Thứ Năm, 29 tháng 4, 2010

Hướng dẫn book vé AirAsia bằng thẻ ATM nội địa

Nếu các bạn muốn đi du lịch bụi nước ngoài thì việc đầu tiên là phải chọn được hãng hàng không giá rẻ. Như mình thì chọn AirAsia, vé của nó chỉ bằng 1/5 của Vietnam Airlines. Cung cách phục vụ tốt, hướng dẫn lại dễ hiểu.
Các bạn nên vào thằng website Airasia.com của nó để book vé chứ tới đại lý là sẽ phải mất thêm "phí dịch vụ" (có khi lên tới 100$). Ngay cả vé Jetstar hay Vietnam Airlines mình cũng khuyên các bạn nên tự lên trang chủ của hãng để book vé để khỏi mất tiền oan.
Cách book vé trên trang web của airasia
Đầu tiên bạn nên tới ngân hàng mà bạn có thẻ ATM để đăng kí dịch vụ Internet banking/SMS banking. Cái này làm rất nhanh, ko mất phí gì cả. Trong hướng dẫn này mình sử dụng thẻ của ngân hàng Đông Á.


Uploaded with ImageShack.us

Xem đầy đủ bài viết tại http://hongthao89.blogspot.com/2010/04/huong-dan-book-ve-airasia-bang-atm-noi.html

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2010

Ngắn và dài, lợi và hại

Ngắn và dài, lợi và hại

+ Đến nay ai cũng thấy có hiện tượng doanh nghiệp vay bằng đô-la Mỹ, bán ra lấy tiền đồng để sử dụng nhằm hưởng chênh lệch lãi suất. Doanh nghiệp lúc nào cũng nhạy bén, tìm mọi cách giảm chi phí, tăng lợi nhuận miễn sao không trái với pháp luật là được. Hiện tượng này lại góp phần làm giảm áp lực lên tỷ giá, biểu sao mọi người không hài lòng!

Thế nhưng chuyện gì cũng có giá của nó và vai trò của cơ quan quản lý nhà nước là lường trước mọi hệ quả của các xu hướng trong nền kinh tế để có chính sách thích hợp.

Việc chuyển dịch nói trên chỉ xảy ra bên trong nền kinh tế Việt Nam nên nó chỉ có tác động ngắn hạn nếu các mất cân đối trong cán cân thanh toán chưa được giải quyết. Nói cách khác, đây là hiện tượng carry trade (tận dụng chênh lệch lãi suất giữa hai nước để kiếm lợi) nhưng nằm hoàn toàn bên trong một nước. Thông thường tỷ giá đồng tiền giữa hai nước sẽ dịch chuyển theo hướng đồng tiền của một nước sẽ phải mất giá để bù đắp vào lãi suất cao. Nếu thị trường diễn biến theo quy luật như thế, doanh nghiệp vay bằng đồng đô-la, bán ra, lấy tiền đồng sẽ chịu rủi ro tỷ giá để cuối cùng chênh lệch lãi suất sẽ bị triệt tiêu.

Doanh nghiệp ắt biết rõ điều đó nhưng họ lại được “bảo lãnh” bởi các tuyên bố của giới có thẩm quyền về việc ổn định tỷ giá nên mới dám chấp nhận rủi ro. Một môi trường như thế đã khuyến khích việc liều lĩnh, kể cả của người vay và của ngân hàng. Có thể xem đây như một dạng bao cấp gián tiếp cho doanh nghiệp và ngân hàng.

Cũng theo quy luật, một khi có người hưởng lợi (ở đây là chênh lệch lãi suất) thì ắt phải có người bị thiệt hại. Một chuyên gia tài chính cho rằng người bị thiệt hại ở đây là nhà nước khi phải đối diện với khả năng tung dự trữ ngoại tệ ra để bình ổn tỷ giá sau này. Người viết thì cho rằng thiệt hại sẽ rơi vào người dân có một khoản tiết kiệm bằng đô-la hiện nay. Vì sao? Nếu doanh nghiệp biết vay bằng đô-la để hưởng chênh lệch lãi suất thì người dân có tiết kiệm bằng đô-la sẽ cũng tính toán bán đô-la, lấy tiền đồng gởi ngân hàng, cũng để hưởng chênh lệch lãi suất. Trong ngắn hạn, tiền đồng sẽ càng tăng giá khi xu hướng này lan tỏa. Đến lúc áp lực tỷ giá quay về hướng cũ, nhà nước không thể bình ổn tỷ giá mãi, thì người chịu thiệt chính là người dân.

Xu hướng diễn tiến thị trường ngoại hối hiện nay là tích cực nhưng cũng phải nhìn ra những tác động ngoài ý muốn như trên để có biện pháp lường trước ngay từ bây giờ.

* * *

+ Ai cũng đồng ý để duy trì sự ổn định của nền kinh tế, điều cần làm là giải quyết vấn đề lạm pháp, bội chi và nhập siêu. Rất nhiều giải pháp đã được các nhà kinh tế đưa ra nhưng ít ai chú ý những yếu tố dài hạn sẽ tác động mạnh và càng làm những vấn đề này trầm trọng hơn trong tương lai.

Đó là những dự án trị giá hàng chục tỷ đô-la đang được nhiều ngành, nhiều địa phương ấp ủ, vận động và tìm mọi cách thông qua và triển khai.

Ngành đường sắt có dự án đường sắc cao tốc Bắc – Nam, trị giá 55 tỷ đô-la, tức là hơn một nửa GDP của Việt Nam. TBKTSG đã từng đăng bài viết của một chuyên gia kinh tế chứng minh một dự án như thế là không khả thi về mặt kinh tế. Nhưng giả thử dự án vẫn triển khai, cứ hình dung xem nó sẽ “đóng góp” như thế nào vào nhập siêu, vào bội chi, nợ nước ngoài và lạm phát. Ngành hàng không có dự án sân bay Long Thành, 7 tỷ đô-la; Hà Nội thì đề xuất với Chính phủ cho phép vay vốn nước ngoài “vài” tỷ đô-la để thực hiện các dự án lớn. Còn nhiều dự án khác như thế đang được soạn thảo hay trình duyệt.

Khi nói đến việc chú trọng chất lượng tăng trưởng hơn là số lượng hay tốc độ thì ai cũng đồng tình. Nói chuyển dịch tăng trưởng từ chỗ dựa vào đầu tư sang cải thiện năng suất hay hiệu quả thì ai cũng đồng ý. Nhưng cái khó là áp dụng trong thực tế bởi những mối quan hệ, những lợi ích đan xen khó gỡ. Đây chính là vai trò nhạc trưởng của người điều hành kinh tế vĩ mô, có tạo được sự nhất quán giữa chủ trương và thực tế, lúc đó mới giải quyết các vấn đề nhập siêu, bội chi, lạm phát và tỷ giá nói trên.

* * *

+ Thực tế cho thấy sau khi Nghị định 01/2010 về việc chào bán cổ phần riêng lẻ của các công ty cổ phần ra đời từ đầu năm nay, việc đăng ký hồ sơ ở các sở Kế hoạch-Đầu tư bị ách tắc. TBKTSG trong hai số gần đây đã đăng bài phân tích của các chuyên gia luật về tính bất khả thi của Nghị định này, thực chất là do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước biên soạn nhằm phục vụ mục đích quản lý của cơ quan này.

Nay chính Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng đã soạn văn bản đề nghị Chính phủ bãi bỏ Nghị định này vì cho rằng nó “khá phức tạp, có thể gây phiền hà, tốn kém thêm cho doanh nghiệp, chưa phù hợp với cam kết cải cách thủ tục hành chính theo yêu cầu của Đề án 30 của Chính phủ”, thậm chí “một số quy định hướng dẫn của Nghị định số 01 là không phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp”. Nên biết Bộ này đang soạn thảo một nghị định thay thế Nghị định 139 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp. Lẽ ra Ủy ban nên phối hợp với Bộ để cùng nhau biên soạn và tích hợp nội dung chào bán cổ phần riêng lẻ vào dự thảo này. Một sự phối hợp như thế mới đúng tinh thần của Đề án 30, cải cách thủ tục hành chính để giảm bớt phiền hà cho doanh nghiệp.

Việc soạn thảo, lấy ý kiến cho dự thảo nghị định thay thế Nghị định 139 đang được tiến hành khá bài bản, được sự góp ý của nhiều hiệp hội và doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, cách tốt nhất là dự thảo này nên có phần bao quát chuyện chào bán cổ phần riêng lẻ, và sau đó có điều khoản tuyên bố thay thế cho Nghị định 01. Và có lẽ việc cuối cùng là các cơ quan nhà nước cùng nhau rút kinh nghiệm để tránh tình trạng văn bản pháp luật không đi vào cuộc sống.

Xem đầy đủ bài viết tại http://nguyenvanphu.blogspot.com/2010/04/ngan-va-dai-loi-va-hai.html

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010

CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG TOÀN PHẦN “NHÀ QUẢNG CÁO TƯƠNG LAI”

CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG TOÀN PHẦN “NHÀ QUẢNG CÁO TƯƠNG LAI” được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ và sinh viên năm cuối có niềm đam mê với ngành quảng cáo – sáng tạo, truyền thông, marketing, PR, Event, Brand … có cơ hội thú vị trở thành “Nhà quảng cáo tương lai” do Viện Nghiên Cứu Và Đào Tạo Quảng Cáo Việt Nam (ARTI Vietnam) đào tạo.


Học viên được học với những chuyên gia đầu ngành đang giữ những vị trí quan trọng trong các công ty, tập đoàn quảng cáo lớn do Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam (VAA) đề cử.



Sau khi 7 suất học bổng toàn phần trị giá 63.000.000đ đã được 4 đơn vị: Công ty Quảng cáo Phước Sơn, Công ty Truyền thông Đại Thành, Công ty Quảng cáo Đông Nam, Công ty Quảng cáo Cường Khanh xét và cấp (xem danh sách 7 học viên trên website của ARTI Vietnam). ARTI Vietnam tiếp tục nhận được sự ủng hộ học bổng của 4 đơn vị khác:



-          Công ty quảng cáo Song Thành Công: 08 suất học bổng khóa đào tạo cấp quản lý (trong đó: 04 suất HB toàn phần trị giá 36.000.000 đồng và 04 suất HB bán toàn phần trị giá 18.000.000 đồng cho ứng viên cả 3 khu vực: TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng)


-          Công ty quảng cáo Phượng Hoàng Vàng: 05 suất HB toàn phần khóa đào tạo cấp chuyên viên trị giá: 37.500.000 đồng cho ứng viên khu vực Hà Nội.


-          Công ty tư vấn marketing LC: 5 suất HB toàn phần khóa đào tạo cấp chuyên viên trị giá: 37.500.000 đồng cho ứng viên thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.


-          Công ty quảng cáo An Tiêm: 04 suất HB bán toàn phần khóa đào tạo cấp quán lý (chuyên ngành Dịch vụ khách hàng – Account)  trị giá: 18.000.000 đồng cho ứng viên khu vực TP.HCM.



1. Tiêu chuẩn ứng viên:


-          Là nam/nữ công dân Việt Nam


-          Tuổi: từ 22 đến 30 (sinh từ năm 1988 đến 1980).


-          Trình độ: Tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng (ưu tiên người có kinh nghiệm làm việc trong ngành quảng cáo và giỏi tiếng Anh).


-          Nếu còn là sinh viên thì phải đang là sinh viên năm cuối.



2. Thủ tục đăng ký tham gia:


Bước 1: Tuyển chọn hồ sơ


Các bạn trẻ có nhu cầu xin cấp học bổng, tải hồ sơ trên website: arti.edu.vn hoặc: arti.org.vn (Mục Thông báo) và gửi hồ sơ qua e-mail: info@arti.edu.vn hoặc bằng đường bưu điện. Gồm:


1. Bản sao CMND và Bằng tốt nghiệp Đại học/ Cao đẳng (kèm bảng điểm) – Trong trường hợp ứng viên đang là sinh viên thì nộp giấy chứng nhận sinh viên kèm theo bảng điểm các năm học đã qua.


2. Phiếu đăng ký tham gia chương trình “CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG “NHÀ QUẢNG CÁO TƯƠNG LAI”. (Theo mẫu).


3. Điều kiện bắt buộc: Ứng viên gửi một bản “Tự giới thiệu” (không quá 1.000 từ), trong đó nêu rõ: Quá trình học tập, làm việc và nghề nghiệp của mình trong quá khứ và hiện tại (nếu có);  những suy nghĩ của bạn về nghề quảng cáo và lý do tại sao ARTI Vietnam cùng các Nhà tài trợ nên trao học bổng cho bạn, và bạn có thể đóng góp gì cho sự phát triển trong tương lai của ngành công nghiệp quảng cáo Việt Nam.


*Lưu ý: Không nhận hồ sơ trực tiếp từ ứng viên tại văn phòng của ARTI Vietnam.



Bước 2: Xét duyệt.


Nhằm sắp xếp chuyên ngành đào tạo phù hợp nhất, các ứng viên có hồ sơ đạt tiêu chuẩn của vòng sơ tuyển sẽ được mời dự phỏng vấn trực tiếp với Ban Lãnh đạo của Viện và Lãnh đạo các Nhà tài trợ để đánh giá sở trường và năng lực của từng ứng viên. Lịch phỏng vấn sẽ được thông báo trực tiếp đến ứng viên đạt yêu cầu.



Bước 3: Thông báo kết quả


Các ứng viên đáp ứng được yêu cầu của chương trình sẽ được thông báo kết quả và mời tham dự các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành trong khuôn khổ chương trình học bổng “NHÀ QUẢNG CÁO TƯƠNG LAI” của ARTI Vietnam.



4. Giá trị Học bổng: Mỗi suất học bổng toàn phần có trị giá là: 9.000.000 đồng, và bán toàn phần có giá trị là: 4.500.000 đồng dành cho ứng viên theo học các khóa học nghiệp vụ chuyên ngành, với thời gian học tập dự kiến là 4 tháng (học vào tối 2-4-6 hoặc tối 3-5-7; hoặc trọn ngày thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần – tùy vào phân môn được lựa chọn).



5. Thời gian nộp hồ sơ:


Thời gian nhận hồ sơ đăng ký: từ ngày thông tin được đăng trên website của ARTI Vietnam và các báo đến hết ngày 15/05/2010. Những hồ sơ đến muộn sau ngày này sẽ được lưu giữ để xét duyệt vào đợt khác (nếu còn)


Bài viết có nội dung tương tự

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.toiyeumarketing.com/join/chuong-trinh-hoc-bong-toan-phan-nha-quang-cao-tuong-lai/

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2010

7 Ý TƯỞNG LẠ MÀ HAY

1. Trời, còn gì tủ lạnh mới mua nữa!


Photobucket


Phew!


Photobucket


2. Không lo nấu dư hay thiếu mì nữa rồi:


Photobucket


3. Bé là sướng nhất!


Photobucket


4. Đồng hồ quá “lọa”:


Photobucket


5. Bộ vest của “anh ấy” cũng nhiều công dụng quá nhỉ!


Photobucket


Photobucket


Photobucket


6. Tất cả “đồ chơi” mẹ cần trong 1:


Photobucket


Photobucket


7. Khỏi sợ chìa khóa không chui đúng lỗ:


Photobucket


Photobucket


7 ý tưởng tuần này của TYM hết đổi… bình thưởng. Còn ý tưởng của bạn thì sao? Cùng chia sẻ nhé!


Photobucket


Bài viết có nội dung tương tự

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.toiyeumarketing.com/share/7-y-tuong-la-ma-hay/

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

DOWNLOAD KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU “HỒ CHÍ MINH V HÀ NỘI – NHỮNG KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG HAI MIỀN” – NIELSEN

Photobucket

Kết quả nghiên cứu khá chi tiết của Nielsen về sự khác biệt hành vi tiêu dùng ở 2 miền Nam Bắc do bạn Nam – TYM Trainee (TYMer On the way :D ) gởi tặng bạn đọc ToiyeuMarketing.com.


Preview:


Ho Chi Minh City vs Hanoi – Regional Consumer Differences 2009



View more presentations from Son Huynh.


Click trái vào icon dưới để download:


Photobucket


Thành luỹ văn hoá luôn là một thử thách đối với marketer, mong tài liệu sẽ giúp bạn đọc phần nào thấu hiểu anh em miền bên kia cho các hoạt động Marketing của mình.

Photobucket


Bài viết có nội dung tương tự

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.toiyeumarketing.com/share/download-ho-chi-minh-ha-noi-khac-biet-hanh-vi-nguoi-tieu-dung-nielsen/

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2010

Đằng sau vấn nạn “luộc” giáo trình

Đằng sau vấn nạn “luộc” giáo trình

Sao chép giáo trình của người khác làm của mình là điều không thể chấp nhận. Đó là chuyện hiển nhiên. Nhưng điều cần làm là tìm hiểu cái cơ chế gì đã gây ra hiện tượng đáng buồn này, có cách nào để tạo môi trường nơi việc sao chép không có động cơ gì để tồn tại.

Thông thường ở các nước, mỗi môn học có rất nhiều sách giáo khoa nhưng tồn tại được trên thị trường, được các giáo sư sử dụng là vài cuốn nổi bật. Giảng viên chọn cuốn nào thì thông báo ngay từ đầu năm để sinh viên mượn ở thư viện hay đi mua sách về học. Không thể có chuyện một nước có vài trăm hay vài ngàn trường đại học, mỗi trường đều gắng sức soạn giáo trình cho riêng trường mình sử dụng.

Ở Việt Nam, nhiều giảng viên đại học cho biết, trường nào cũng có hệ thống giáo trình riêng của mình, bề ngoài là để phù hợp với đặc điểm chương trình giảng dạy, để thể hiện năng lực đào tạo, tính tự chủ trong chuyên môn. Nhưng sâu xa hơn, việc biên soạn giáo trình đem lại những lợi ích mang tính cục bộ cho những người trong cuộc. Trường thì được tiếng là chủ động được giáo trình, ít trường nào chịu sử dụng giáo trình của trường khác biên soạn. Chủ biên thì được tính vào thành tích để được phong hàm giáo sư hay phó giáo sư. Đó là chưa kể lợi ích vật chất rất rõ khi bán được sách cho sinh viên. Dĩ nhiên vẫn có những nhóm biên soạn sách giáo khoa có chất lượng cao, với tâm huyết làm được một điều gì đó có ích cho nền giáo dục. Nhưng với đại đa số các trường, nhất là hàng trăm trường vừa mới được thành lập trong thời gian gần đây, năng lực làm sao đủ để biên soạn giáo trình, từ đó chuyện sao chép, chuyện cắt dán diễn ra tràn lan.

Thay đổi thực trạng này là khá dễ, chỉ cần mọi người thay đổi cách suy nghĩ.

Trước hết là thay đổi quy định từ Bộ, đừng buộc hiệu trưởng “tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn, duyệt giáo trình”. Công việc chọn sách giáo khoa, sách tham khảo nên giao cho giảng viên trực tiếp làm, với sự tham vấn của tổ bộ môn, miễn sao sách phù hợp nội dung chương trình khung do Bộ quy định. Các trường đại học và giảng viên đừng nên tiêu phí công sức vào việc cố gắng tổ chức biên soạn giáo trình cho riêng mình bất kể nguồn lực có hạn. Phải vì lợi ích chung và lợi ích của sinh viên để gạt tự ái qua một bên.

Nếu làm được điều đó, chỉ cần một thời gian ngắn sẽ xuất hiện những bộ sách giáo khoa có chất lượng và việc cạnh tranh để sách được nhiều giảng viên đồng nghiệp chọn buộc người biên soạn phải luôn cố gắng nâng cao chất lượng, lại chịu sự giám sát rộng rãi nên không thể có chuyện sao chép. Quy mô sử dụng càng lớn, động lực soạn sách hay sẽ càng cao. Các trường và giảng viên vẫn có thể bổ sung những nội dung nếu thấy cần giảng dạy cho sinh viên.

Thật ra mô hình sử dụng sách giáo khoa như ở các nước cũng có những khiếm khuyết. Người ta phê phán nó tạo ra một dạng độc quyền ẩn khi giảng viên có quyền yêu cầu sinh viên sử dụng sách mình muốn chọn, giá sách quá cao. Ở nước ta rất dễ xảy ra chuyện “vận động” để sách mình được chọn nhiều nhất khi hiện tượng độc quyền trực tiếp như hiện nay chấm dứt. Hiện nay các nước đang giải quyết bằng cách xây dựng các mô hình thay thế như nhà xuất bản cung ứng dịch vụ cho thuê sách, tổ chức bán lại sách đã qua sử dụng, đưa giáo trình miễn phí lên mạng, soạn sách giáo khoa điện tử...

Nhưng đó chưa phải là vấn đề trước mắt của Việt Nam. Vấn đề cần giải quyết là làm sao tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa để tránh nạn “luộc” sách và nâng chất lượng giáo trình.

Xem đầy đủ bài viết tại http://nguyenvanphu.blogspot.com/2010/04/ang-sau-van-nan-luoc-giao-trinh.html

SÁNG TẠO TRÊN NHỮNG VÒNG XE

Photobucket


Một bộ sưu tập nhỏ từ Heroturko.com gồm những print ads sáng tạo với chủ đề CARS. Cùng xem những chú ngựa sắt được quảng cáo thế nào nhé!

Preview:



Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket


Click trái vào icon dưới để download:


Photobucket


Thêm 1 tuần nghỉ lễ tưng bừng, TYM đã lười lại càng lười, haha… :lol:

Photobucket


Bài viết có nội dung tương tự

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.toiyeumarketing.com/share/sang-tao-tren-nhung-vong-xe/

Chỉ cần 100 triệu bạn có quyền sở hữu ngay căn hộ Quang Thái – Đầm Sen

“Căn hộ Quang Thái tọa lạc tại Q.Tân Phú nằm trên trục giao thông Lý Thánh Tông và Tô Hiệu. Căn hộ được thiết kế theo phong cách hiện đại, 3 mặt tiếp xúc với ánh sáng và gió . Nằm ở vị trí chiến lược của Q.Tân Phú



Đây là điểm khác biệt hóa của Quang Thái với nhiều dự án khác trong khu vực. Với điểm khác biệt này Căn hộ Quang Thái cực kỳ thích hợp cho dân cư sinh sống, kinh doanh và làm việc.



Thanh toán cực kỳ nhẹ và linh hoạt rất phù hợp để đầu tư”



Diện tích : 63m2. 73m2 và 90m2

Giá hấp dẫn, di dộng từ 13,3 triệu/m2 – 15 triệu/m2



Ms Trâm : 0974 582 082

Sàn giao dịch BDS LANDMART

596 Lê Hồng Phong F.10 Q10, Tp.HCM

Tel : 08.62993030 – Hotline : 0938 066 338

[*-:)]

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.openshare.com.vn/community/blogs/tramla2006/290-chi-can-100-trieu-ban-co-quyen-so-huu-ngay-can-ho-quang-thai-a-dam-sen.html

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

P4M 6/11- DANH SÁCH NHỮNG NHÀ CUNG CẤP (SUPPLIER) IN ẤN MARKETER NÊN BIẾT

Photobucket


Bài kì này hơi “khô” nhưng TYM đặc biệt thích vì là dịp ngồi lại, tổng hợp những supplier mà mình đã có dịp cộng tác và tin tưởng, từ những bạn chuyên chế bản, xuất phim, đến những chú chuyên in ấn, gia công thành phẩm. TYM chắc chắn, hiệu quả công việc sẽ được nâng cao khi bạn thật sự chủ động trong lựa chọn của mình.


NHỮNG CÔNG TY CHẾ BẢN – IN NHANH:


CÔNG TY SONG TẠO


23 Trịnh Văn Cấn, P.Cầu Ông Lãnh, Q.1, TP.HCM


ĐT: (08) 3.821.6690 – (08) 3. 8216692 – Fax (08) 3. 821.7368


Phòng kinh doanh (số trực tiếp)


(08). 38 216 637 – (08). 22 427 892


Chi nhánh 1:


Xưởng sản xuất Song Tạo


71-73 Đường 53, P.Tân Quy, Q.7, Tp.HCM


ĐT: (08). 3.7718.211 – (08) 3.7711688          Fax: (08). 37718211


Chi nhánh 2:


129 Lý Thường Kiệt, P.4, Q.Gò Vấp, Tp.HCM


ĐT: (08)22134318 – (08) 22134319


CÔNG TY TNHH IN & BAO BÌ DMB


Chế bản, xuất phim, in nhanh


245 A Huỳnh Văn Bánh, P.12,Q.Phú Nhuận, HCM


Điện thoại: 08.39974330, Fax: 08.39974331


Email: dmbprint@yahoo.com.vn; dmb@dmb.vn, Website: www.dmb.vn


CÔNG TY IN VĂN HÓA SÀI GÒN


Chế bản, xuất phim, in nhanh,in offset, quảng cáo, bao bì, gia công thành phẩm


754 Hàm Tử, Phường 10, Quận 5, HCM


Điện thoại: 38550906 -38562885, Fax: 39509504


Email: invhsg@yahoo.com,




IN OFFSET – IN QUẢNG CÁO – BAO BÌ


CÔNG TY LION PRINTING


60/3a Tân Mỹ, P. tân thuận tây, Q.5, TP.HCM


phone: 39435425


www.lion-printing.com – info@lion-printing.com


CÔNG TY ITAXA


Chế bản,xuất phim, in offset,quảng cáo, bao bì giấy, gia công thành phẩm


122-124-126 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, HCM


Điện thoại: 39300917, Fax: 39301501


Email: itaxa@hcm.vnn.vn, Website: itaxa.com.vn


CÔNG TY TNHH SX TMDV GIA PHÚ CƯỜNG


In offset, in ấn quảng cáo. Gia công thành phẩm


32 A, Đường 22, Phường Phước Long B, Quận 9, HCM


Điện thoại: 08.37282419 – 37282420 (8 line), Fax: 08.37314925 – 54096397


Email: giaphucuong company@yahoo.com.vn,


CÔNG TY CP IN VIỆT PHÁT


Chế bản, xuất phim, in nhanh, in offset, in ấn quảng cáo, bao bì, in nhãn decal, in ống đồng, bao bì màng,in kỹ thuật số, hiflex, gia công thành phẩm


287/5 Phan Đình Phùng, TP.Quảng Ngãi, Quảng Ngãi


Điện thoại: 055.2240999 – 3836839, Fax: 055.3836839


Email: invietphat@gmail.com,



Click for more…


IN NHÃN DECAL – IN ỐNG ĐỒNG – BAO BÌ MÀNG – IN LỤA


CÔNG TY TNHH DV & IN ẤN TRÍ VIỆT


In flexo, nhãn decal, in ống đồng, bao bì màng


504/21 Tô Ký- P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12, HCM


Điện thoại: 08.38911529 – 37153008, Fax: 08.38911500


Email: trivietprint@hotmail.com, Website: trivietpack.vn; inanbaobinhua.vn


CÔNG TY TNHH SX & TM HOÀNG NAM


In offset, in ấn quảng cáo, bao bì, in flexo, nhãn decal, in ống đồng, bao bì màng, gia công thành phẩm


314/3B Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, HCM


Điện thoại: 39291043 – 39291044, Fax: 39291046


Email: hoangnampacking@vnn.vn, Website: baobihoangnam.com



Click for more…



IN KỸ THUẬT SỐ – IN HIFLEX


CÔNG TY QUẢNG CÁO – IN ẤN MIXA


606 Trần Hưng Đạo, Q5, Tp.HCM


Điện thoại: (08). 2611129


Web: www.Mixa.vn Email: mixadvertising@mixa.vn


CÔNG TY TNHH MTV TM – DV KHÁNH PHƯƠNG


In kỹ thuật số, hiflex


691/3A Bình Quới, P.27, Q.Bình Thạnh, HCM


Điện thoại: 22422190 – 22422189- 35560252, Fax: 73068268


Email: khanhphuongkts@gmail.com- tuyetle18@yahoo.com, Website: Inhiflex.com.vn



GIA CÔNG THÀNH PHẨM


CÔNG TY TNHH TM DV QC TÂN HÙNG THUẬN


Gia công thành phẩm


220/59 Lê Văn Sỹ – Phường 14 – Quận 3, HCM


Điện thoại: 39318034,


Email: congtytanhungthuan@yahoo.com,


CƠ SỞ HÒA LỢI


Dịch vụ in ấn, in trên mọi chất liệu. Gia công thành phẩm


26 Lão tử – Phường 11 – Quận 5, HCM


Điện thoại: 08.38549239 – 38539779, Fax: Liên hệ với nhà in


Email: hoaloi76@yahoo.com



Không quá nhiều nhưng chủ yếu là chất lượng. ToiyeuMarketing.com chúc các bạn tìm được nhà cung cấp “hợp cạ” với mình.


Photobucket


Bài viết có nội dung tương tự

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.toiyeumarketing.com/do/p4m-6-danh-sach-nha-cung-cap-supplier-in-an-printing-marketer-nen-biet/

BBC và một case study cho nghề báo

BBC và một case study cho nghề báo

Tôi có ước muốn biên soạn một cuốn sổ tay làm báo, ghi lại kinh nghiệm của mình và đồng nghiệp nhưng chưa thể thu xếp thời gian để thực hiện. Thế nhưng nếu có viết, chắc chắn vụ việc BBC (Ban tiếng Việt) xử lý bài của tác giả Đỗ Ngọc Bích sẽ là một trường hợp nghiên cứu (case study) thú vị và bổ ích. Bổ ích vì nó có thể là bài học cho người làm báo - lý thuyết nói ra thì dễ nhưng thực hành cho nhất quán lại khó nên phải tự mình nhắc nhở mình cố gắng làm cho đúng nguyên tắc.

Cái sai đầu tiên của BBC là thiếu kiểm chứng đầy đủ. Một tờ báo lúc nào nhận bài của cộng tác viên, nhất là cộng tác viên mà tên tuổi đã quen thuộc với công chúng đều phải kiểm chứng xem có đúng là do tác giả gởi hay không, có phải thông tin về tác giả đúng như họ công bố không, mình có hiểu đúng thông tin không. Nếu làm tốt công đoạn này, BBC đã không phạm sai lầm về chuyện Đại học Yale hay Đại học Hawaii at Manoa để sau đó phải cáo lỗi độc giả. Không rõ quy trình kiểm chứng của BBC hỏng ở khâu nào. (Xin mở ngoặc nói thêm, điều thú vị là nhiều cộng tác viên gởi bài lại yêu cầu không ghi cụm từ “tiến sĩ” trước tên của họ, nhiều người cẩn thận dặn không được ghi nơi họ đang công tác vì họ viết với tư cách cá nhân).

Thứ nhì, bất kỳ điều gì đăng lên báo thì người biên tập phải hiểu, không hiểu thì phải hỏi cho rõ chứ không biên tập ẩu. Ví dụ thấy ghi Ph.D (ABD) phải hiểu là “còn chút xíu nữa mới là tiến sĩ”. Tôi nghĩ ở đây BBC đã mắc lỗi diễn dịch sai chứ không phải lỗi của tác giả còn tác giả sử dụng cái danh xưng Ph.D (ABD) nghe có kỳ cục hay không là chuyện khác.

Thứ ba, bài của cộng tác viên viết mang tính phê phán một nhân vật thứ ba thì càng phải kiểm chứng với các nguồn liên quan trước khi đăng. Giả thử có ông A viết bài sỉ nhục ông B mà tòa soạn lập luận cứ đăng trong phần diễn đàn rồi thêm câu “đây là quan điểm của người viết, không phải của chúng tôi” để giải trừ trách nhiệm là không ổn. Bài viết đang đề cập liên quan đến cả một dân tộc nên cần phải kiểm chứng hay chính xác hơn là phải tham vấn ý kiến các chuyên gia trong lãnh vực đó để nhờ họ thẩm định trước khi đăng tải. Phải thẩm định là vì nhiều ý trong bài mang tính khẳng định như là facts chứ không phải là opinion – khi facts bị sai thì nơi đăng tải phải liên đới chịu trách nhiệm.

Cái sai thứ tư của BBC là không tôn trọng nguyên tắc xử lý bài mang tính gây tranh cãi. Ví dụ, có một ai đó gởi tới New York Times một bài nói rằng vụ khủng bố ngày 11/9 là không có thật, chắc chắn tờ báo này sẽ không đăng. Nếu bài lập luận vụ 11/9 là do âm mưu của chính phủ Mỹ, họ cũng sẽ không đăng nếu lập luận không có bằng chứng gì đi kèm mang tính thuyết phục. Giả thử có ai gởi tới một tờ báo của Israel nói rằng vụ tàn sát người Do Thái là chuyện tưởng tượng, làm sao tờ báo này chịu đăng. Là tờ báo của một nước thứ ba, BBC càng phải thận trọng trong việc này.

Từ đó mới thấy cái sai thứ năm của BBC là thiếu tính mục đích trong xử lý bài vở. Báo chí phương Tây rất tự do trong đưa tin, điều đó đã rõ nhưng tự do không có nghĩa tờ báo không có chủ kiến. Dù gọi là chủ kiến, chủ đích hay “tôn chỉ mục đích”, nó là định hướng cho tờ báo để hành xử trong công việc hàng ngày. Phương châm (motto) của BBC là “Nation shall speak peace unto Nation” (đại ý nhấn mạnh mục đích khuếch trương hòa bình giữa các quốc gia). Bây giờ nhìn lại cái phương châm này, không biết Ban tiếng Việt của BBC có chột dạ không nhỉ. BBC là đài của Anh, tự nhiên đăng bài của một người khẳng định “Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc” thì sao gọi là khuếch trương hòa bình được nhỉ. Mục đích của việc đăng một bài như thế là gì, nhìn ở góc độ nghề nghiệp, tôi không thể nào hiểu nổi.

Còn nhiều cái sai nữa như cách đính chính trên báo điện tử, cách đính chính cho trọn vẹn, cách biên tập, cách xử lý bài phản hồi… nhưng như tôi đã nói ở đầu bài, đây là những lỗi ai cũng có thể mắc phải (có người viết bài này trong số đó). Vấn đề là rút ra bài học để sau này khỏi sai và trước mắt để xử lý cái sai của mình cho nghiêm túc và có thiện ý để lấy lại uy tín cho mình.

Xem đầy đủ bài viết tại http://nguyenvanphu.blogspot.com/2010/04/bbc-va-mot-case-study-cho-nghe-bao.html

CUỘC THI THIẾT KẾ SÁNG TẠO “UNLEASH YOUR IMAGINATION”

Photobucket


CUỘC THI THIẾT KẾ SÁNG TẠO


“Unleash your imagination”


tổ chức bởi Free Hugs Vietnam hợp tác cùng Helping Orphans Worldwide



  1. I. Mục đích


Helping Orphans Worldwide (HOW) là 1 tổ chức nhân đạo phi lợi nhuận đến từ Hoa Kỳ với mục tiêu hành động vì quyền và lợi ích của trẻ em đang sinh sống ở những vùng khó khăn thiếu thốn trên thế giới. Vào năm 2009 HOW đã có chương trình từ thiện đến Việt Nam, thăm viếng một số cơ sở trẻ mồ côi, và cùng tổ chức chương trình từ thiện trung thu Lễ hội trăng rằm cùng Free Hugs Vietnam (FHV). Sự kiện này bao gồm việc phân phát các phần quà đến những người nghèo và cơ nhỡ, đặc biệt là trẻ em xung quanh trung tâm thành phổ Hồ Chí Minh và gặt hái thành công rực rỡ.  Năm nay, HOW đã trở lại và mang theo một cơ hội tình nguyện đầy lý thú khác nữa vào tháng 5 và 6 cho thành viên FHV và các bạn trẻ có quan tâm. Nhằm mục đích thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa HOW và FHV, cũng như tạo cơ hội cho mọi người tìm hiểu thêm về các hoạt động do HOW tổ chức, chúng tôi xin phát động sự kiện CUỘC THI THIẾT KẾ SÁNG TẠO: “Unleash your imagination” hướng đến mọi thành viên FHV và giới trẻ nói chung.



  1. II. Đối tượng tham gia:


Tất cả những thành viên chính thức và cả những bạn chưa phải là thành viên của FHV đều được khuyến khích tham dự cuộc thi này. Mọi bài thi đươc nộp phải là bài thi cá nhân, bài dự thi theo nhóm sẽ không được chấp nhận.


Thành viên ban tổ chức (HOW và FHV) sẽ không được tham dự vào cuộc thi này.



  1. III. Yêu cầu

  2. Người tham gia sẽ phải thiết kế một mẫu áo thun bao gồm mặt trước và mặt sau. Bản logo gốc của HOW sẽ được cung cấp, và người thiết kế phải đặt vào chỗ có thể nhìn thấy được trên nền áo của bản thiết kế.

  3. Người tham gia sẽ phải nộp hai (02) bản với 2 định dạng khác nhau: .JPEG (để update lên trang Facebook của FHV) và .AI (để in lên áo nếu giành được giải nhất) với độ phân giải 300dpi.

  4. Mỗi người tham gia sẽ chỉ được nộp một (01) mẫu dự thi. Nếu có nhiều mẫu được nộp thì chỉ mẫu đầu tiên sẽ được tính.

  5. Mẫu thiết kế phải độc đáo và khuyến khích sử dụng ý tưởng cá nhân. Nếu có những ý tưởng hoặc đường nét mượn từ những nguồn khác thì được trích dẫn hợp lý.

    1. IV. Tiến trình cuộc thi




Cuộc thi sẽ kéo dài trong vòng 4 tuần:



  1. Thứ 5, ngày 22 tháng 4 năm 2010: Cuộc thi chính thức bắt đầu và mọi thông tin về cuộc thi này sẽ được thông báo trên Facebook fanpage của FHV và được gửi qua email cho thành viên.

  2. Thứ 6, ngày 6 thàng 5 năm 2010: Hạn chót cho vòng đầu tiên. Người tham gia cần phải gửi mẫu thiết kế đến hai địa chỉ email: linh.hoang@freehugsvietnam.com trước 12 giờ khuya ngày 2 tháng 5 năm 2010. Trong thư, vui lòng gửi kèm chính xác thông tin cá nhân của bạn như họ tên đầy đủ (vui lòng dùng tên thật), ngày sinh, giới tính, địa chỉ thường trú hoặc tạm trú, số điện thoại và tên của mẫu thiết kế (nếu có) để tiện cho ban tổ chức liên hệ nhận giải sau này. Ngoài ra, chủ đề của email phải được đặt tên là “Creative design contest_Họvàtên”. Ví dụ, “Creative design contest_NguyenVanA”.


Những mẫu được nộp sau thời gian trên sẽ không được chấp thuận cho vòng tiếp theo, và không có sự chỉnh sửa hay thay đổi nào được chấp thuận sau thời hạn nộp cho vòng đầu tiên. Sau khi nhận được email từ người tham gia, chúng tôi sẽ thông báo nếu nộp bài thành công.


Tất cả mẫu thiết kế cùng với tên gọi và tên của người tham gia sẽ được đăng tải lên Facebook fanpage của FHV vào album “Creative design contest 2010” thông qua Admin của page. Sau đó tất cả fans (3193 fans tại thời điểm 18 tháng 4 năm 2010) sẽ tham gia bầu chọn cho các mẫu dự thi thông qua hình thức nhấn nút “like”. Tổng cộng số lần “like” sẽ quyết định thứ hạn của người tham gia.



  1. Thứ 5 ngày 13 tháng 5 năm 2010: Kết thúc vòng hai. FHV admin sẽ xếp hạng tất cả các mẫu dự thi dựa vào  số đề cử “like” và sẽ thông báo 6 mẫu dự thi được lọt vào vòng cuối cùng.

  2. Thứ 5 ngày 20 tháng 5 năm 2010: Kết thúc vòng ba. Ban điều hành của HOW và FHV sẽ chọn ra 3 mẫu dự thi xuất sắc nhất và quyết định giải nhất, nhì và ba.

    1. V. Giải thưởng




Sẽ có tổng cộng 3 giải thưởng được trao với tổng giải thưởng xấp xỉ 1,000,000 VND (50USD)



  1. Giải nhất: Hai phiếu ăn miễn phí tại nhà hàng buffet Lau Nuong Tan Cang

  2. Giải nhì: Bốn suất xem phim ở Galaxy Nguyễn Trãi, bao gồm bắp rang và nước uống

  3. Giải ba: Hai suất xem phim ở Galaxy Nguyễn Du, bao gồm bắp rang và nước uống


(Chú ý: Địa điểm nhà hàng và rạp chiếu phim có thể thay đổi tại thời điểm trao giải nhưng giá trị giải thưởng sẽ vẫn được giữ nguyên)



  1. VI. Những quy định khác


-          Bản logo mẫu của HOW có thể download tại: http://www.mediafire.com/?ymnnyenkbkn


-          Để biết thêm chi tiết về nhiệm vụ, các hoạt động và chương trình của HOW, các bạn có thể vào địa chỉ: http://www.helpinghow.com/ hoặc http://www.facebook.com/pages/Helping-Orphans-Worldwide-HOW/26235344258?ref=ts


-          Không ai trong ban quản trị của FHV và HOW được tham gia cuộc thi này.


-          Những người tổ chức (FHV và HOW) có thể toàn quyền sử dụng những bản mẫu đã được nộp vào mục đích tham khảo và quảng bá trong tương lai.


-          Nếu những mẫu thiết kế hoàn toàn không thỏa mãn yêu cầu của mục III và các quy trình ở mục IV sẽ bị loại ngay lập tức.


-          Những người tổ chức (FHV và HOW) sẽ hoàn toàn không chịu trách nhiệm nếu mẫu thiết kế sử dụng trái phép ý tưởng và các bản mẫu đã được công bố của cá nhân nào khác.


-          Những người tổ chức (FHV và HOW) sẽ hoàn toàn không chịu trách nhiệm trước việc mất bài do lỗi hệ thống. Khi nhận được bài dự thi ban tổ chức sẽ phản hồi để báo cho người tham dự biết đã nhận được thành công trong vòng 24 giờ.


-          Người tham gia sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản thiết kế của mình.


-          Nếu những người tổ chức (FHV và HOW) phát hiện rằng bản mẫu nào sao chép từ một nguồn nào khác mà không được trích dẫn và trình bày thì bản đó sẽ bị loại ngay.


-          Nếu sau 1 tuần công bố kết quả, người thắng cuộc không thể liên lạc được bằng những thông tin đã cung cấp, giải thưởng sẽ được trao cho mẫu thiết kế xếp hạng tiếp theo, được chọn bởi FHV và HOW.


Bài viết có nội dung tương tự

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.toiyeumarketing.com/join/cuoc-thi-thiet-ke-sang-tao-unleash-your-imagination-free-hugs/

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2010

TYM’S PICK OF THE WEEK #12

1. Cái nghề tư vấn! Loạt bài của anh Lê Tân mà TYM chờ đợi mỗi tuần, không nên bỏ qua nếu bạn muốn có cái nhìn gần và thực tế về nghề tư vấn thương hiệu:

Photobucket



2. Người hâm mộ trên mạng xã hội trị giá bao nhiêu?

Marketer được biết rằng facebook là công cụ truyền thông hiệu quả hiện nay. Nhưng bạn có biết, khi một người làm marketing đăng tin tức mới 2 lần một ngày có thể mong đợi khoảng 60 triệu lượt gây ấn tượng mỗi tháng nếu thương hiệu đó có 1 triệu hâm mộ tức là sẽ tạo được khoảng 18.000 tỷ USD mỗi tháng?


Photobucket


3. Sự thực và sự lừa dối về email marketing

Bạn có nghĩ rằng Thời điểm tốt nhất cho tỉ lệ đọc Email chính xác tại 21 và 23 giờ. Hay thời gian tốt nhất để trả lời email là trong ngày làm việc, trừ thứ hai và chiều thứ sáu?


Photobucket

4. Bảy ngày giông bão ở Nutifood

Đây là 1 case study kinh điển trong ngành Truyền thông ở Việt Nam. Nó đã xảy ra lâu rồi nhưng nó vẫn còn để lại những bài học quý giá cho chúng ta về cách xử lý khủng hoảng. Khủng hoảng nó đến không báo trước và luôn làm cho chúng ta bất do đó bất cứ dù đang là trong thời kỳ thịnh vượng hay suy thoái chúng ta đều phải sẵn sàng để đương đầu với những rủi ro tiềm ẩn này:


Photobucket


5. Hiệp sĩ PR

Khi nhắc đến PR thì người ta chỉ đơn giản nghĩ PR là một công cụ dùng để cung cấp thông tin cho báo chí. Thật sự là báo chí có vai trò rất lớn trong hoạt động của PR nhưng đó chỉ là bề nổi của hoạt động này. PR cần có sự đồng lòng và thống nhất của một tổ chức cho dù là tổ chức đó đang đứng ở bất kì vị trí nào trên thị trường:


Photobucket

6. Những câu chuyện “chôm chỉa” thương hiệu và slogan luôn làm cho các Doanh nghiệp đau đầu:


Photobucket


7. Cuộc chiến thương hiệu Cà phê G7 và Nestle thực sự đáng để các Marketer nghiền ngẫm và học hỏi:

Photobucket

8. Pepsi từ refresh the world đến refresh super bowl: chiến dịch “Refresh the world” của Pepsi xem ra không thể bỏ qua cơ hội ghi điểm khi mùa bóng bầu dục được trông chờ nhất nước Mỹ đang đến. Điểm xem họ sẽ “refresh Super Bowl” thế nào nhé:

Photobucket


9. Top 15 nhãn hiệu chi “mạnh tay” nhất năm 2009: năm 2009 nền kinh tế thế giới phải đương đầu với bao biến động. Thế nhưng điều đó cũng không thể ngăn cản các ông lớn làm thương hiệu. Điểm danh xem nào:

Photobucket


10. Thiết kế thương hiệu bao gồm rất nhiều vấn đề vừa mang tính chiến lược vừa là công việc sáng tạo:


Photobucket


11. Ai nói kinh doanh là khô khan nhỉ?? Có 3 bài học tình yêu kinh doanh bạn cần nắm vững nhé ^^ (thik bài nì):


Photobucket


12. Khi đến bất kỳ đâu điều t quan tâm nhất là “customer service”, theo t , đó là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc quyết định mình có quay lại cửa hàng đó lần 2 hay ko???? Vậy hãy xem các “ông lớn” đã làm j để develop nó nhé, thực sự rất đơn giản:


Photobucket


13. Tập hợp được 3 yếu tố sáng tạo + đổi mới + trách nhiệm thực thi, thương hiệu dẫn đầu của bạn sẽ liên tục duy trì:


Photobucket


14. 8 cách chào hàng trực tuyến không thể từ chối

Ngày nay, người tiêu dùng biết rằng các thông tin cá nhân của họ là vô giá, và họ sẽ không cung cấp cho bạn trừ khi bạn đưa ra được những lý do thật sự thuyết phục làm họ khó có thể từ chối:

Photobucket


15. Mức độ hội nhập chưa từng có của thị trường toàn cầu đã thúc đẩy sự hình thành của cộng đồng các chuyên gia có cùng chí hướng; họ giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ toàn cầu mà một số người vẫn gọi là ngôn ngữ chung của marketing:

Photobucket


Bài viết có nội dung tương tự

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.toiyeumarketing.com/pick/tyms-pick-of-the-week-12/

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2010

15 Nhãn Hiệu Chi Mạnh Tay Nhất Cho Xây Dựng Thương Hiệu 2009




Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường TNS vừa cung cấp, thì các doanh nghiệp Việt đã có sự đột phá tuyệt vời trong việc chi một số tiền khổng lồ cho việc quảng cáo, tiếp thị, xây dựng thương hiệu. Trong 15 nhãn hiệu có chi phí quảng cáo mạnh nhất năm 2009 thì có đến 7 nhãn hiệu Việt Nam, còn lại là 8 doanh nghiệp nước ngoài. Cũng không quá ngạc nhiên khi nhãn hiệu trà thảo mộc Dr.Thanh của Tân Hiệp Phát đứng vị trí quán quân.

nhãn hiệu Trà thảo mộc Dr.Thanh với vị trí số 1.

Đây thực sự là những tín hiệu rất đáng mừng, nó cho thấy rằng các doanh nghiệp VN đã nhận thức rõ cũng như đánh giá được tầm quan trọng của việc quảng bá trong chiến lược xây dựng thương hiệu. Người ta đã nói nhiều đến Tân Hiệp Phát, từ trà thảo mộc Dr.Thanh, trà xanh O độ, nước tăng lực Number One… Và sẽ còn vang mãi khi doanh nghiệp này đang là một ông lớn không ngại đối đầu với các tập đoàn đa quốc gia.


Bên kia, các tập đoàn đa Quốc gia Unilever, P&G… gần như họ đang làm vua tại thị trường Việt Nam với rất nhiều nhãn hiệu chủ lực là Bột giặt Omo, nước xả vải Comfort, dầu gội Sunsilk, hạt nêm Knorr, nước xả vải Downy, dầu gội Rejoice… đã và sẽ làm cho không ít doanh nghiệp VN không còn đất kiếm sống.


Xét toàn diện trong lĩnh vực quảng cáo, Unilever vẫn tiếp tục duy trì ngôi vị số 1 là doanh nghiệp đầu tư chi phí nhiều nhất cho quảng cáo với con số 86,7 triệu USD, tăng 89% ngân sách so với năm 2008. Quyết định tăng ngân sách quảng cáo lên tới 198% so với năm 2008 đã đưa Tân Hiệp Phát vươn lên chiếm vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng với con số 43,9 triệu USD trong năm 2009. Mặc dù, trong năm 2009 P&G Việt Nam đã tăng tới 83% ngân sách quảng cáo so với năm 2008 nhưng vẫn tụt xuống vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng“. (trích số liệu từ Báo Dân trí).


Một điều chúng ta phải thừa nhận rằng, hầu như tất cả người dân Việt Nam đều quen thuộc với 15 nhãn hiệu này. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp Việt Nam dù có sản phẩm tốt, chất lượng cao đi chăng nữa. Nhưng mà không chịu khó đầu tư vào khâu tiếp thị, quảng cáo, xây dựng thương hiệu thì người tiêu dùng sẽ không biết đến sản phẩm đó. Kết quả, chúng ta vẫn cứ lặp lại thông điệp “thua ngay trên sân nhà”.


Danh sách các nhãn hiệu xếp theo thứ tự theo chi phí tiếp thị, xây dựng thương hiệu:


01. Trà thảo mộc Dr.Thanh (15,3 triệu USD) – Tân Hiệp Phát – Doanh nghiệp Việt Nam

02. Nhãn hiệu Best Buy (14,1 triệu USD) – Mỹ

03. Nhãn hiệu 8798 – dịch vụ nhắn tin (11,7 triệu USD) – Việt Nam

04. Nước uống Number 1 O độ (10 triệu USD) – Tân Hiệp Phát – Việt Nam

05. Nhãn hàng bột giặt Omo (9,8 triệu USD) – Tập đoàn Quốc tế Unilever

06. Nhãn hàng nước xả vải Comfort (8,5 triệu USD) – Tập đoàn Quốc tế Unilever

07. Mạng điện thoại di động Vinaphone – Việt Nam

08. ???

09. Mạng điện thoại di động Mobifone – Việt Nam

10. Nhãn hiệu nước xả vải Downy (6,9 triệu USD) – Tập đoàn Quốc tế P&G

11. Dịch vụ nhắn tin 8701 (6,8 triệu USD) – Việt Nam

12. Nhãn hiệu dầu gội Sunsilk (6,8 triệu USD) – Tập đoàn Quốc tế Unilever

13. Nước tăng lực Number 1 (chi 5,9 triệu USD) – Tân Hiệp Phát – Việt Nam

14. Nhãn hiệu dầu gội đầu Rejoice (5,6 triệu USD) – Tập đoàn Quốc tế P&G

15. Nhãn hiệu hạt nêm Knorr (5,2 triệu USD) – Tập đoàn Quốc tế Unilever.


Ngọc Minh



Filed under: PR: Branding

Xem đầy đủ bài viết tại http://vietiep.wordpress.com/2010/04/21/15-nhan-hi%e1%bb%87u-chi-m%e1%ba%a1nh-tay-nh%e1%ba%a5t-cho-xay-d%e1%bb%b1ng-th%c6%b0%c6%a1ng-hi%e1%bb%87u-2009/

Bài đăng phổ biến