Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

20 nhà đầu tư “mổ xẻ” 10 doanh nghiệp công nghệ

(Theo Vietnamnet) 20 nhà đầu tư trong và ngoài nước tề tựu tại TOPICA Founder Showcase ngày 28/8/2012 để lắng nghe, phản biện phần thuyết trình và demo sản phẩm của 10 DN tốt nghiệp khóa huấn luyện, TOPICA Founder Institute khóa 2, TP.HCM

 

 

Tạo ấn tượng tốt về cộng đồng khởi nghiệp VN


10 doanh nghiệp đã thuyết trình giới thiệu các mô hình kinh doanh và demo sản phẩm của doanh nghiệp trước 20 nhà đầu tư trong và ngoài nước đến từ các quỹ đầu tư và các công ty công nghệ như IDG Ventures Vietnam, CyberAgent Ventures Vietnam, DFJ Vina Capital, VNG Corporation, Techcombank Capital, VTC Online,..

 

Nhà đầu tư Jackson Chan, giám đốc Phát triển Kinh doanh khu vực châu Á, Thái Bình Dương của tập đoàn DMGT, đã từ Singapore sang Việt nam để dự sự kiện này.

 

Ông Chan cho biết: “Qũy DMGT rất quan tâm tới đầu tư công nghệ truyền thông và phân tích dữ liệu. Tôi thấy rất thú vị với các mô hình thuyết trình ngày hôm nay và có ấn tượng tốt về cộng đồng khởi nghiệp của Việt Nam”.

 

 

20120830182349_topi1

Các học viên tốt nghiệp TOPICA Founder Institute khóa 2, Tp.HCM và các nhà đầu tư

 

Nhiều ứng dụng hữu ích cho doanh nghiệp


Sau 15 tuần được huấn luyện trực tiếp bởi các Tổng giám đốc, nhà sáng lập của các công ty công nghệvà quỹ đầu tư hàng đầu trong và ngoài nước, các học viên TOPICA Founder Institute (TFI) đã vượt qua những cột mốc khắc nghiệt và rất thực tế, ứng dụng được ngay cho doanh nghiệp của họ như xây dựng thương hiệu, xây dựng kế hoạch marketing, xây dựng phiên bản prototype cho ứng dụng trên mạng, xây dựng mô hình tài chính và luyện thuyết trình trước nhà đầu tư.

 

Anh Nguyễn Quang Đức, một học viên của khóa huấn luyện hiện là CEO của HSP Việt Nam – công ty đã có 70 nhân viên và cung cấp sản phẩm cho 250 bệnh viện và trạm y tế với gần 3 triệu bản ghi dữ liệu và bệnh án, đã từng nhận được giải thưởng Sao Khuê 2 năm liên tiếp 2011 và 2012.

 

Anh Đức chia sẻ, TFI đã mang tới cho anh cơ hội là một trong 2 đại diện của Việt Nam tham dự IntelDST Challenge 2012 (giải thưởng khởi nghiệp châu Á, Thái Bình Dương) tổ chức tại Bangalore Ấn Độ và tiếp xúc cá nhân với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Qua các buổi chia sẻ của các huấn luyện viên, HSP đã định hình được mô hình mới thuvienyte.vn, giúp bệnh nhân đặt chỗ tại các bệnh viện, phòng khám tránh chen chúc lộn xộn; giúp người bệnh tìm kiếm những người có triệu chứng giống mình để chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh, tìm bác sĩ tốt, dịch vụ y tế tốt..

 

 

20120830182349_topi2

20 nhà đầu tư lắng nghe phần thuyết trình của các doanh nghiệp tốt nghiệp TFI

 

 

Còn anh Nguyễn Ngọc Hưng, người đã một mình đạp xe 1800km trong 12 ngày từ Hà Nội vào HCM để kịp khai giảng khóa TFI tháng 5 vừa rồi chia sẻ: các huấn luyện viên của TFI đã giúp anh có cái nhìn rõ hơn và đầy đủ hơn về quá trình xây dựng một sản phẩm và điều hành một công ty khởi nghiệp, các hoạt động của TFI đã mang tới cho anh một mạng lưới kết nối với các nhà đầu tư cá nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm và các công ty công nghệ trong và ngoài nước.

 

Sản phẩm Tapmee – Kết bạn qua Mobile của anh cho phép người dùng kết nối với các bạn mới trong cùng quán cafe, nhà hàng, và tìm kiếm những người bạn cũ đang ở khu vực xung quanh để cùng ăn trưa. Trước khi tham gia TFI, anh Hưng đã rất thành công với chương trình truyền hình 2!Idol – là chương trình được yêu thích nhất trên kênh Yeah1TV trong suốt 2 năm 2010 và 2011.

 

 

20120830182349_topi3

Anh Nguyễn Ngọc Hưng giới thiệu Tapmee, ứng dụng kết bạn qua Mobile

 

Khóa 3: khởi động tháng 11/2012


Tháng 4 vừa qua, Khóa 1 tại Hà Nội đã có 5 doanh nghiệp tốt nghiệp (Appota.com, Biaki.com, Giaytot.com, Duocgia.net và Vnplay.tv), và đã trình bày các mô hình kinh doanh và demo sản phẩm trước 15 nhà đầu tư. Appota đã chốt hợp đồng đầu tư mạo hiểm với một nhà đầu tư có tên tuổi trong ngành, được Microsoft đề cử thuyết trình tại DEMO Asia 2012 và bảo trợ tại Châu Á, và vinh dự sang thung lũng Silicon nhận giải Doanh nghiệp Đột phá nhất 2011 (Most Disruptive) trong số hơn 500 doanh nghiệp tốt nghiệp khởi nghiệp của Founder Institute toàn cầu. Các doanh nghiệp tốt nghiệp khác vẫn đang tiếp tục đàm phán với các nhà đầu tư và đẩy mạnh phát triển sản phẩm.

 

Khóa 3 Hà Nội của TOPICA Founder Institute sẽ khởi động vào tháng 11/2012 tại Hà Nội, với sự tham gia huấn luyện của 30 Huấn luyện viên là các CEOs, nhà sáng lập thành đạt từ Thung lũng Silicon và Việt Nam đến từ các công ty như VNG, IDG Ventures Vietnam, Vatgia.com, MJ Group, DFJ Vina Capital, Cyber Agent Ventures…

 

Các Huấn luyện viên sẽ huấn luyện trực tiếp cho 30 doanh nhân khởi nghiệp là những doanh nhân đã/đang khởi nghiệp hoặc đang làm quản lý cấp trung tại các doanh nghiệp công nghệ. Các học viên này đều là những doanh nhân dày dạn, có đam mê khởi nghiệp trong lĩnh vực internet và mobile.

 

Thông tin chi tiết xin xem tại: tba.topica.edu.vn.

 

Thái Minh

Linknguồn:http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/86739/20-nha-dau-tu–mo-xe–10-doanh-nghiep-cong-nghe.html

 


Link to full article

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

NHẬT KÍ SÁNG TẠO 17 – PORTFOLIO

Photobucket

Thỉnh thoảng các agency lại choáng voáng khi nhận được hồ sơ tìm việc của các bạn sinh viên mới ra trường. Do chưa có kinh nghiệm, lại nộp vào phòng sáng tạo nên các bạn luôn cố gắng thể hiện thú tính sáng tạo của mình hết mức có thể. Một vài ca tiêu biểu:

- Hồ sơ với tiêu đề “FBI Wanted”, hình mang mắt kiếng đen, cầm bảng chụp như tội phạm.
- Một chiếc hộp gỗ, bên trong có một con sao biển với thông điệp “hãy ném tôi vào biển sáng tạo của [tên agency]”.
- Hồ sơ dạng pop up, mở ra là một cái cây bằng giấy nhổng lên, các lá cây xùm xoè là những đặc điểm về bạn ấy.
- …
Tất cả hồ sơ đó đều chỉ qua được vòng gởi xe, thấy nhiệt tình quá nên chuyển vô cho Creative Director coi chơi, sang tay vòng vòng công ty cho mọi người giải trí vậy thôi, hoạ may nếu còn trống chỗ thực tập không lương thì cũng có thể chiếu cố.

Vấn đề là các bạn “show hàng” sai chỗ.

Các chiêu trò loạ lùng ấy KHÔNG THỂ HIỆN ĐƯỢC CÁCH NGHĨ ĐỘC ĐÁO HAY KHẢ NĂNG VIẾT của bạn. Giám đốc sáng tạo đỏ mắt cũng không tìm được điểm nào để mang bạn vô chung xuồng cả dù trong lòng cũng rất muốn nâng đỡ người trẻ, họ cũng đã từng một thời sinh viên mừ.

Chia sẻ với bạn đọc một vài trường hợp lính mới ra trường nhưng đã lọt được vào agency (Thật 90%, trừ hao 10% chém gió):
- Tìm xem agency đó đang làm cho nhãn hàng nào, vừa tung ra những print ad gì. Sau đó lấy sticker dán đè lên headline hiện tại, viết lên headline khác mà mình nghĩ hay hơn, nhớ là phải hay hơn nghen :wink: . Gởi đi 5 cái, chỉ cần 1 cái headline thật sự ấn tượng là đủ được gọi phỏng vấn rồi.
- Tương tự trên, gởi tới agency vài kịch bản TVC cho sản phẩm mà agency đó đang làm.
- Gởi link blog hay link một vài bài hay nhất, thể hiện góc nhìn hiểm hóc, khác biệt về một vấn đề gì đó. Không cần gởi nhiều, gởi bài tủ thui (có nhiều like hay comment thì càng tốt). Chẳng hạn viết một bài bật lại quan niệm “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”, vì sao cha mẹ không phải lúc nào cũng đúng… luận điểm càng thú vị, cá tính, lập luận càng chắc thì càng ăn điểm. Cách này vừa cho nhà tuyển dụng thấy rõ khả năng viết, khả năng sáng tạo, chịu khó tư duy tìm cách nhìn mới, của bạn, đó đều là những phẩm chất rất cần của copywriter. Đây cũng là cách TYM làm, gởi link blog nào thì biết rồi hen :wub: .

Chúc vượt vũ môn.

Bạn nên đọc thêm các bài dưới:


Link to full article

4 Bài học lãnh đạo từ chuyến du hành lên sao Hỏa của NASA

Để giúp nhóm của bạn hoạt động hiệu của và năng suất hơn, bạn hãy chú trọng phát triển bốn kỹ năng mà các nhà du hành lên sao Hỏa cũng đang áp dụng sau:


Với thành công của chuyến thám hiểm sao Hỏa, NASA đang hướng mục tiêu tới các vì sao với mục tiêu đặt chân lên sao Hỏa vào giữa những năm 2030. Để hoàn tất mục tiêu này, các nhà du hành vũ trụ sẽ phải đối mặt với thời gian làm việc dài, ở tập trung trong doanh trại, không được chậm trễ về giờ giấc và không được phép để xảy ra các sai sót- rất nhiều thách thức trong số này cũng tương tự như những thử thách mà các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp mới thành lập cũng gặp phải.

"Chúng tôi sẽ lập một nhóm làm việc độc lập để tự giải quyết các vấn đề của họ do chậm trễ thông tin liên lạc. Họ cần các kỹ năng tự sửa sai”, Eduardo Salas, chuyên gia tâm lý thuộc trường đại học Central Florida cho biết. Ông cũng được mời làm chuyên gia huấn luyện của đội làm nhiệm vụ trên sao Hỏa.

Cũng giống như một nhóm kinh doanh thông thường, nhóm phi hành gia sẽ phải trải qua chương trình huấn luyện đội nhóm toàn diện của NASA. "Chúng tôi có các lớp học đào tạo về giao thoa văn hóa, quản lý xung đột, tự chăm sóc bản thân và tự quản lý, và chúng tôi sẽ xem lại các bài học về hoạt động nhóm từ các chuyến du hành trước đó”, Walter Sikes, một chuyên gia tâm lý về không gian vũ trụ đang làm việc cho đơn vị  Hiệu suất và Sức khỏe hành vi tại NASA cho hay.

Để giúp nhóm của bạn hoạt động hiệu của và năng suất hơn, bạn hãy chú trọng phát triển bốn kỹ năng mà các nhà du hành lên sao Hỏa cũng đang áp dụng sau:

1. Dạy mọi người trở thành người biết phục tùng mệnh lệnh trước khi trở thành người lãnh đạo. Sike cho hay "Là một người phục tùng là một bài học quan trọng để trở thành một nhà lãnh đạo. Những người phục tùng tốt sẽ biết cách lắng nghe, lên tiếng khi họ mơ hồ về việc gì đó và thích ứng với phong cách của người lãnh đạo và đưa ra những ý kiến phản hồi mang tính xây dựng mà không đối đầu. Họ cũng biết khi nào nên đặt câu hỏi và khi nào nên thi hành mệnh lệnh. Trong một cuộc khủng hoảng, đó có thể là sự khác biệt giữa sự hồi sinh và thất bại.

Để xây dựng những kỹ năng này, NASA đã gửi nhóm phi hành đoàn này đi thám hiểm bên ngoài- nhiệm vụ không nằm trong phạm vi hoạt động của họ và học cách làm thế nào để thực hiện nhiệm vụ.

2. Đừng để xung đột làm cản trở con đường đến với mục tiêu. Khi những cuộc xung đột nảy sinh, hãy giúp nhóm của mình giải quyết chúng bằng cách yêu cầu họ nghĩ về một nhiệm vụ lớn hơn. Các thành viên của một đội nhóm hiệu quả sẽ biết rõ nhu cầu của họ và biết đâu là điểm dừng để tránh những cuộc tranh cãi sau này. Các nhà du hành vũ trụ của NASA cũng được dạy để nhận ra những khác biệt giữa các nền văn hóa và các cá nhân nên họ biết rõ nguồn gốc của mọi sự hiểu lầm. Sikes cho biết “Thực sự là họ phải học cách giao tiếp rõ ràng và chính xác. Chúng tôi biết sẽ có xung đột. Nhưng các nhà du hành vũ trụ biết rằng nhiệm vụ và sự an toàn là quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu”, Sikes chia sẻ.

3. Xây dựng tinh thần chia sẻ. Salas cho hay "Các nhóm làm việc hiệu quả, nhất là các nhóm phải chịu nhiều căng thẳng cần có tinh thần chia sẻ. Nhóm cần biết các mục tiêu của họ và vai trò của mỗi người trong việc đạt được các mục tiêu này để họ làm việc một cách đồng bộ mà không lãng phí thời gian. Hãy coi đó như một trận bóng rổ: Tinh thần chia sẻ có thể giúp một người mù tịt về môn này vượt qua những điều tưởng như không thể. Khi bạn hiểu vai trò của mình và của những người khác, bạn sẽ vượt qua sự căng thẳng và đoán biết được nhu cầu của những người khác”.

4. Đối thoại sau khi có lỗi xảy ra. Để đảm bảo rằng đội nhóm đi đúng hướng Salas nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hướng dẫn nhóm tự sửa lỗi. Cả nhóm nên xem lại xem sai sót ở đâu và cách giải quyết sau khi các sai sót xảy ra. “Việc này có thể mất từ ba phút đến ba tiếng. Vấn đề là bạn phải tạo thành một thói quen”, Salas chia sẻ.

"Khi có sai sót xảy ra tại công ty, bạn hãy thảo luận xem điều gì đã xảy ra với mỗi cá nhân hay cả nhóm và gợi ý các phương án cải thiện cả quy trình làm việc. Nhấn mạnh rằng mọi cuộc trao đổi không phải là để bày tỏ sự tức giận, thất vọng hay quy lỗi mà là tìm ra cách để cải thiện mọi việc trong thời gian tới. Cuộc trao đổi không nên hướng tới các cá nhân để đảm bảo tính hiệu quả. Bạn không nói về mọi người mà là về các nhiệm vụ được giao”, Salas kết luận.
Dịch từ Entrepreneur

Link to full article

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Lago di Garda – lake garda

Khi đã ở chán trên núi với những con đường ngoằn nghèo, thảm cỏ xanh mướt, tầng lớp cánh đồng nho ở Bolzano rồi thì cả nhà đi xuống hồ Garda để tắm nắng.
Từ Bolzano mất khoảng 2hrs lái xe để đến được phía nam của hồ Garda.
Hồ Garda là một trong những cái hồ lớn nhất Italy và loãng mạn nhất…nằm dọc quanh hồ có ít nhất 7 thành phố, và nó lớn đến độ mùa hè dân tình ùn ùn đổ về đây để chơi các môn thể thao như sailing boat, lướt sóng (wind surf), thuê speed boat chạy vèo vèo trên hồ, thấy chỗ nào đẹp thì tắp vào, thả neo, nằm phơi nắng và hóng gió.  Vì là hồ nước ngọt nên mình có thể ngồi chơi phơi nắng cả ngày mà không có cảm giác khô & rít như ở biển, không khí ở hồ Garda trong lành đến nỗi khi hít vào mùi nắng, mùi gió..lúc đó tui mới hiểu tại sao có khái niệm “nước mặn, nước ngọt” … không khí và gió ở đây không có mùi biển và mùi muối như ở những vùng biển…nó ngọt ngào một cách trong veo.  Hồ trên núi mà.

Cả nhà lần này cắm trại ở miền Nam của hồ Garda, trong một cái làng nhỏ cạnh hồ có tên Lazise, nhỏ mà có võ nên cái gỉ, cái gi ở đây cũng đẹp hết.  Lại là làng chuyên sản xuất rượu vang, và tử đây lái xe khoảng 15 phút là đến vùng bardolino – nơi đã cho ra đời những chai rượu vang nổi tiếng thế giới (bardolino cũng đã có ở vietnam).

có cái quote “khi đến rome thì hãy hành xử như người rome”, bởi vậy khi đến garda thì cũng nên hành xử như dân Italy khi đến hồ garda.  Để thực sự enjoy thiên đàng nơi hạ giới – hồ Garda, thì mình phải thuê speedboat, hay sailing boat.  Rồi cả ngày rong ruổi trên thuyền đi dọc ngang bờ hồ và ghé hết làng này đến bến cảng nọ… để uống cafe, ăn kem, uống aperitif, ăn trưa, ăn tối…. ăn uống xong thì lại nhảy lên tàu và đi tiếp.  Vài năm nữa, khi vivu lớn và bơi giỏi thì cả nhà hứa sẽ quay lại đây, ở khu phía Bắc của hồ, sáng sớm cả nhà sẽ nhảy lên một chiếc thuyền buồm…bobo và papa sẽ manage cái thuyền với cột kèo, buồm, gió, dây rợ..và thuyền sẽ đi theo hướng gió từ bắc thổi về phía nam của hồ…  Tui và vivu sẽ nằm đọc sách và phơi nắng với nhau, trời ơi !!! đó chính là thiên đàng nơi trần thế này.

Quay lại Lazise, với thành cổ và những bức tường đá già nua đến vài trăm năm

em vivu đến đây, không phải để enjoy garda hay ice cream, em đến đây để cưỡi ngựa chạy vòng vòng…đến những 11 lần.

sau chuyến đi này, với em vietnam là sherwood, germany là nơi ông nội ở, phần còn lại của thế giới là Italy. Đến dubai hỏi em đang ở đâu? em trả lời “Italy”. Đến austria hỏi em đang ở đâu? em trả lời “Italy”, đến Munich hỏi em đang ở đâu, em trả lời “Italy”…và Italy thì chính là cái “go round and round, round and round” này đây.

Sẽ thật thiếu sót nếu không note down xuống 2 nhà hàng cực kỳ significant tại Lazie.  Cái đầu tiên cực kỳ ấn tượng với tui là nhà hàng Paparazzi nằm trong khuôn viên khách sạn

Risotto với nấm porcini và truffle: châu mùa hè là mùa của nấm porcini, nên đi tới đâu là tui tranh thủ xử tới đó…Món này phải nói là Chef của nhà hàng đã thực sự master nó, hạt cơm nấu vừa al-dante (hơi sống 1 chút) hòa quyện với mùi rất chi là buttery của nấm porcini, nhấn nhá thêm hương vị thơm lừng của truffle vào…đơn giản, nhưng để master nó thì là cả một nghệ thuật.

Món must try kế tiếp của nhà hàng này chính là spaghetti seafood…tui đã ăn rất nhiều spaghetti seafood ở Ý. nhưng ở đây tui phải ngả mũ khâm phục cô bếp trưởng tài hoa.  Quá xuất sắc… phần portion không lớn lắ, vừa đủ cho 1 người ăn no, mix seafood gồm tôm campari (loại tôm chỉ có ở vùng biển địa trung hải), mussles, con nghêu nho nhỏ màu trắng xám (loại nghêu này cũng chỉ có ở vùng biển khu vực châu âu), mực và tôm biển.  Và nước sốt được chế biến từ sốt cà chua và quá trời là gạch tươi từ những con tôm biển và con tôm scampi tươi rói – bí kíp võ công là đây, nhưng để master cái bí kíp này thì chính là sự cân bằng về flavour nữa…không quá nặng mùi cà chua, không quá nặng mùi gạch và mùi biển…tất cả hòa quyện với nhau thật là hài hòa.

Cả nhà ăn trưa ở đây vào lúc 3g … không phải giờ cao điểm nên đợi rất lâu, khoảng 30 phút.  Cô phục vụ đến xin lỗi liên tục bằng tiếng Anh với accent Ý, cô nói giờ này trong bếp chỉ có 1 chef và 1 phụ bếp mà phải phục vụ 2 bàn ở nhà hàng (14 người) thêm ở khu vực hồ bơi.  1 mình nấu cho ít nhất 14 người, mà món nào cũng ngon phát ngất…thì cô chef này ngoài việc là dân chuyên nghiệp, chắc cô ấy còn có tình yêu bao la với ẩm thực và cooking nên mới có thể cho ra những đĩa mì và risotto mà khi ăn tui và cả anh chồng mập đều cảm nhận được tình yêu ở trong đó.

còn em vivu thì say mê ăn dưới tán cây olive món spaghetti bolognese truyền thống…cũng ngon lành không kém.

Và nhà hàng thứ 2 là L’altra Idea, nhà hàng nằm trên một ngọn đồi nhỏ nhìn xuống hồ garda…sau 8pm đến thì coi như không còn bàn ở ngoài vườn nữa mà phải ngồi ở trong nhà. Phần lớn là dân local đến đây ăn, và đã đến đây thì ai cũng order pizza

một mình tui đã xử gọn em pizza này…lần đầu tiên trong cuộc đời tui được ăn một chiếc pizza có mùi vị độc đáo, quá trời làunique như vậy: prosciutto với loáng thoáng blue cheese…chỉ một chút bluecheese loáng thoáng đâu đó, nhấn nhá đâu đó đã làm cho hương vị của chiếc pizza trở nên quá trời là “hit”, hit high luôn…. và dĩ nhiên base vẫn là tomato sauce và mozzarella cheese. Nhưng cái đế pizza, sốt cà chua và mozzarella ở đây khác hẳn ở những chỗ khác, theo tui thì là do mozzarella của nhà hàng quá ngon và quá độc đáo về mùi vị.  Ta nó, ăn pizza ở đây xong là muốn dẹp hết xoong chảo ở nhà, tan mộng pizza home made :( (
Cả nhà ăn ở đây hết 3 lần, thì bobo đã ăn magherita hết 2 , và luôn khen rằng magherita ở đây là the best.

Ngoài ra, nhà hàng còn những món khác ngon nhức nhối không kém, như tenderloin với rocket salad và citron: nhìn rất đơn giản nhưng ngon vô cùng

đĩa mix nhiều loại prosciutto…
Prosciutto của Italy thiệt là ngon vô cùng, rất ngọt ngào, mặn mà và đậm đà gì đâu…ăn với bánh mì thì đến phát ngất

và kết thúc một bữa ăn, lúc nào cũng phải là lemoncello và espresso…when you’re in Rome, do as the Romans do :)






Link to full article

Chủ tịch General Electric: Quyết định đầu tư tại Việt Nam chỉ mất... 27 giây

"Tôi chỉ mất 27 giây và đây không phải là quyết định quá khó", ông Jeff Immelt nói.

Tài năng lãnh đạo của Immelt thực sự được tỏa sáng từ sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ.

Trước khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại. Minh chứng là Jeff Immelt, Chủ tịch kiêm TGĐ tập đoàn General Electric (GE) chỉ mất 27 giây để quyết định đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Nhân chuyến thăm Việt Nam lần này của Jeff, phóng viên đã có dịp gặp gỡ và phỏng vấn vị CEO được tạp chí Times bình chọn là một trong những CEO quyền lực và có tầm ảnh hưởng nhất thế giới này.

Câu hỏi đầu tiên mà rất nhiều người Việt Nam muốn nghe ông trả lời, đó là ông sang Việt Nam lần này với mục đích gì?

Trong chuyến đi này, tôi muốn tìm hiểu những cơ hội đầu tư vào quốc gia của các bạn. Dù năm 2007 tôi đã đến đây để chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy điện gió tại Hải Phòng. Chúng tôi hiện đang tập trung phát triển quan hệ với các đối tác nội địa như Petro Vietnam, Vietnam Airlines, các tổng công ty lớn và với Bộ Y tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Thời gian gần đây, nhiều tên tuổi lớn của Mỹ như Coca-Cola, Ford... chọn đất nước chúng tôi là điểm đến. Nhưng tại sao GE - một công ty sản xuất điện tử lại chọn Việt Nam, trong khi ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển?

Đó không phải vấn đề lớn, bởi nguồn lao động dồi dào của Việt Nam mới là điểm hấp dẫn. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có một thị trường năng động và giữ vị trí chiến lược trong khu vực châu Á. Từ đây, sản phẩm của chúng tôi dễ dàng xuất khẩu sang các nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan.

Nền kinh tế cả thế giới đang gặp khó khăn, Việt Nam của chúng tôi không phải ngoại lệ. Tại sao ông lại chọn thời điểm này?

Khó khăn đang là tình trạng chung của toàn thế giới. Chúng tôi là những nhà đầu tư lớn, luôn quan tâm đến chiến lược đầu tư dài hạn và tôi tin kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và tăng trưởng mạnh trở lại. Cũng phải nói thêm rằng, điều mà chúng tôi tập trung nhất vẫn là nguồn lực nội tại của chính đất nước bạn, chứ không phải là thời điểm đầu tư.

Được biết phương châm của các CEO tại GE là chỉ quyết định trong 30 giây, ông mất bao nhiêu giây để quyết định đầu tư lâu dài vào Việt Nam?

Tôi chỉ mất 27 giây và đây không phải là quyết định quá khó. Với những thế mạnh của Việt Nam mà tôi nói ở trên, cộng với quy mô và vị trí của GE trên thế giới. Đôi khi, bạn biết đấy, suy nghĩ lâu chưa chắc đã cho ra những quyết định đúng đắn. Còn với riêng tôi, khó khăn nhất vẫn là phải đưa ra những quyết định về chính sách việc làm tại Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thời gian qua. Nó thật sự rất áp lực.

Được biết ông hiện là Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Việc làm và Cạnh tranh của Tổng thống Mỹ Barack Obama, vậy có mâu thuẫn không khi các khoản đầu tư ra nước ngoài của GE càng lớn, thì nghĩa là thị trường việc làm tại Mỹ sẽ càng bị thu hẹp?

60% doanh thu của GE là từ các quốc gia khác ngoài Mỹ và chúng tôi là nhà xuất khẩu lớn thứ hai của Mỹ. Lợi thế của chúng tôi là tạo được thế cân bằng tốt giữa việc thúc đẩy xuất khẩu tại Mỹ và việc đầu tư ra nước ngoài, vì vậy chúng tôi cần phải tăng cường đầu tư vào các quốc gia khác. Tuy nhiên mâu thuẫn mà bạn vừa nhắc đến cũng là quy luật của nền kinh tế toàn cầu, bởi vì chúng ta đang sống trong một thế giới hội nhập, trong đó không quốc gia nào bị cô lập. Một phần kế hoạch tiếp theo của GE sẽ thành lập một trung tâm kỹ thuật tại Việt Nam, tuyển dụng, đào tạo các kĩ sư trẻ.



Link to full article

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

NHẬT KÍ SÁNG TẠO 13 – IN THE MOOD FOR…

Photobucket

Mỗi nhãn hàng đều có một cá tính khác nhau, kéo theo đó một vùng từ vựng cho riêng mình. Copywriter vì vậy luôn phải đắn đo đi, cân nhắc lại trong việc chọn lựa cách hành văn, ngôn từ phù hợp. Người tiêu dùng nhìn thì không chỉ rõ ra được nhưng họ cảm được ngay có gì đó… kì kì nếu bạn viết sai tinh thần của nhãn hàng.

Vậy nên dù làm copy hay art thì người sáng tạo cần phải biết đưa mình vào đúng cảm xúc, tâm trạng cần thiết, khi đó mới đẩy ra đúng ý, đúng từ. Có ngàn lẻ một cách nhưng trang nhật kí này chỉ đi vào việc đọc sách, cách yêu thích của TYM. Đọc đúng sách, chẳng những được đưa vào đúng tâm trạng mình cần mà đôi khi còn ăn… à không, học hỏi được vài chữ bỏ vào copy :cool: .

- Mỗi khi viết cho bia, TYM thường giở lại “Đại gia Gatsby” (F. Scott Fitzgerald) để được đưa vào không gian của những yến tiệc sang trọng, của những con người thượng lưu.

- Đụng đến rượu thì lật lại “Vạn tuế đàn ông” của Đồ Bì, xem để thấy thế nào là “tuý luý càn khôn”. Đọc kĩ mươi lần mới ngộ ra khi nào thì đi uống bia, lúc nào nên mượn rượu giải sầu, nhầm qua lại dễ mất hứng lắm!

- Một thời lăn lê bò toài với nhãn hàng cho thiếu nhi thì cứ “Tốt-Tô Chan, cô bé bên cửa sổ” (Tetsuko Kuroyanagi), “Chú mèo dạy hải âu bay” (Luis Sepúlveda) hay “Con voi của nhà ảo thuật” (Kate DiCamillo). Khép trang sách là thấy mình đã được về với vùng trời thơ bé, ngồi gõ chữ bỗng thấy mình nhí nhảnh lạ :wink: .

- Cho đối tượng teen, thích phiêu lưu đú đởn, nổi loạn thì không gì bằng “Sáu người đi khắp thế gian” (James Albert Michener), “Bắt trẻ đồng xanh” (J. D. Salinger), “Cuộc sống không ở đây” (Milan Kundera). Đọc xong đôi lúc muốn bỏ quảng cáo, vác tay nải đi bụi cho khuây khoả đời trai, để thấy thế giới này không chỉ có idea.

Đó chỉ là bước đầu tiên, người làm chữ còn phải học thật kĩ về nhãn hàng, xem đi xem lại các Ad đã làm từ xưa đến nay, lăn lê bò toài sửa lên sửa xuống cùng với comment từ khách hàng thì mới hoàn thành được sứ mệnh. Cùng là bia nhưng cái ngạo của Tiger sẽ khác với cái ngạo của “HaiChaiKen” nên ngôn từ, tứ văn theo đó cũng giống mà rất khác. Người nào ôm nhãn hàng lâu năm thì thấy dễ, người mới vào hay phong cách viết chưa phù hợp là phải bơi lắm mới bắt kịp, viết đúng cái đã, rồi chuyện viết hay tính sau.

Mần quảng cáo sướng nhỉ, thưởng thức văn học cũng là trau dồi cho nghề nghiệp, làm cũng như chơi, chỉ có điều sau khi đọc xong mà viết vẫn không ra gì thì bị khách hàng chửi vô mặt, đồng nghiệp khinh bỉ, vậy thui :lol: .

Bạn nên đọc thêm các bài dưới:


Link to full article

NHẬT KÍ SÁNG TẠO 14 – TÂM PHẦN

Photobucket

Những năm cuối sinh viên, nghe mấy lão copywriter than là đôi khi nghĩ ý tưởng đến mức quên là mình đã đánh răng hay chưa, hoặc đang chở bồ mà thắng xe cái két, lấy sổ tay luýnh quýnh ghi vội một ý chợt bắt thấy trên đường, làm nàng sau đó thề “không bao giờ tui quen thằng nào làm quảng cáo nữa!”. Tưởng các anh chém hù đàn em thôi, không ngờ khi tay nhúng chàm rồi mới thấy thực tế còn oải hơn nhiều.

- Bạn sắp được nghỉ phép 1 tuần, yeah! Chỉ cần một ngày trước bạn được brief chiến dịch quảng cáo, đối tượng hướng đến là giới trẻ, bảo đảm cả tuần đú đởn trong hay ngoài nước thì bạn luôn mở ra đa dò đài các bạn nam nữ thanh niên xung quanh: đang ăn chơi món gì, thích cái gì, đang nói về ai, cái gì đối với “tụi nó” là “kul”? Có gì nảy ra lập tức viết xuống, không đem viết thì lấy điện thoại ra nhắn lưu lại, nhanh nhanh kẻo nó vuột mất!

- Đang căng thẳng viết một headline mà đến vòng mười mấy rồi khách hàng vẫn cong môi từ chối thì khi đọc báo sáng hay xem ti vi thì não đều chăm chăm quét xem có chữ nào vay mượn được không. Mọi con chữ lúc đó đều là cứu cánh chứ không còn là đọc, là xem để giải trí nữa.
- Tay trong tay với nàng, chợt bắt gặp một đôi vợ chồng đang múa lửa bắn cung dỗ con ăn. Khi đó bỗng không còn tâm trí tình yêu tình khói gì nữa. Đơn giản là vì ngày mai phải trình với giám đốc sáng tạo vài chục ý tưởng kịch bản mới cho nhãn sữa dành cho trẻ biếng ăn. Thế là quan sát, quan sát, quan sát, quan sát, quan sát… để sau đó phải năn nỉ, năn nỉ, năn nỉ… xin lỗi, xin lỗi, xin lỗi… :dizzy:

Đó là cái giá phải trả cho mức thu nhập tương đối nhỉnh hơn các ngành khác, cho một cái nghề với cái mác “thời thượng”. Ngày nào còn chút đam mê, còn có điều gì đó níu kéo thì trụ lại, không thì chẳng có sự sung sướng hay mức lương nào xứng đáng để cái đầu lúc nào cũng phải vận hành. Vậy nên người ta ào ào vào ngành rồi cũng ùng ùng bỏ cuộc chơi.

Tối qua hẹn một người bạn, chị đến trễ tận 1 tiếng nhưng mình vẫn bảo ok, nãy giờ em tranh thủ brainstorm tí nên chả sao. Chị ngạc nhiên “Trời, làm nghề gì mà cực vậy, chị đã ra khỏi công ty là mọi việc đều để lại tất!”

Nghề này là vậy chị ơi, tụi em lúc nào cũng phải nghĩ một cái gì đó trong đầu!

Bạn nên đọc thêm các bài dưới:


Link to full article

Bí quyết của 10 thương hiệu được tín nhiệm nhất

Cách tốt nhất đề phân tích làm thế nào xây dựng được thương hiệu hàng đầu là đào sâu nghiên cứu những công ty mà mọi người đều biết đến và tin tưởng.

Để làm được điều này, Entrepreneur hợp tác với tổ chức cố vấn The Values Institute tại California tiến hành một cuộc khảo sát người tiêu dùng tìm hiểu những lý do giúp một số thương hiệu luôn đứng đầu.

Đưới đây những sách lược được các thương hiệu được tin cậy nhất nước Mỹ sử dụng để xây dựng thành công bản sắc thương hiệu riêng.

Amazon: Đáp ứng mọi nhu cầu


Nhà bán lẻ trực tuyến mọi thứ vượt trội trong danh sách không chỉ về sự tín nhiệm thương hiệu nói chung mà còn cả ở mọi giá trị tín nhiệm riêng. Khả năng tiếp cận sản phẩm, sự hữu dụng và kinh nghiệm khách hàng hiếm có của Amazon đều hội tụ lại để tạo ra một thương hiệu mạnh được người tiêu dùng tín tưởng.

Với hàng triệu sản phẩm, tiếp cận 24/7, công nghệ duyệt và tìm kiếm cao, đánh giá của người sử dụng và rất nhiều nguồn thông tin sản phẩm chuyên sâu, Amazon.com mang lại kinh nghiệm mua hàng cao cấp.

Ngoài ra, với mức giá thấp và vận chuyển miễn phí với những đơn hàng có tổng giá trị đạt một mức tối thiểu, thương hiệu được xem là mang lại giá trị trong khi chỉ cần nhấp chuột đặt hàng và lựa chọn giao hàng nhanh giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian. Người tiêu dùng cũng tin tưởng vào Amazon để có được tất cả các sản phẩm mà họ đang tìm kiếm nhờ vào quan hệ đối tác với những kênh bán hàng khác ví dụ như Partner Count.

Amazon là một tấm gương xuất sắc trong việc thúc đẩy mối quan hệ với người tiêu dùng bằng việc giúp họ đưa ra các quyết định thông qua các khuyến nghị, giới thiệu về các sản phẩm dựa trên các giao dịch mua trước đó, đánh giá và xếp hạng của người sử dụng và đề xuất mua bổ sung.

Người tiêu dùng cũng có nhiều lựa chọn cho việc xây dựng một mốt liên kết cá nhân với thương hiệu, gồm cả hồ sơ người sử dụng, đánh giá và xếp hạng, danh sách mong muốn và danh sách Listmania để giới thiệu các sản phẩm yêu thích.

Coca-Cola: Bán hạnh phúc

Ánh nắng mát lạnh. Tạm ngừng để sảng khoái. Hương vị cuộc sống. Với những châm ngôn trên, kể từ khi thành lập, lời hứa của nhà sản xuất đồ uống lớn nhất thể giới đã làm hài lòng người tiêu dùng. Mọi việc làm đều được khơi nguồn cảm hứng bởi ý tưởng: Làm thế nào để thúc đẩy, phát triển và tạo ra hạnh phúc? Coca-Cola đã truyển tải thông điệp này tới mọi mối liên hệ với khách hàng, từ Facebook đến các máy bán hàng tự động cho phép khách hàng tự pha chế hương vị yêu thích của mình.

Coca-Cola thực hiện những ý tưởng bộc phát và đem lại khoái cảm và truyền chúng vào mọi việc. Công ty chủ trương tập trung vào hạnh phúc với bản sắc doanh nghiệp mạnh mẽ nhất quán dựa trên tuổi đời và di sản thông qua việc tôn trọng quá khứ và những người đi trước một cách sâu sắc và mạnh mẽ. Coca-Cola chưa bao giờ quên lý do tại sao mình bắt đầu và mình đến từ đâu, điều đó có ý nghĩa rất nhiều với khách hàng.

FedEx: Sống theo cam kết

Với một niềm đam mê giản đơn cho các nhiệm vụ trong tầm tay, FedEx đã tạo nên một bản sắc doanh nghiệp mạnh mẽ. Không có gì ngạc nhiên khi công ty nhận được sự đánh giá cao của người tiêu dùng về năng lực, đặc biệt là khả năng đạt được những gì đã cam kết với hiệu quả hoạt động cao.

Ngoài việc cung cấp những dịch vụ đáng tin cậy, thương hiệu này đã tạo dựng sự tín nhiệm thông qua những sáng kiến ví dụ như chiến dịch "Chúng tôi hiểu" đồng thời cam kết với người tiêu dùng thông qua chương trình phần thưởng cá nhân và bằng việc tương tác trên các kênh truyền thông xã hội. Điều đó "đã thúc đẩy thương hiệu bằng cách khẳng định rằng thương hiệu không chỉ là dịch vụ vận chuyển các bưu kiện và gói đồ mà còn đánh giá cao rằng đó là tài sản, cuộc sống và tương lai của mọi người."

Apple: Luôn mới mẻ (và vui vẻ)

Còn có công ty nào khác mà công chúng và báo chí luôn nín thở chờ đợi mỗi đợt tung ra sản phẩm mới? Điểm mấu chốt là cho dù sản phẩm mới của Apple là gì, người tiêu dùng cũng sẽ tin tưởng rằng nó thông minh, kiểu dáng đẹp và cải thiện cách thức họ giao tiếp, làm việc hay sử dụng thời gian rảnh rỗi. Hơn nữa, họ cũng được tận hưởng kinh nghiệm của việc mua hàng.

Apple luôn luôn là sự sáng tạo và thể hiện. Các gian hàng của thương hiệu tạo ra cảm giác hợp tác và minh bạch giữa khách hàng và nhân viên. Apple sử dụng những người nhiệt huyết và không đánh giá doanh số của nhân viên dựa trên doanh thu. Được đánh giá là "nỗ lực bán lẻ tốt nhất trong lịch sử", các gian hàng của Apple luôn tạo cảm giác chúng "thực sự muốn mọi người bước vào và được truyền cảm hứng, tạo dựng lòng tin và thực sự cảm thấy tốt hơn về bản thân mình từ những kinh nghiệm mà họ có được trong các cửa hàng."

Apple sử dụng các cửa hàng bán lẻ để cho người tiêu dùng thấy triết lý thương hiệu của mình, từ những chiếc bàn lớn, các không gian mở, những bước tường cửa sổ tới những nhân viên bán hàng được đào tạo tốt (những người ủng hộp thương hiệu Apple nhất), được trang bị với những máy quét thanh toán cầm tay cho phép người mua mua sắm mà không phải đứng xếp hàng.

Nhà tư vấn thương hiệu Jim Stengel nói: "Steve Jobs chỉ nghĩ đến những điều nào là đúng cho thương hiệu và người tiêu dùng. Sự tập trung đó phần nào lý giải tại sao họ có thể làm tốt công việc tạo ra những hạng mục và sản phẩm mới không ngừng vượt xa các đối thủ cạnh tranh."

Target: Thiết kế kinh nghiệm

Thật dễ để quên rằng Target là một cửa hàng giảm giá khi các chiến dịch quảng cáo phong cách, hợp thời và sự hợp tác với các nhà thiết kế cao cấp những người tạo ra các loại hàng hóa hạn chế về phiên bản khiến cho những tín đồ thời trang phát cuồng của thương hiệu thực sự hiệu quả.

Tiếp tục khiến mình khác biệt với những cửa hàng lớn khác, Target mang lại một kinh nghiệm bán lẻ đặc biệt - từ thiết kế gian hàng tới việc lựa chọn hàng hóa đến giá cả và dịch vụ khách hàng. Nhà tư vấn thương hiệu Rob Frankel nói: "Target đã thực hiện một nỗ lực thật sự để cung cấp kinh nghiệm mua sắm thú vị nhưng bạn vẫn có được hàng hóa chất lượng ở mức giá tốt." Nhờ vào cách bố trí linh hoạt và thiết kế phù hợp, các gian hàng bán lẻ của Target là nơi mua sắm dễ dàng và trực quan, tạo cho khách hàng niềm tin rằng họ có thể tìm thấy những gì họ muốn, thậm chí ngay cả trên một sàn bán hàng rộng lớn.

Khách hàng của Target cũng đánh giá cao khả năng thiết kế những hàng hóa hấp dẫn nhưng giá cả phải chăng của thương hiệu - nổi bật nhất là mảng kinh doanh quần áo, phụ kiện hợp thời trang liên tục thay đổi, cung cấp cho người tiêu dùng "lựa chọn thay thế hợp thời có thể cạnh tranh với những thương hiệu thời trang đắt tiền hơn."

Dịch vụ khách hàng thân thiện và phù hợp từ cách "thủ quỹ chăm sóc mọi người trong hàng và hướng dẫn mọi người sang các hàng ít đông hơn" đến nhận thức rằng "họ luôn có đủ nhân viên trong gian hàng tại một thời gian" và rằng "người tiêu dùng được coi là khách hàng thượng đế" đã giúp Target đạt được sự tín nhiệm và, có lợi nhuận cao hơn và tăng cường nhận thức thương hiệu tốt hơn các đối thủ cạnh tranh.

Ford: Luôn nhất quán

Trong một kỷ nguyên khi điều duy nhất có vẻ chắc chắn lại là thay đổi thì việc xây dựng thương hiệu nhất quán đã giúp Ford tạo dựng vị thế đáng tin cậy hàng đầu, từ cái tên đơn giản một âm tiết đến biểu tượng mẫu mực và sự nhấn mạnh và người sáng lập Henry Ford đã giúp cho bản sắc thương hiệu của công ty đứng vững trước sự thử thách của thời gian.

"Mọi người đều biết và ngưỡng mộ câu chuyện của Ford. Là một trong số ba nhà sản xuất ô tô đặt tại Detroit, Ford có thương hiệu, chiến lược sản phẩm nhất quán nhất." Ford cũng lắng nghe và hành động theo nhu cầu của khách hàng khi ngay cả giám đốc điều hành Alan Mulally cũng đang tích cực tham gia vào tương tác với khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.

Những điều này tạo nên sự kết nối mạnh mẽ: Thương hiệu được đánh giá cao vì sự ổn định, đáng tin cậy và nhiệt huyết, đặc biệt là ứng xử có trách nhiệm và quan tâm tới đến phúc lợi của nhân viên và khách hàng.

Nike: Thái độ Có-thể-làm

Trên website, Nike tuyên bố sứ mệnh của mình là "mang lại cảm hứng và đổi mới đến tất cả các vận động viên trên thế giới," và thêm rằng: "Nếu bạn có một cơ thể, bạn là một vận động viên."

Đó là thông điệp truyền khát vọng và là sự hấp dẫn chủ đạo kết nối công ty may mặc đồ thể thao tới người tiêu dùng trên toàn thế giới. Theo nhà tư vấn thương hiệu Kevin Lane Keller: "Nike luôn luôn tập trung hết sức vào khách hàng, với điểm tiếp cận rộng rãi khiến cho thương hiệu gắn với những vận động viên tài giỏi cũng như mọi người thường. Đó là sự tự trao quyền và đạt được năng lực tốt nhất của chính mình và thương hiệu này thực sự mời gọi mọi người "Just Do It - Hãy làm thôi"

Sự phát triển sản phẩm không ngừng là một trong những điểm mạnh nhất của Nike. Theo Keller: "khi bạn sáng tạo, người tiêu dùng lại tin tưởng hơn bởi vì họ nghĩ bạn thực sự biết những gì bạn đang làm. Sản phẩm đầu tiên của Nike chỉ là bước đầu tiên trong chuyến hành trình này cho phép họ hoàn toàn phát triển vượt trội giống như một đôi giày chạy tốt là tất cả mọi thứ với một vận động viên trên toàn thế giới với tất cả mọi loại thể thao."

Nike cũng dành được tín nhiệm bởi vì người đồng sáng lập Phil Knight vẫn tham gia vào các hoạt động, một thực tế được những người trả lời khảo sát khẳng định là "tin tưởng rằng công ty [của Knight] sẽ luôn hành xử có trách nhiệm."

Keller nói rằng "Khi người sáng lập vẫn còn ở đó, mọi người tôn trọng thương hiệu theo cách khác với khi việc nắm quyền được truyền lại. Vẫn có giọng nói và cá tính của ông gắn với công ty khiến nó kết nối chặt chẽ với khách hàng hơn."

Starbucks: Thúc đẩy kết nối

Sau khi gánh chịu sự khủng hoảng một vài năm trở lại đây, nhà bán lẻ loại cà phê hương vị hàng đầu thế giới đã vực lại công việc kinh doanh và thương hiệu của mình bằng việc quay trở lại với cam kết mang mọi người gần nhau ban đầu. Starbucks cho mọi người một lý do để ở đó: tạo ra sự kết nối. Từ Wi-Fi miễn phí đến âm nhạc trong cửa hàng đến các bàn lớn với các phòng dành cho các nhóm và cuộc họp, các gian hàng của công ty được thiết kế để giúp đỡ khách hàng tương tác.

"Bước vào bất kỳ một cửa hàng Starbucks nào, bạn cũng sẽ thấy công việc đang diễn ra và mọi người đang chia sẻ và Starbucks hiểu được rằng mọi điều tại đó là để kết nối, khám phá, truyền cảm hứng và sáng tạo."

Các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể học hỏi phương pháp sáng tạo của công ty nhưng không một ai có thể thành công được như vậy bởi vì Starbucks "đã tạo dựng cho thương hiệu của mình một vị trí thích hợp và vô cùng thành công và không ai khác giống được như họ."

Southwest Airlines: Tạo cá tính khác biệt

Hãng hàng không giá rẻ này đã kiên định thiết lập lộ trình riêng cho mình trong ngành công nghiệp hàng không, tạo ra một cá tính khác biệt từ việc đặt chỗ mở đến các tiếp viên hàng không luôn quan tâm tới sự an toàn.

"Southwest đã luôn là một thương hiệu rất độc lập, nhanh chóng phá vỡ các chuẩn mực của ngành công nghiệp hàng không. Từ việc chỉ định chỗ ngồi đến sự thật rằng nó không có trong rất nhiều hệ thống đặt chỗ trực tuyến lớn, Southwest luôn tự hào vì khác biệt."

Phần nhiều sự thành công của Southwest đến từ sự thật rằng mặc dù văn hóa doanh nghiệp và hoạt động của nó mang phong cách riêng, những sự khác biệt đó hỗ trợ chức năng trung tâm của công ty."

"Southwest có một văn hóa doanh nghiệp vui vẻ và tràn đầy năng lượng, vô cùng độc đáo trong ngành công nghiệp hàng không nhưng cốt lõi là họ hoạt động rất hiệu quả, đưa hành khách từ điểm này tới điểm khác một cách hiệu quả với giá cả phải chăng."

Điều kỳ diệu của Southwest là mặc dù thương hiệu có nhiều yếu tố độc đáo, tất cả những mảnh ghép khác biệt đó ghép thành một bức tranh hoàn hảo để phục vụ khách hàng một cách độc nhất vô nhị.

Nordstrom: Tập trung vào khách hàng

Khi những câu chuyện mang tính thần thoại về dịch vụ khách hàng tuyệt vời của công ty bạn được lưu truyền, bạn biết rằng mình đang làm điều đúng đắn. Đó là dấu hiệu vàng của cửa hàng bách hóa cao cấp này, nổi tiếng với việc từng chấp nhận sự trả lại một bộ lốp xe mặc dù không hề bán.

Nordstrom là tất cả về sức mạnh của việc cung cấp dịch vụ khách hàng đặc biệt vượt trội lên so với kinh nghiệm dịch vụ điển hình. Thương hiệu ghi điểm mạnh mẽ bởi sự quan tâm tới khách hàng cũng như chất lượng của các sản phẩm trong gần 230 gian hàng. Dịch vụ chu đáo, bao gồm chính sách trả hàng tự do, gửi thư điện tử ảnh kỹ thuật số của các sản phẩm mới cho các khách hàng thường xuyên và gửi thư cám ơn sau khi mua hàng, giải phóng cho Nordstrom khổi mối bận tậm vào giá, giúp thương hiệu duy trì lợi nhuận biên cao hơn.

"Họ không giả vờ là có mức giá thấp nhất. Nhưng họ không cần phải làm như vậy. Khi đến Nordstrom, khách hàng biết họ có thể phải trả nhiều hơn một chút nhưng dịch vụ tốt đáng giá như vậy" - khách hàng đánh giá về Nordstrom.

Điều tạo dấu ấn thương hiệu này là kinh nghiệm dịch vụ chứ không phải là cách tiếp cận. Nordstrom chưa bao giờ tập trung vào công ty hay con người, tất cả năng lượng tích cực đều hướng vào khách hàng và kinh nghiệm bán lẻ và đó là bí quyết để thành công của họ.




Link to full article

9 Bí quyết kinh doanh thành công từ người sáng lập nên Costco

Là một trong những cửa hàng bán lẻ nhanh nhạy và thành công nhất, Costco đã làm gì để có được thành công này?


Dưới đây là một số bài học khởi nghiệp từ một trong những nhà bán lẻ vĩ đại nhất.

Costco, cửa hàng giảm giá nổi tiếng nhất bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1983. Đến năm 2004, Costco đã trở thành nhà bán lẻ lớn thứ 5 tại Mỹ và thứ 11 trên toàn thế giới. Doanh số bán hàng trực tiếp tại cửa hàng và qua mạng không ngừng tăng trưởng, trang Costco.com đã đạt mốc 1 tỷ đô la doanh thu hàng năm và đến năm 2007,  mỗi địa điểm trung bình thu về 130 triệu đô la doanh số bán hàng mỗi năm. Cửa hàng  cũng nổi tiếng vì có những khách hàng trung thành và nhân viên hạnh phúc. Costco cũng có cách tiếp cận khá kỳ lạ là yêu cầu khách hàng trả tiền để có được đặc quyền mua hàng hóa.

Là một trong những cửa hàng bán lẻ nhanh nhạy và thành công nhất ngoài Walmart, Costco đã làm gì để có được thành công này? Sau đây là những gì người sáng lập Jim Sinegal nói về cách hoạt động của ông: "Costco có thể chào bán những hàng hóa có mức giá thấp và chất lượng tốt hơn bằng cách loại bỏ gần như tất cả những món đồ vô giá trị và các chi phí vốn liên quan tới các nhà bán buôn và bán lẻ truyền thống bao gồm cả nhân viên bán hàng, các tòa nhà được ưa thích, việc giao hàng, thanh toán và các khoản phải thu. Chúng tôi vận hành theo một chế độ chặt chẽ với chi phí cực thấp để tạo thu nhập tối đa cho các thành viên của mình”. Nhưng đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm thôi.

Dưới đây là 8 chìa khóa khác dẫn đến thành công của Costco:

1. Ưu tiên khách hàng

Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng bạn hãy xem suất hot dog trị giá 1,5 đô la của Costco. Sau 15 năm, mức giá này vẫn không hề thay đổi. Để giữ chi phí và mức giá thấp,  Costco đã xây dựng riêng nhà máy chế biến thịt và bánh. Về cơ bản, Costco đã hoàn toàn thay đổi cách kinh doanh của họ với một loại sản phẩm. Và hầu hết khách hàng đều không nhận ra mức giá thấp đã tăng lên. Quyết định đó là nhằm làm những điều đúng đắn cho khách hàng chứ không phải là gây ấn tượng hay giữ chân họ. Việc chú trọng vào khách hàng đã trở thành hoạt động xương sống của cửa hàng.

2. Loại bỏ những hàng hóa không có giá trị

Các kho hàng Costco đều có sàn bê tông cứng và các khoang giống nhau để giữ hàng hóa. Giá để hàng thường đơn giản và bằng thép và bạn thường phải kéo hàng hóa của mình ra khỏi các khoang hàng ban đầu. Nhưng khi bạn có thể có được những sản phẩm hàng đầu và thịt với mức giá rẻ hơn các cửa hàng thực phẩm khác thì địa điểm không quan trọng.

3. Mang xe tải của bạn đến

Bạn có thể thuê chở một cái khoang tắm trị giá hàng ngàn đô la ở một cửa hàng khác với mức giá 700-800 đô la, nhưng tốt hơn là bạn nên xem xét tự chở hàng bằng xe tải của mình. Thấy rõ những trở ngại của việc bán những hàng hóa cồng kềnh, Costco để khách hàng dùng các xe đẩy sàn phẳng để xếp và dỡ đồ cồng kềnh. Tuy nhiên, các trung tâm thương mại Costco và trang web Costco.com cũng có dịch vụ vận chuyển hàng đối với những đơn hàng có giá trị cao.

4. Chào bán những thứ tốt nhất

Khi bạn đang tiết kiệm tiền để mua các chai sâm banh hiệu Dom Perignon hay đuôi tôm hùm và sò điệp bọc thịt xông khói thì nên dừng tìm kiếm hàng giá rẻ. Với việc lựa chọn cung cấp các hàng hóa xa xỉ giá rẻ, Costco đã tạo được dấu ấn thực sự trong làng bán lẻ.

5. Nhãn hàng riêng

Hợp tác với nhãn hàng  Kirkland  là một trong những quyết định thông minh nhất của họ. Đó là vì các sản phẩm Kirkland thường tốt hơn các nhãn hàng nổi tiếng khác mà giá lại rẻ hơn nhiều. Mua hàng với khối lượng lớn nên Costco có các thương vụ đặc biệt với Kirkland.

6. Thưởng cho nhân viên

Costco cung cấp những lợi ích đặc biệt bao gồm chế độ y tế cho vợ/chồng và những người phụ thuộc, khám răng và mắt định kỳ và quỹ lương hưu. Những ưu đãi khác là các gói bảo hiểm tai nạn và chế độ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe dài hạn được áp dụng với những nhân viên làm việc hơn 10 năm tại công ty. Costco cũng cam kết sẽ thúc đẩy sự thăng tiến từ bên trong đội ngũ. Hầu hết những người quản lý của Costco đều đi lên từ những vị trí thấp nhất.

7. Đánh giá các nhà cung cấp

Không giống như các nhà bán lẻ khác, Costco phối hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp để giúp họ tìm ra những cách điều hành việc kinh doanh của họ tốt hơn. Công ty làm việc với nhiều nhà cung cấp và chỉ sử dụng nguồn sản phẩm và thịt sạch. Tạp chí Costco Connection được chuyển cho các thành viên quản trị có rất nhiều bài viết ghi nhận các nhà cung cấp tốt, những cách kinh doanh khôn ngoan và sản phẩm của họ.

8. Bám sát những nguyên tắc cơ bản

Triết lý và giá trị của Costco không hề thay đổi kể từ ngày đầu thành lập bất chấp sự tăng trưởng vượt bậc của họ trong suốt những thập kỷ vừa qua.
Dịch từ Entrepreneur

Link to full article

Kiếm bộn từ nền kinh tế ngày tận thế

Những sự kiện ngày tận thế đã mang lại cơ hội kiếm lợi không nhỏ cho những doanh nghiệp chuyên phục vụ cho những người luôn muốn được chuẩn bị cho các sự kiện thảm họa.

Rất nhiều dự đoán và lời tiên tri liên quan tới các sự kiện khải huyền khiến mọi người sợ hãi, ngạc nhiên thậm chí là thích thú trong nhiều năm.

Nền kinh tế ngày tận thế bùng nổ

Trong bối cảnh khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu, các mối đe dọa khủng bố, các cơn bão, các trận động đất và cái gọi là ngày tận thế của người Maya vào ngày 21/12 thì sự diệt vong của thế giới đã tồn tại trong tâm trí nhiều người.

Rất nhiều dự đoán và lời tiên tri liên quan tới các sự kiện khải huyền khiến mọi người sợ hãi, ngạc nhiên thậm chí là thích thú trong nhiều năm. Những sự kiện ngày tận thế này đã mang lại cơ hội kiếm lợi không nhỏ cho những doanh nghiệp chuyên phục vụ cho những người luôn muốn được chuẩn bị cho các sự kiện thảm họa.

Những người này, được gọi là "người chuẩn bị" một thuật ngữ phổ biến tại Mỹ hiện nay, tiêu hàng nghìn USD nhằm mục đích tồn tại được trong các tình huống thảm họa cho những loại vật dụng phục vụ sự tồn tại.

Các công ty nắm lấy cơ hội kinh doanh từ ngày tận thế bán những sản phẩm gồm nước, lương thực, điện, chỗ trú ẩn, mặt nạn phòng hơi độc, các nhà sản xuất súng và những tiện nghi khác là những người kiếm bộn nhất từ "nền kinh tế ngày tận thế" hiện nay.Theo Vic Rantala, chủ sở hữu Safecastle chuyên cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho thị trường này đã hơn 10 năm, khách hàng của công ty rất đa dạng "thuộc đủ loại thu nhập và ngành nghề: Bác sĩ, luật sư đến chủ doanh nghiệp."

Phil Burns, chủ mạng lưới nói: "Những người chuẩn bị không điên hơn so với những người mua bảo hiểm nhà. Nghiêm túc mà nói tại sao tất cả mọi người đều mua  bảo hiểm nhà?

Đó là vì nếu một cái gì đó thảm họa xảy ra với nhà của bạn, bạn có thể có tiền để mua một ngôi nhà mới - và không bị vô gia cư. Việc chuẩn bị về cơ bản tương tự vậy - chúng tôi đào tạo bản thân và mua những vật dụng sẽ cần thiết để tiếp tục cuộc sống của mình trong một sự kiện thảm họa."

Hầu hết những người chuẩn bị, trên thực tế, đều nghĩ đến các thảm họa thiên tai trong tâm trí khi họ tích trữ lương thực hoặc mua một nơi trú ấn. Sự kiện 11/9 khiến nhiều người cân nhắc tăng cường việc chuẩn bị chống thảm họa của họ. Và phản ứng chậm trễ của chính phủ với cơn bão Katrina năm 2005 càng khiến họ củng cố quyết tâm.

Rantala nói: "Sự kiện 11/9 chắc chẵn đã thay đổi thế giới và cách thức nhiều người nhìn về tương lai của họ. Vào thời điểm đó, chúng tôi thấy nhiều người nhận thấy rằng tương lai của họ có thể rất khác với những gì họ được nuôi lớn lên tin tưởng.

Kể từ ngày 11/9, có nhiều sự kiện toàn cầu giúp thúc đẩy công việc kinh doanh của chúng tôi. Nó đã tăng trưởng vững chắc trong mọi khía cạnh. Thậm chí ngay cả trong suy thoái kinh tế, sự chuẩn bị cho khủng hoảng cũng vẫn tăng trưởng liên tục."Điều này có nghĩa đây là thời kỳ bùng nổ cho công việc kinh doanh phục vụ cho sự sống sót và tồn tại, chuẩn bị cho ngày tận thế.

Kiếm bộn từ nền kinh tế ngày tận thế

Có lẽ trong tình trạng ế ẩm và ảm đạm của thị trường bất động sản thì các nhà cung cấp nhà ở an toàn là những người duy nhất kiếm được lợi nhuận.

Thị trường nhà ở an toàn phát triển khá nhộn nhịp và sôi động, từ các khu ở an toàn sang trọng với một vài dự án được bán tại Kansas lên tới 1,75 tỷ USD xây dựng trên những tòa tháp phóng tên lửa bỏ trống đến những khu trú ẩn cộng đồng trong đó mọi người mua chỗ tại các cộng đồng dưới dất ngầm như Vivos và chống chọi với các sự kiện thảm họa trong một mạng lưới hầm trú ẩn nhỏ an toàn và tiện nghi.

Radius Engineering, công ty chuyên xây dựng hầm và nhà trú ẩn đã kiếm được hàng triệu USD từ việc thiết kế và xây dựng các nhờ ở trú ẩn cho ngày tận thế. Tính đến nay, công ty này đã bán được hơn 1.100 nhà ở trú ẩn ngầm với lợi nhuận khoảng 30 đến 40 triệu USD mỗi năm.Các nhà sản xuất bộ trang bị tồn tại đã tăng được doanh số trong thập kỷ vừa qua. Ví dụ, 3M, nhà sản xuất mặt nạ phòng hơi độc (loại mặt nạ được Hiệp hội Chữ thập đỏ khuyên dùng), có doanh thu từ mặt nạ phòng hơi chiếm 9% tổng doanh thu và giá cổ phiếu tăng gấp đôi kể từ năm 2009.

Ngành công nghiệp súng cũng thu được nhiều lợi nhuận từ việc tăng doanh số súng cầm tay khi mà mọi người đều muốn cảm thấy an toàn trong trường hợp thảm họa xảy ra. Dựa trên những thông tin liên quan tới việc xác minh lý lịch nhằm xin cấp phép sử dụng súng, số người dân Mỹ xin cấp phép đã tăng hơn 700% từ con số 147.484 đơn vào năm 2005 đến 992.975 đơn vào năm 2011.

Thậm chí một số cửa hàng bán súng còn sử dụng những loại vũ khí không gây chết người để quảng bá cho sản phẩm của mình. Moss Pawn Jewerly và Guns tại Jonesboro, Ga không hẳn là một cửa hàng chuyên phục vụ người chuẩn bị nhưng chủ cửa hàng lại chuẩn bị cho việc chống lại sự tấn công của thây ma.

Trong một đoạn video trên YouTube, họ trình diễn một loại vũ khí bán tự động AR15 đã được nâng cấp được trang bị ba điểm, bốn đèn chiếu sáng và 9 ổ đạn 30 viên.

Ngành công nghiệp giải trí cũng góp mặt trong những cái tên kiếm tiền từ ngày tận thế.

Các nhà xuất bản sách, phim ảnh và sản xuất chương trình đã quyến rũ khán giả và người hâm mộ với những câu chuyện về ngày tận thế. Khán giả trên toàn thế giới chỉ đơn giản là yêu thích những cách giải trí liên quan tới ngày tận thế.

Các bộ phim về ngày tận thế có tổng doanh thu hàng tỷ đô chỉ trong thập kỷ vừa qua với những tên tuổi như Independence Day (306 triệu USD), Armageddon (234 triệu USD), War of the Worlds (201 triệu USD), The Day After Tomorrow (186 triệu USD), The Perfect Storm (182 triệu USD) và 2012 (166 triệu USD).

Trong khi đó, các cuốn sách có thông tin và các câu chuyện về các thảm họa tiềm tàng là những thành công lớn thu hút người đọc. Cuốn sách có tựa đề "Sách giúp tồn tại" (Survival Books) trên Amazon đạt tới 46.000 lượt tìm kiếm.

Ngoài ra, các chương trình truyền hình như loạt phim truyền hình thu hút người dân Mỹ với những câu chuyện liên quan tới ngày tận thế như "The Walking Dead" (Xác chết biết đi) và "Doomsday Preppers" (Những người chuẩn bị cho ngày tận thế" là một hai cái tên phổ biến được yêu thích hiện nay.

Chúng ta đã có rất nhiều dự đoán về ngày tận thế như của nhà tiên tri Armageddon, học thuyết sao chổi Halley, các lời tiên tri Cổng thiên đường, lời sấm truyền của Nostradamus và sự cố Y2K. Hiện nay, hàng triệu người đang chờ đợi lời dự đoán ngày tận thế 21 tháng 12 theo lịch của người Mayan.

Mặc dù chúng ta không hẳn chắc chắn rằng sẽ không có điều gì xảy ra  thì ngành công nghiệp phục vụ ngày tận thế vẫn tiếp tục phát triển chừng nào ngày tận thế vẫn còn là một chủ đề nóng.

Tuyến Nguyễn


Link to full article

NHẬT KÍ SÁNG TẠO 15 – LUÔN VÀ NGAY

Photobucket

Hình như thế giới đang không còn sống “nhanh” nữa, mà đã nâng cấp thành “tức thì”, thành “luôn và ngay”. Kiên nhẫn đã trở thành xa xỉ, là tinh thần sống “trên trời”.

Qua vài chục project, bỗng thấy đời sao mà đơn giản quá:

- Một hộp kem trị mụn đắt tiền, không thành vấn đề, vì nó sẽ hiệu quả “luôn và ngay”, cho dù em có thức khuya liên miên, ăn gà rán nóng rần rần.

- Thuốc giảm cân – trà giảm béo, không cần phải bỏ sức luyện tập mà vẫn eo số 8, mặc kệ mọi logic nhân quả, mua liền, vì nó hứa với mấy má mấy chị “luôn và ngay”.

- Quần áo hiệu vác lên người là không cần phải tu tập, rèn luyện bản thân gì ráo vẫn hoành tráng, đẳng cấp trên đầu người ta, “luôn và ngay”.

- Sắm smart phone và dù application xài nhiều nhất là Con Chim Nổi Giận thì đeo nó lên người một phát là tức thì gia nhập lớp váng của xã hội, “luôn và ngay”.

- Gởi link bài viết này cho sếp của người viết bài này, người viết bài này sẽ bị đuổi việc, luôn và ngay.

Bạn nên đọc thêm các bài dưới:


Link to full article

Thời của các công cụ thông minh?

1.Mới đọc được một bài viết khá hay mang tên “The Problem of Scale“. Trong bài viết này, chủ đề cũ nhưng chưa bao giờ hết nóng trên Social Media là “Quantity over Quality” đã được lý giải khá rõ : không có khả năng scale về mặt quản lý dẫn tới việc không đảm bảo được chất lượng khi bùng nổ. Do vậy, “số fans” là tiêu chí duy nhất và dễ nhất để làm thước đo thành công – tuyến tính – giả tạo trong khi mà client không có khả năng để có thể đo bằng các chỉ số khác phức tạp hơn – thực tế hơn.

2.Muốn scale, không cách nào khác là phải có công nghệ giúp đỡ. Nhìn lại lịch sử loài người gần đây có thể thấy rõ hai mốc phát triển chói lọi là khi mà động cơ hơi nước ra đời + khi máy tính cá nhân ra đời. Social Media cũng vậy, đầu tư một ít tiền, đầu tư một ít người mà đòi giao tiếp, quản lý cả trăm nghìn người thì chắc chắn là oải. Nói về tool cho Social Media, có thể nhìn tổng quan bằng info-graphic dưới đây của Gigya :

(click vào hình để phóng to)

Để đảm bảo sự thành công lâu dài, có khả năng scale được thì doanh nghiệp sử dụng Social Media cần phải chú ý tới công nghệ hạ tầng, quản lý và kiểm soát (monitoring). Càng được công nghệ giúp đỡ thì càng có thể xử lý được dễ dàng hơn.

3.Quay trở lại bài viết về Scale, kết luận của Mitch khá hay khi lưu ý rằng tránh nhầm lẫn việc sử dụng công nghệ hỗ trợ và việc sử dụng công nghệ để làm mọi việc tự động như người máy. Để giải quyết vấn đề scale, trong comment phía dưới thì Olivier Blanchard (tác giả cuốn Social Media ROI) cũng đưa ra gợi ý : thêm người quản lý hoặc phân lớp cộng đồng (chia để trị).

4.Người làm công nghệ luôn luôn phải nhớ trong đầu : công nghệ thì liên tục phát triển nhưng (đại đa số) người sử dụng công nghệ thì không phải ngay lập tức cần sự phát triển đó. Tại sao, tại sao? Tại vì đa phần người sử dụng lười, muốn sử dụng năng lượng của mình một cách tối thiểu để đạt lợi ích tối đa nhất. Cũng cần phải nhìn rộng, nhìn xa hơn để thấy mức độ ảnh hưởng của sản phẩm (mình tạo ra) với các sản phẩm khác trên thị trường như thế nào và ngược lại. Chú ý cái info-graphic với hai sản phẩm mà Saleforce mua lại xem, cá nhân mình luôn tin rằng nhìn rộng sẽ rất tốt.


Link to full article

Bài đăng phổ biến