Nam nói riêng. Hy vọng chúng ta, các Marketers cũng như các bạn trẻ Việt Nam sẽ cùng nhau làm điều gì đó dù nhỏ để cải thiện nền du lịch nước nhà nhé!
1.Bạn biết gì về Marketing du lịch?
2. Marketing trong du lịch cũng là marketing dịch vụ, và có một điểm chung là phải “biến cái vô hình thành sản phẩm hữu hình”. Những “công cụ quảng cáo” sau là trợ thủ đắc lực trong các chiến lược marketing du lịch nè.
3. Cùng khám phá các nguyên tắc “thắng trận” trong marketing du lịch của Tổng giám đốc Marketing của Celadon International, Tony Lê Đình Tuấn nhé!
4. TYM rất thích các TVC quảng bá du lịch của các nước Asia trên kênh Star World – dành hẳn cả một mục cho Asia Travel. Nhưng không hiếu sao Việt Nam lại không quảng cáo ở đó mà lại là kênh CNN – 1 kênh mà người Việt Nam muốn coi được phải trả thêm tiền (vậy các nước Asia khác thì sao?). Thực tế, các nhà kinh doanh du lịch cũng cho rằng đó là chiến lược quảng bá “xa xỉ” nhưng vì sao lại kém hiệu quả?
5. Nói một tí về tình hình du lịch ở Việt Nam. Kết quả “đau lòng” là hơn 70% khách nước ngoài đến Việt Nam – 1 đi không trở lại có chính xác không? Nguyên nhân nào? Quảng bá du lịch Việt Nam tuy đã được quan tâm nhưng chưa có hiệu quả. Tuy nhiên, đó chắc chắn không phải là nguyên nhân chủ yếu. TS Lê Trọng Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng Cục Du lịch) đã “mổ xẻ” khách quan vấn đề này.
6. Pick này sẽ gửi đến các bạn thông tin về một chương trình đặc biệt “Impressive Vietnam Grand Sales 2010” - ”cũ người – mới ta” – trong chiến lược quảng bá Du lịch Việt Nam. Chúng ta cùng tham gia ủng hộ và quảng bá tiếp cho Du lịch nước mình nhé!
7. Trong kinh doanh du lịch, quảng cáo không giữ vai quyết định, mà đó chỉ là yếu tố “cần” sau cùng của chiến lược. Để chiến lược quảng bá du lịch thật sự hiệu quả, thì nền du lịch Việt Nam cần phải cải thiện như thế nào? Có lẽ là cả một cuộc Cách mạng. (Các bạn quan tâm thì đọc thêm article “Du lịch chim cánh cụt” trên Thanhnien.net nhé)
8. Cuối cùng mời các bạn xem lại các TVC quảng cáo du lịch của Việt Nam cũng như của các nước bạn láng giềng nhé! (Không dám so sánh và bình luận nhưng thích cả series TVC của Malaysia – Truly Asia)
http://www.youtube.com/watch?v=PVjVgfLliRk&feature=related (Vietnam – The hidden Charm)
http://www.youtube.com/watch?v=UZUSfpkLmGc&feature=related (Malaysia – Truly Asia)
http://www.youtube.com/watch?v=bw5fXjRrWMc&feature=related (Your Singapore)
http://www.youtube.com/watch?v=ZaR9AoBZyR4&feature=related (Amazing Thailand)
Bài viết có nội dung tương tự
- TYM’S PICK OF THE WEEK #28: MARKETING DỊCH VỤ
- TYM’S PICK OF THE WEEK #26: GREEN MARKETING
- TYM’S PICK OF THE WEEK #22
- PICK OF THE WEEK #20
- TYM’S PICK OF THE WEEK #27: HỌC MARKETING Ở ĐÂU?
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.toiyeumarketing.com/pick/tym-pick-of-the-week-29-marketing-du-l%e1%bb%8bch/
Thứ Tư, 1 tháng 9, 2010
Hội nhập và câu chuyện văn hóa tặng quà
Một phần quan trọng trong kiến thức kinh doanh đa văn hóa - đó là các quy ước, tục lệ tặng quà khác biệt trên thế giới. Việc hiểu rõ văn hóa tặng quà và các quy ước có liên quan có thể giúp các doanh nhân nước ngoài xây dựng thành công những mối quan hệ tốt đẹp hơn với các đối tác kinh doanh, đồng nghiệp hay khách hàng địa phương.
Sự thiếu hiểu biết về các văn hoá kinh doanh tại các thị trường khác nhau có thể dẫn tới những hiểu nhầm hay gây mất lòng đối tác kinh doanh. Những bước tiến vững chắc ra thị trường toàn cầu sẽ không thể thiếu kiến thức về các tập quán, nghi thức kinh doanh ở từng nền văn hoá cụ thể.
Các quy ước, tục lệ tặng quà đa văn hóa thường liên quan tới những yếu tố chính sau:
- Ai là người nhận quà tặng? Đó là cá nhân, nhóm người hay tổ chức? Địa vị, trạng thái của người nhận quà là gì?
- Loại quà nào có thể chấp nhận, loại quà nào không thể chấp nhận?
- Những nghi thức, quy tắc nào có liên quan tới việc trao quà và nhận quà?
- Có nên đền đáp lại món quà?
Tại nhiều quốc gia ở Bắc Mỹ hay vương quốc Anh, việc tặng quà là khá hiếm gặp trong thế giới kinh doanh. Trên thực tế, nó có thể dẫn tới sự hiểu nhầm việc tặng quà như một hành động hối lộ. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia khác, việc tặng quà và các nghi thức của nó giữ một vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh doanh.
Để nêu bật một vài khía cạnh khác biệt của các văn hoá tặng quà trong kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét các ví dụ cụ thể.
Tục lệ tặng quà tại Trung Quốc
- Đây là một hành động thông thường và mang tính xã giao trong các ngày kỷ niệm, cảm ơn vì đã giúp đỡ hay thậm chí nhờ cậy giúp đỡ trong tương lai.
- Tuy nhiên, không thể tặng quà nếu không có lý do hợp lý hay không có người chứng kiến.
- Khi một doanh nhân Trung Quốc muốn mua một món quà, sẽ rất bình thường với việc họ sẽ trực tiếp hỏi người nhận quà thích gì.
- Quà tặng kinh doanh luôn được đền đáp ngược lại. Không thực hiện điều đó có thể là một hành động tồi.
- Khi tặng quà, tuyệt đối đừng đưa tiền mặt.
- Đừng quá căn cơ với lựa chọn quà tặng của bạn bởi nếu vậy bạn sẽ được xem như một ‘iron rooster’ (gà trống sắt) – ý muốn nói việc có được một món quà từ bạn cũng như việc nhổ một chiếc lông từ con gà trống sắt.
- Tuỳ thuộc vào loại quà, hãy tránh việc tặng đơn lẻ một cái gì đó. Người Trung Quốc rất coi trọng sự cân bằng và hài hoà, vì vậy hãy tặng một đôi.
Tục lệ tặng quà tại Nhật Bản
- Việc tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật Bản.
- Hãy mang theo nhiều món quà khác nhau trong chuyến đi của bạn để nếu bạn được ai tặng quà, bạn sẽ có cái để đền đáp lại.
- Văn hoá kinh doanh của người Nhật Bản nhấn mạnh vào hành động của việc tặng quà chứ không phải bản thân món quà.
- Những món quà đắt tiền là điều bình thường.
- Thời điểm tốt nhất để tặng quà đó là cuối buổi gặp gỡ.
- Món quà cho một cá nhân nên được trao tặng một cách riêng tư.
- Nếu bạn trao quà cho một nhóm người, thời điểm tốt nhất là khi có mặt tất cả mọi người.
- Nghi thức chính xác nhất đó là trao tặng hay đón nhận một món quà bằng cả hai tay.
- Trước khi chấp nhận một món quà, bạn nên lịch sự từ chối một hoặc hai lần.
- Con số bốn hay số chín thường được xem là không may mắn. Việc tặng món quà đi theo cặp là hoàn toàn có thể.
Tục lệ tặng quà tại Ả Rập Xê Út
- Việc tặng quà chỉ nên được thực hiện với những người thân thiết nhất và mang ý nghĩa tình cảm sâu sắc.
- Món quà nên có chất lượng tốt nhất.
- Đừng bao giờ mua vàng hay lụa như một món quà cho đàn ông.
- Bạc có thể được chấp nhận.
- Luôn trao hay nhận quà với tay phải.
- Người Ả Rập Xê Út rất thích các loại nước hoa, dầu thơm cho quần áo. Phổ biến nhất là sản phẩm ‘oud’ có thể có giá đến 1000 bảng Anh/ounce.
- Việc mở gói quà khi nhận quà là không thích hợp.
Trung Quốc, Nhật Bản và Ả Rập Xê Út chỉ là một vài trong số rất nhiều văn hoá tặng quà kinh doanh khác nhau. Thích hợp nhất, bạn nên tìm hiểu chắc chắn về các nghi thức tặng quà cụ thể tại bất cứ quốc gia nào bạn có kế hoạch kinh doanh. Có như vậy, bạn sẽ giảm thiểu các hành vi gây hiểu nhầm hay mất lòng, đồng thời mở rộng cánh cửa dẫn tới thành công.
kienthuckinhte.com (Theo bwportal )
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.kienthuckinhte.com/doanh-nhan/thuong-truong/1238-hoi-nhap-va-cau-chuyen-van-hoa-tang-qua.html
Quản trị nhu cầu khách hàng sao cho logic?
Trong cuộc chiến căng thẳng này thì những công ty đạt được thành công là công ty biết cách quản lý được nhu cầu. Điều này đòi hỏi phải một tính lô-gic nhất định trong việc tổ chức bán hàng, mà dựa vào đó để xây dựng một hệ thống thống nhất cho bộ phận sản xuất, phân phối, tiếp thị và cung ứng. Nhìn chung, phương pháp tiếp cận hệ thống là hết sức cần thiết!
Sản phẩm trước hết!
Mỗi một nhà sản xuất đều mong muốn bán càng nhiều sản phẩm với giá càng cao càng tốt. Nhưng điều này chỉ có thể trở nên hiện thực khi nhà sản xuất là đơn vị dẫn đầu thị trường. Vì sao? Để giữ được vị thế quán quân trong lĩnh vực của mình, bạn cần phải lựa chọn logic kinh doanh – và điều này có thể hướng đến việc quản lý hoặc là hàng hóa, hoặc là nhu cầu khách hàng.
Nhiều doanh nhân đi theo nguyên tắc này: "Tôi sẽ bắt đầu từ việc tạo ra sản phẩm, sau đó sẽ xem xét cách bán nó như thế nào". Trong phương pháp tiếp cận này, việc quản trị hàng hóa được coi trọng.
Trong giai đoạn đầu, việc sản xuất sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp nhất và xây dựng các mối quan hệ với các nhà cung cấp là mục tiêu chính. Tiếp theo là bộ phận bán hàng chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm được hình thành. Khi bộ phận này đối mặt với việc không hoàn thành kế hoạch đề ra, nhà sản xuất thành lập một bộ phận tiếp thị để giúp bộ phận bán hàng tiêu thụ hàng hóa tại cửa hàng, và từ đó - đến người tiêu dùng cuối cùng. Đội ngũ nhân viên của bộ phận tiếp thị phải phát triển một hệ thống thực sự tạo ra động cơ làm viêc cho nhân viên bán hàng, thường xuyên đưa ra những phương cách để khuyến khích những người bán hàng và người tiêu dùng cuối cùng có được sản phẩm "mong muốn".
Mô hình tiêu thụ sản phẩm của công ty sản xuất mà tiến hành việc kinh doanh theo nguyên tắc "Tôi sẽ bắt đầu từ việc sản xuất sản phẩm?", được trình bày theo sơ đồ trong hình 2.
Trước hết, vấn đề được giải quyết là cái gì và số lượng bao nhiêu công ty có thể thực hiện được, sau đó lập kế hoạch bán hàng cho bộ phận kinh doanh. Nhà sản xuất coi việc chuyển lượng hàng hóa tối đa về kho của bộ phận bán hàng là nhiệm vụ chính của mình. Còn số phận sau này của sản phẩm - là nhiệm vụ của bộ phận bán hàng.
Với sơ đồ này thì sự thành công của việc tiêu thụ sản phẩm được xác định, tất nhiên là bằng kỹ năng bán hàng. Nhà quản lý bộ phận giới thiệu sản phẩm cho các nhà phân phối và “xử lý” các khiếu nại của họ. Đến lượt mình nhà phân phối trưng bày hàng hóa tại các cửa hàng bán lẻ và cố gắng thuyết phục nhân viên bán hàng và nhà cung cấp ủng hộ mình. Tại mỗi một mắt xích trong hệ thống chỉ có một mục tiêu: bán sản phẩm hiện có với khối lượng ấn định.
Còn người sử dụng cuối cùng có logic riêng của mình: anh ta chỉ mua những gì anh ta cần với số lượng vừa đủ. Và nếu một công ty muốn bán nhiều sản phẩm đến mức có thể với giá cao và hiệu quả nhất, nó phải được xây dựng lại theo logic của người mua và phải nghĩ làm thế nào để định vị điều đó vào tâm trí họ. Cần thiết không chỉ quản lý sản phẩm mà còn là quản lý nhu cầu khách hàng! Và đặt lên vị trí thứ nhất không phải là sản phẩm với các đặc điểm của chúng, mà là động cơ (nhu cầu) của khách hàng.
Đã có ý tưởng ngay từ đầu?
Khi sở hữu sản phẩm này hoặc khác, chúng ta mua không phải là các đặc tính của chúng, mà là để thỏa mãn một số mục tiêu xác định: "để có được niềm vui," "tăng cường sức khỏe", "để thể hiện cái tôi của mình", v.v. Ví dụ, tại sao người ta mua đồ uống Coca-Cola? Điều đó xuất phát là do nó có chứa acid orthophosphoric và caffeine? Chắc chắn là không phải. Có lẽ vì chất lượng của nó? (Nhưng đó là phạm trù chất lượng ?). Hay có thể, người ta mua Coca-Cola với các lý do khác? Chẳng hạn, vì rằng điều này làm cho tươi tỉnh, sảng khoái, ăn uống ngon miệng hơn, v.v.
Trong phương pháp tiếp cận này ý tưởng đặt vào sản phẩm được coi trọng.
Logic tiến hành kinh doanh ở đây là hoàn toàn khác biệt: "Đầu tiên, chúng ta xác định cái gì có thể bán được, và sau đó sẽ xác định cách thực hiện điều đó như thế nào". Trong trường hợp này, tất cả các đơn vị hướng tới việc quản lý các nhu cầu của người tiêu dùng. Công tác tiếp thị nghiên cứu nhu cầu, Công tác cung ứng - phân phối hàng hóa, công tác sản xuất – chế tạo sản phẩm cần thiết cho người tiêu dùng với số lượng vừa đủ. Trong phương pháp tiếp cận này, công tác tiếp thị là hướng hoạt động ưu tiên của công ty. Sứ mệnh của nó - bán càng nhiều sản phẩm cho càng nhiều khách hàng sao cho càng thường xuyên hơn và kiếm cho được nhiều tiền bằng cách khai thác ý tưởng kinh doanh đã đưa ra.
Tuy nhiên, chỉ vấn đề “Đầu tiên, chúng ta xác định rằng cái gì có thể được bán” để đạt được thành công thì chưa đủ: nó chỉ giúp công ty trở nên nổi tiếng. Việc khai thác hiệu quả tối đa ý tưởng đặt vào sản phẩm, dựa trên các hành động thống nhất của các bộ phận tiếp thị, phân phối và sản xuất.
Nhiều công ty đặt ý tưởng lên vị trí đầu tiên ngày nay đã không còn đất sống. Điều đó không chỉ do sự không hợp thời của ý tưởng, mà còn do sự xác định không đúng logic tiến hành kinh doanh. Xác định ý tưởng, tiến hành sản xuất, quảng cáo, thiết lập kế hoạch cho các bộ phận bán hàng, và sau đó tất cả đều là một: "Hãy bán những gì mà chúng tôi có, với số lượng chúng tôi xác định."
Tình huống nào được đặt ra trong các doanh nghiệp này? Bộ phận kinh doanh bị dập tơi tả, trong cửa hàng bán lẻ, nhân viên bộ phận tiếp thị làm việc cật lực để tìm ra những các phương thức mới, còn sản xuất thì chạy hết công suất và phẫn nộ khi ứ đọng sản phẩm trong kho của mình. Ở đâu là logic? Đơn giản là nó không thể có khi có sự thiếu thống nhất hành động của các đơn vị tiếp thị, sản xuất và phân phối.
Hầu hết các công ty hiện hành cố gắng để quản lý khối lượng bán hàng thông qua một chính sách xâm nhập cho các nhân viên bộ phận bán hàng, những người có nhiệm vụ - "đẩy" hàng hóa nhiều nhất về kho cửa hàng bán lẻ. Nếu tại công đoạn nào đó xuất hiện “nút chai”, thì nhân viên bộ phận tiếp thị sẽ được huy động.
Sơ đồ nhận được cuối cùng (Hình 4) thể hiện xuất phát từ quan điểm có khả năng làm dấy lên sự xung đột giữa các bộ phận: mỗi bên tham gia trong dây chuyền chỉ thấy công đoạn của mình và chỉ nghĩ về việc làm thế nào để các sản phẩm đi qua bộ phận của mình nhiều hơn trong thời gian ít hơn.
Kết quả là bộ phận bán hàng không hài lòng với công việc của bộ phận tiếp thị: sản phẩm bị tồn lại trong các cửa hàng, không còn ai mong muốn mua nữa. Bộ phận tiếp thị không hài lòng với bộ phận bán hàng: Không có sản phẩm để bán trong cửa hàng. Người sản xuất không hài lòng với cả hai: bán được ít hơn so với số lượng được sản xuất. Và để khắc phục tình trạng này, mỗi bên tham gia quá trình sẽ đưa ra biện pháp trong công đoạn của mình. Những rắc rối ngày càng tăng.
Làm thế nào để thực hiện sự thay đồi có tính hệ thống trong dây chuyền này? Bắt đầu từ đâu?
Phương pháp tiếp cận mang tính hệ thống
Để đạt được sự ổn định của việc cung cấp hàng hóa đến đến người tiêu dùng cuối cùng, đầu tiên là tiến hành cào bằng “sự lưu thông ” cho tất cả bộ phận, và sau đó học cách quản lý sự tăng dần lên theo các giai đoạn phát triển của nó.
Nếu logic kinh doanh được hình thành bằng cụm từ "Tôi sẽ bắt đầu từ việc tạo ra sản phẩm, sau đó sẽ xem xét cách bán nó như thế nào”, quá trình tối ưu hóa bắt đầu từ sự thay đổi tại khâu sản xuất. Nếu như nguyên tắc cơ bản về thiết lập kinh doanh là "Đầu tiên, chúng ta xác định cái gì có thể bán được, và sau đó sẽ xác định làm điều đó như thế nào", lấp đầy và mở rộng dòng hàng hóa được thực hiện hướng về người tiêu dùng. Như đã đề cập ở trên, cách tiếp cận đầu tiên đi vào bế tắc. Để đánh giá các tiếp cận thứ hai, chúng ta sẽ phân tích khái niệm doanh số bán hàng.
Có nhiều loại khác nhau như là như doanh số lặp lại, doanh số bổ sung, doanh số thay đổi và doanh số xung động.
Doanh số bán hàng lặp lại – đó là kết quả của vị trí sản phẩm của bạn (ý tưởng) trong tâm trí của người tiêu dùng. Đây là những lý do tại sao một khách hàng sẽ chỉ mua sản phẩm của bạn theo số lượng anh ta tự quyết định.
Doanh số bán hàng bổ sung - đó là kết quả của vị trí sản phẩm cạnh tranh (ý tưởng), hoặc thậm chí là sản phẩm của một ngành công nghiệp khác trong tâm trí của người tiêu dùng. Đây là những lý do tại sao một khách hàng sẽ chỉ mua một sản phẩm cạnh tranh hoặc sản phẩm từ ngành công nghiệp khác.
Doanh số bán hàng biến đổi - đó là kết quả của tình trạng hỗn độn trong tâm trí của người tiêu dùng, sao cũng được, mua mua hàng hóa loại nào cũng được. Sự hỗn độn liên quan việc là tất cả các nhà sản xuất tranh nhau quảng cáo về chất lượng cao của sản phẩm mình, khi không chứng tỏ được các dấu hiệu phân biệt giữa chúng. Và nếu như người mua không thấy được sự khác biệt, thì giá cả hàng hóa trở thành tiêu chí chủ yếu để lựa chọn.
Doanh số bán hàng xung động – đó là kết quả của sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài (mùa vụ, thời tiết, ngày lễ, v.v.)
Khi đánh giá các khác biệt này, chúng ta có thể đưa ra công thức cho công tác quản lý chiến lược: Doanh số bán hàng = Lặp lại + Bổ sung + Biến đổi + Xung động.
Nghĩa là, để gia tăng một cách ổn định doanh số bán hàng, cần phải duy trì doanh số lặp lại và chuyển doanh số bổ sung, thay đổi và xung động sang doanh số lặp lại (Hình 5).
Việc quản lý doanh số bán hàng giống như là đi câu cá. Có thể tóm được và giữ được, cũng có thể câu được và bị sổng. Ở đây cũng vậy: củng cố được trong tâm trí của người tiêu dùng – là đã đạt được doanh số bán hàng cần thiết, không kiểm soát được tâm trí của họ - là mất hết. Công thức cho sự thành công trong tình trạng này là: tóm lấy và đừng làm rơi!
Nếu như sự lưu thông của tất cả công đoạn bằng nhau hoặc sự lưu thông công đoạn "Nhà sản xuất - phân phối (xem Hình. 4) nhiều hơn so với các bộ phận khác, cần bắt đầu công việc tăng doanh số bán hàng từ công đoạn “cửa hàng bán lẻ - người tiêu dùng". Để làm được như vậy luôn chứng tỏ với khách hàng những lý do mới để mua sản phẩm của bạn.
Tiếp theo là việc tự động điều chỉnh sự lưu thông công đoạn "phân phối – cửa hàng bán lẻ". Để làm được điều này, hãy theo dõi công tác bán hàng trong cửa hàng và quầy bán hàng. Hãy lưu ý là bộ phận phân phối không còn cần phải “lo” về sản phẩm, nhiệm vụ hiện nay là - theo dõi doanh số bán hàng trong từng cửa hàng. Như vậy là quên nguyên tắc "Bán những gì chúng tôi muốn, với số lượng chúng tôi đặt hàng": điều này không mang lại kết quả mong muốn. Đến đây, có một quy định khác: "Hãy đưa ra cái mà khách hàng cần, với số lượng và ở nơi họ muốn”. Ở đây một cấu trúc tiêu thụ mới được thiết lập (Hình 6).
Mô hình này hướng sự chú ý của lãnh đạo công ty vào kho (kệ) của cửa hàng. Nhà sản xuất theo dõi cái gì và số lượng là bao nhiêu được bán ra trong một khoảng thời gian xác định. Mục tiêu của bộ phận bán hàng nghiên cứu về quản lý dự trữ là việc cung ứng số lượng yêu cầu của một mặt hàng nào đó cho cửa hàng bán lẻ. Trong sơ đồ tiêu thụ này bộ phận kinh doanh trở thành một trung tâm lô - gíc, nó phân phối điều chỉnh dòng hàng hoá giữa nhà sản xuất và các cửa hàng bán lẻ.
Bước tiếp theo là sự lưu thông trong công đoạn "sản xuất - phân phối". Sản phẩm được sản xuất và chuyển đến các kho hàng của nhà phân phối theo số lượng yêu cầu.
Nhà sản xuất có khả năng tăng sản lượng sản xuất. Điều này là cần thiết, nếu nảy sinh nhu cầu do sự tăng lên của lưu thông hàng hóa trong công đoạn "cửa hàng bán lẻ - người tiêu dùng cuối cùng": bạn không cho phép sản phẩm bị giữ lại trong công đoạn "sản xuất - phân phối."
Một nhánh trong chuỗi
Như vậy, tiếp cận hệ thống cho phép bạn quản lý doanh số bán hàng. Cần phải coi trọng thiết lập logic kinh doanh. Nó xác định chiến lược công việc cho từng bộ phận. Nếu như được hướng dẫn bởi nguyên tắc "Đầu tiên, chúng ta xác định cái gì có thể bán được, và sau đó sẽ xác định cách thực hiện điều đó như thế nào", thì các nhiệm vụ chính của mỗi bộ phận sẽ là:
• Bộ phận tiếp thị - bán hàng, đồng thời mở rộng công đoạn “cửa hàng bán lẻ - người tiêu dùng cuối cùng";
• Bộ phận phân phối - theo dõi doanh số bán hàng, vừa điều chỉnh công đoạn "phân phối - cửa hàng bán lẻ" với công đoạn “cửa hàng bán lẻ - người tiêu dùng cuối cùng";
• Bộ phận sản xuất – sản xuất hàng hóa với số lượng người tiêu dùng yêu cầu tại thời điểm.
Bạn có chia doanh số bán hàng ra các dạng khác nhau hay không? Điều đầu tiên cần làm - kiểm soát doanh số bán hàng lặp lại và doanh số bán hàng xung động. Đây là nhiệm vụ của bộ phận phân phối. Nó được giải quyết bằng cách xác định đơn hàng tối ưu cho cửa hàng bán lẻ. Và nếu như điều kiện này được đáp ứng, người mua sẽ thường xuyên được tiếp xúc với sản phẩm của bạn.
Công tác giám sát bán hàng tại công đoạn “cửa hàng bán lẻ - người tiêu dùng cuối cùng" cũng rất quan trọng (xem H. 4): bằng cách này bạn có thể xác định, người tiêu dùng sẵn sàng mua ngay với số lượng bao nhiêu sản phẩm, tức là, xác định doanh số bán hàng lặp lại. Để tăng nó, nên tập trung nỗ lực vào việc chiếm được tâm trí của người tiêu dùng.
Để thực hiện được điều này có nhiều chiến lược tiếp thị:
1. Chuyển sự chú ý của người tiêu dùng từ sản phẩm cạnh tranh sang sản phẩm của chúng ta. Kết quả dự kiến: chuyển dịch doanh số bổ sung sang doanh số lặp lại.
2. Phát triển phân đoạn của mình, đồng thời chuyển sự chú ý của người tiêu dùng từ ngành công nghiệp này sang ngành khác. Kết quả dự kiến: chuyển dịch doanh số bổ sung sang doanh số lặp lại.
3. Bằng việc đầu tiên là làm cho sản phẩm có thương hiệu, đặt một "dấu ấn" trong tâm trí của người tiêu dùng. Kết quả dự kiến: chuyển dịch doanh số biến đổi sang doanh số lặp lại.
4. Tiếp tục giải thích cho người sử dụng thường xuyên, lý do tại sao chỉ mua chính sản phẩm của bạn. Kết quả dự kiến: tăng hoặc duy trì doanh số bán hàng lặp lại, ngăn chặn nỗ lực của đối thủ cạnh tranh "dám hoạt động trong khu vực của bạn”.
Các công ty đầu đàn tương lai - là công ty mà biết thiết lập lĩnh vực hoạt động của mình xuất phát từ nhu cầu của khách hàng. Nghĩa là, cần tạo ra một hệ thống quản lý tập trung vào các nhu cầu của người tiêu dùng, và đặt mục tiêu rõ ràng cho mỗi một bộ phận chức năng (Hình 7).
Tương lai - thuộc về các công ty có thương hiệu cho sản phẩm của mình. Còn không có cách tiếp cận hệ thống bán hàng, hàng hóa sẽ luôn luôn vẫn chỉ là hàng hóa.
Trong khung cảnh cạnh tranh khốc liệt cần xác định trước các chức năng của phân phối và tiếp thị, cũng như nguyên tắc tương tác của chúng với bộ phận sản xuất.
kienthuckinhte.com (Theo bwportal )
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.kienthuckinhte.com/ban-hang/ky-nang/1237-quan-tri-nhu-cau-khach-hang-sao-cho-logic.html
Giá trị của sự nhanh trí
- Alô, tôi là người tiêu dùng. Tôi đang có trong tay một chai nước giải [...]
Xem đầy đủ bài viết tại http://blog.vsoftgroup.com/?p=1501
Bài đăng phổ biến
-
TTO – Sáng 24-2, Trường CĐ Đông Á (Đà Nẵng) chính thức triển khai dịch vụ SMS học tập và triển khai hệ thống mail phục vụ sinh viên toàn trư...
-
Đèn LED , viết tắt của từ Light Emitting Diode (điốt phát quang), vẫn còn là một khái niệm chưa quen lắm đối với rất nhiều người trong chún...
-
1. Có một hàng bánh mì nhỏ nhỏ, trước một con hẻm hẹp hẹp. Đi ngang thấy ghi “Bánh mì nóng như Trương Phi”. 2. Một gánh hàng khác, tựa vào m...
-
Cách chứng minh tôi là con mèo Nhiều người được một trận cười nghiêng ngả, nhiều người khác lắc đầu chán nản khi nghe lời phát biểu của mộ...
-
Hiện có 500 triệu người trên toàn thế giới đang sử dụng Facebook, tăng gấp đôi so với năm 2009. Đây có thể được xem là cột mốc đánh dấu kỷ ...
-
Với độ “hot” của Marketing trong nền kinh tế hiện nay, là dân ‘pro’ hay ‘lính mới’ hoặc dân ‘ngoại đạo’ cũng dễ dàng tìm được cho mình 1 kh...
-
money.cnn.com Khủng hoảng kinh tế luôn là điều ám ảnh đối với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong những giai đoạn khó khăn như vậy vẫn ...
-
1. Khái niệm và bản chất của chiêu thị 1.1 Chiêu thị : có nghĩa rộng hơn bán hàng, đó là các biện pháp nhằm đẩy mạnh và xúc tiến : - Là...
-
Ai trong chúng ta cũng từng gặp nhiều khó khăn, thách thức trong sự nghiệp. Vấn đề quan trọng là bản thân chúng ta đối mặt với những thách ...
-
^-^koolchick^-^ Lâu nay “sức mạnh mềm”, một khái niệm trong chính trị học và quan hệ quốc tế, được định nghĩa là khả năng ảnh hưởng tới thực...