VuaTenMien.Com
VuaTenMien.Com: Tin tức kinh doanh, doanh nhân & doanh nghiệp, kinh nghiệm, phân tích kinh doanh, chứng khoán, bất động sản, lãi suất ngân hàng.
Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012
4 ngọn nến
Link to full article
Nhãn hàng riêng - "chiến binh vô địch"
Nhãn hàng riêng sẽ là một chiến lược rất thú vị của nhiều nhà bán lẻ và cũng là thử thách rất lớn cho các nhà sản xuất muốn giữ và xây dựng thương hiệu của chính mình thay vì trở thành nhà gia công cho các chuỗi.
Đây là một cuộc chiến thực sự nhằm tranh giành với chính nhà bán lẻ diện tích trưng bày trên quầy kệ, chiếm lấy tâm trí của người tiêu dùng. Cuộc chiến này đang diễn ra rất sôi động trên toàn thế giới.
Quyền lực của nhà sản xuất
Thế kỷ 20 là thế kỷ của các thương hiệu từ nhà sản xuất. Người tiêu dùng đã thay đổi hành vi tiêu dùng từ mua sắm những sản phẩm không có tên tuổi sang trung thành hơn với những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng như Cocacola, Disney, Johnnie Walker, Johson & Johnson, Tide, Nestcafe…
Những nhà sản xuất này đã sử dụng tất cả các kênh truyền thông sẵn có như báo chí, bảng quảng cáo ngoài trời, truyền hình, và sau này là internet… để chuyển thông điệp của thương hiệu đến người tiêu dùng một cách rất hiệu quả. Các thông điệp có thể là sự mua sắm thông minh, nhãn hiệu đáng tin cậy, chất lượng, sự đổi mới và sáng tạo... Sau đó những thương hiệu này mau chóng trở thành những biểu tượng của khác vọng tiêu dùng, là hình ảnh và phong cách sống.
Sản phầm của những nhà sản xuất tiếp cận đến người tiêu dùng qua hệ thống các nhà phân phối và bán lẻ. Trong thế kỷ 20, hệ thống các nhà bán lẻ thường “lép vế” hơn mạng lưới các nhà sản xuất, và điều này đã tạo nên một quyền lực rất lớn cho các sản phẩm có thương hiệu.
Các nhà sản xuất dường như dẫn dắt “cuộc chơi”, ép các hệ thống bán lẻ bán theo giá của họ, thực hiện chương trình khuyến mãi theo cách họ muốn. Các nhà bán lẻ thường chỉ có một lựa chọn “muốn có hay không có” các thương hiệu này trên kệ.
Sự “trả đũa” của nhà bán lẻ
Từ những năm 1970, cuộc chơi dần bắt đầu thay đổi mặc dù tương đối chậm. Các nhà bán lẻ bắt đầu phát triển theo chuỗi, họ nhanh chóng mở rộng hệ thống thành hệ thống phân phối toàn quốc. Một số nhà bán lẻ bắt đầu phát triển quốc tế như Wal-Mart, Carrefour, Metro, Tesco… Ngành bán lẻ trở thành một nền công nghiệp, “lột xác” từ những cửa hàng tạp hóa thành những "tay chơi thứ thiệt" và bắt đầu chiếm lĩnh thị trường hàng tiêu dùng đóng gói toàn cầu.
Cán cân quyền lực bắt đầu chuyển từ các nhà sản xuất thương hiệu sang các chuỗi bán lẻ một cách nhanh chóng. Các nhà bán lẻ bắt đầu “trả đũa” bằng cách sắp xếp lại cách thức thương lượng mua hàng với nhiều yêu cầu hơn.
Quyền lực chi phối của các nhà bán lẻ không dừng lại trong lĩnh vực hàng tiêu dùng đóng gói mà mở rộng ra tất cả các ngành hàng mà thị trường cần. Home Depot mở rộng quyền lực trong ngành vật liệu xây dựng, IKEA phát triển nhanh chóng trong ngành trang trí nội thất, Best Buy chiếm lĩnh đỉnh cao ngành điện gia dụng, Toy “R” Us chi phối ngành đồ chơi trẻ em…
Khi quy mô phân phối đủ lớn, "các chiến binh thầm lặng" được nuôi dưỡng bấy lâu nay bắt đầu phát huy tác dụng, nhãn hàng riêng của các nhà bán lẻ ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Mặc dù các nhãn hàng riêng đã xuất hiện từ lâu nhưng chỉ phát triển mạnh mẽ ở châu Âu vào những năm 1970.
Trong vòng 3 thập niên, thị phần của hàng nhãn riêng từ 12% nhảy lên đến 34% một cách rất hiệu quả trong khi các nhà sản xuất sản phẩm thương hiệu tiếp tục chi hàng đống tiền ra làm quảng cáo. Đến năm 2011, doanh số nhãn hàng riêng của một số nhà sản xuất đã vượt qua tổng doanh số của một số tập đoàn tiêu dùng lớn, tạo ra sự lo ngại thật sự cho những ông khổng lồ sản xuất hàng tiêu dùng thương hiệu, cuộc chơi đã thay đổi hoàn toàn.
Ngày càng nhiều các nhà bán lẻ đặt mục tiêu phát triển nhãn hàng riêng như một chiến lược ưu tiên và quan trọng trong toàn hệ thống. Hoàn toàn không ngạc nhiên khi thấy tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nhãn hàng riêng trong những năm đầu của thế kỷ 21 tại Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á. Các chuỗi bán lẻ quốc tế đang ra sức xây dựng hình ảnh và vài trò riêng cho các nhãn hàng riên của mình bằng nhiều thông điệp tương tự như nhà sản xuất về chất lượng sảng phẩm, sự lựa chọn thông minh, tiết kiệm chi phí…
Việt Nam- Thị trường màu mỡ cho nhãn hàng riêng
Coopmart là hệ thống siêu thị đầu tiên phát triển nhãn hàng riêng từ các sản phẩm của các đơn vị sản xuất thành viên của SaigonCoop, ban đầu chỉ giới hạn trong một vài ngành hàng tạp phẩm như nước chấm, chao…hiệu Nam Dương.
Tuy nhiên trong vòng 5 năm trở lại đây, hầu hết các chuỗi siêu thị trong và ngoài nước đều phát triển mạnh mẽ chiến lược nhãn hiệu hàng riêng của mình. Hệ thống Metro có nhãn riêng trong tất cả các ngàn hàng, Hệ thống BigC có 80% ngành hàng có nhãn hàng riêng. Những nhãn hàng riêng thành công nhất thường thuộc các ngành hàng như bột giặt, nước rửa chén, nước rau nhà, khăn giấy, giấy vệ sinh…đây là những ngành hàng mà người tiêu dùng không khó tính lắm về chất lượng và có xu hướng chọn sản phẩm giá rẻ.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không ổn định trong những năm gần đây đã tạo cơ hội cho tất cả hệ thống bán lẻ uy tín phát triển ồ ạt nhiều ngành hàng thực phẩm với nhãn hàng của riêng mình như bánh mì, sữa, dầu ăn,các loại trái cây tươi…
Theo thống kê của Planet Retail – một tổ chức chuyên nghiên cứu về bán lẻ - thì doanh số nhãn hàng riêng trong tất cả các hệ thống siêu thị tại Việt Nam chiếm khoảng từ 8 đến 12 % doanh số của toàn chuỗi, và đang có tốc độ phát triển rất nhanh chóng.
Do tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận chuyển, bao bì, quảng cáo…các sản phẩm nhãn hàng riêng thường có giá cả thấp hơn các sản phẩm có thương hiệu từ 15 đến 25% mặc dù vẫn giữ được tỷ lệ lợi nhuận rất cao. Lợi thế quan trọng của nhãn hàng riêng luôn được các nhà bán lẻ quảng cáo là “Chất lượng tương đương, giá cả tiết kiệm” đã đánh đúng vào tâm lý nhạy cảm về giá của người tiêu dùng Việt Nam.
Link to full article
Giao lưu trực tuyến với CEO Vật Giá
Bạn có biết Vật giá là một trong những trang thương mại điện tử uy tín nhất tại Việt Nam?
Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ, kinh nghiệm của anh Điệp trong buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Business model and Scalability”- đây là một trong năm buổi giao lưu thuộc khóa học miễn phí “Khởi nghiệp cùng các CEO Công nghệ hàng đầu Việt Nam” dành cho các bạn trẻ đam mê khởi nghiệp. Chương trình sẽ diễn ra vào thứ sáu (19/10), từ 10:00-11:00
Buổi giao lưu trực tuyến sẽ được live feed trên trang Facebook Event tuần 1 của khóa hoc: http://www.facebook.com/events/285845394848517 và trên website gik.vn, tba.topica.edu.vn .
Các bạn có thể tham gia giao lưu và đặt câu hỏi tới anh Nguyễn Ngọc Điệp bằng cách đăng ký vào event của khóa học: http://www.facebook.com/events/285845394848517, hoặc gửi câu hỏi trước tới email: startuponline@topica.edu.vn.
Lưu ý: Format câu hỏi ghi rõ “Họ và tên” – “đơn vị công tác” – “Câu hỏi”. Câu hỏi phải đặt ngắn gọn, dễ hiểu
Giới thiệu về khóa học
Khóa học “Khởi nghiệp cùng các CEO Công nghệ hàng đầu Việt Nam” được tổ chức bởi Topica Founder Institute cùng InfoDev ( Worldbank) và Savvi. Chi tiết tại http://tba.topica.edu.vn/blog/uncategorized/khoa-h%E1%BB%8Dc-tr%E1%BB%B1c-tuy%E1%BA%BFn-%E2%80%9Ckh%E1%BB%9Fi-nghi%E1%BB%87p-cung-cac-ceo-cong-ngh%E1%BB%87-hang-d%E1%BA%A7u-vi%E1%BB%87t-nam%E2%80%9D/
Giới thiệu diễn giả và trợ giảng của tuần 1 với chủ đề “Business model and Scalability”
Diễn giả Nguyễn Ngọc Điệp – Founder & CEO Vatgia.com
Anh Điệp là Founder & CEO của Vatgia.com, công ty thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam hiện nay. Đã gọi vốn đầu tư từ IDG Ventures Vietnam, CyberAgent Ventures, Mitsui.
Video giới thiệu anh Nguyễn Ngọc Điệp: http://www.youtube.com/watch?v=KpPSmS-dRt8
Trợ giảng Đỗ Tuấn Anh – Founder & CEO Appota.com
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mobile, anh là người sáng lập ra cộng đồng công nghệ GSM.vn và cộng đồng chia sẻ cho Mobile AppStore.Vn. Năm 2010 anh đảm nhận vị trí giám đốc marketing NaisCorp và giúp sản phẩm Socbay iMedia tăng thêm hơn 2 triệu users. Hai năm sau đó anh tốt nghiệp lớp F.I khóa 1 và thành lập Appota.com. Dự án start-up tiêu biểu đại diện Việt Nam tham dự Demo Asia 2012 tại Singapore.
Trợ giảng Nguyễn Ngọc Hưng – Founder & CEO Tapmee
Người đã một mình đạp xe 1800km trong 12 ngày từ Hà Nội vào HCM để kịp khai giảng khóa TFI tháng 5.2012. Sản phẩm Tapmee – Kết bạn qua Mobile của anh cho phép người dùng kết nối với các bạn mới trong cùng quán cafe, nhà hàng, và tìm kiếm những người bạn cũ đang ở khu vực xung quanh để cùng ăn trưa. Trước khi tham gia TFI, anh Hưng đã rất thành công với chương trình truyền hình 2!Idol – là chương trình được yêu thích nhất trên kênh Yeah1TV trong suốt 2 năm 2010 và 2011.
Link to full article
Bà chủ thời trang đầm bầu thu trăm tỉ từ thị trường ngách
Tìm phân khúc thị trường riêng biệt là cách mà chị Yên Châu – chủ thương hiệu đầm bầu BB lựa chọn để thành công trong thị trường thời trang đã bão hòa.
Chị Nguyễn Yên Châu - Giám đốc Công ty thời trang Yến Chi, chủ nhãn hàng Đầm bầu BB Maternity
Trong thời điểm nhà nhà kinh doanh quần áo, người người kinh doanh quần áo, cạnh tranh để tồn tại diễn ra hết sức khốc liệt. Những người thiếu kiến thức về thời trang, thiếu ý tưởng kinh doanh chỉ làm ăn nhỏ lẻ và quanh đi quẩn lại với chiêu bài thanh lý, giảm giá, đại hạ giá.
Với ý tưởng độc đáo, lại tập trung vào “thị trường ngách” của thời trang, phục vụ một số lượng khách hàng không lớn nhưng lại có nhu cầu bức thiết đã tạo nên sự khác biệt cho công ty Yến Chi.
Ý tưởng đến khi đồng cảnh ngộ
Năm 2004, thời điểm chưa hề có hãng thời trang nào ở Việt Nam quan tâm tới quần áo cho người phụ nữ mang bầu, thời trang giành cho người phụ nữ mang thai vẫn còn đang bỏ ngỏ. Khi đó, những người phụ nữ bụng bầu vẫn còn bị coi là trong giai đoạn “xấu xí”, cũng là lúc ý tưởng kinh doanh đến với chị Yên Châu - giám đốc công ty thời trang Yến Chi chuyên sản xuất các loại đầm bầu.
Ý tưởng về thời trang cho bà bầu đến khi chính bản thân chị Châu đang mang thai đứa con đầu lòng của mình. Mang thai khiến chị mất tự tin vì không thể mặc vừa các loại quần áo cũ, việc tìm các loại quần áo phù hợp với “vóc dáng” cũng rất khó khăn.
“Quãng thời gian 9 tháng 10 ngày không phải là ngắn, và người phụ nữ vẫn có nhu cầu làm đẹp trong thời điểm này. Trong khi ở nước ngoài đã có những cửa hàng thời trang phục vụ lớp khách hàng “bầu bí” từ lâu thì thị trường Việt Nam vẫn bị bỏ ngỏ”, chị Châu cho biết.
Am hiểu về thời trang và nhạy bén trong kinh doanh, chị Châu nhận thấy ngay một phân khúc thị trường hấp dẫn vẫn còn bị bỏ ngỏ. Đầm bầu BB mở ra để phục vụ nhóm khách hàng này và thành công nhanh chóng.
“Phải làm sao để ngay cả khi mang bầu, người phụ nữ vẫn có thể là một biểu tượng thời trang, luôn luôn tự tin và quyến rũ”, chị Châu nói.
Định hướng cho thị trường
Đánh đúng vào nhu cầu thời trang của khách hàng, sản phẩm của chị vừa ra mắt đã nhanh chóng được đón nhận. Không chỉ là người đi tiên phong, chị Châu còn luôn nhanh nhạy và định hướng cho xu hướng thời trang của thị trường.
“Thông thường, thời điểm thu đông công ty đã bắt tay sản xuất đơn hàng cho mùa hè, vì vậy công ty luôn phải đi trước từ 1 – 2 năm trong việc nghiên cứu thị trường, đoán biết kiểu dáng thời trang cũng như chất liệu vải sẽ được ưa chuộng trong những năm tới”, chị Châu cho biết.
Để nắm vững được xu hướng này, đòi hỏi công ty của chị phải mua thông tin từ những công ty chuyên phân tích của nước ngoài, cũng như có một đội ngũ nhân viên thiết kế chuyên nghiệp.
Bản thân tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật công nghiệp khoa thiết kế thời trang, từng giảng dạy thiết kế tại nhiều trường đại học như đại học kiến trúc TP Hồ Chí Minh, trường sân khấu điện ảnh, và cũng từng làm việc tại nhiều công ty lớn về thời trang, chị Châu vừa có mắt nhìn của một nhà thiết kế chuyên nghiệp, vừa có mắt nhìn của một nhà kinh doanh để đưa các mẫu thiết kế đi vào thực tiễn.
“Quãng thời gian đi giảng dạy và làm thuê trong những ngày đầu mới ra trường khiến tôi bớt “mơ mộng” hơn và có cái nhìn thực tế hơn về thời trang, hiểu rõ một sản phẩm thiết kế đẹp nhưng khi tung ra có phù hợp với thị trường thực tế, nhu cầu khách hàng hay không”, chị Châu chia sẻ.
“Ngay cả khi mang bầu, người phụ nữ vẫn có thể là một biểu tượng thời trang, luôn tự tin và quyến rũ”. Ảnh: Các mẫu đầm bầu của BB (nguồn: Facebook)
Tăng trưởng: Nhân đôi mỗi năm
Khởi nghiệp kinh doanh chỉ từ một cửa hàng nhỏ trên phố Thợ Nhuộm, với 5 người bao gồm cả bản thân làm tất cả mọi việc từ thiết kế cho đến sản xuất, công ty của chị Châu liên tục mở rộng.
Đà tăng trưởng của công ty tăng vùn vụt, năm sau lại gấp đôi năm trước. Ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, công ty chị vẫn tăng trưởng 150% trong năm 2011, chị Châu cho biết, hiện tại mỗi tháng công ty sản xuất khoảng 15.000 đơn hàng/tháng cho cả hai mẫu đầm bầu trung và cao cấp. Chị ước tính năm sau, con số này sẽ là 30.000 đơn hàng/tháng với doanh thu đạt 150 tỉ đồng.
Đến nay công ty chị đã phát triển thành một hệ thống các cửa hàng từ Bắc vào Nam với nhiều đại lý phân phối, và thương hiệu đầm bầu BB là cái một trong những cái tên sáng giá nhất tại Việt Nam, ngoài ra dòng sản phẩm Honey với giá cả phải chăng hơn cũng được tập trung phát triển. Công ty của chị hiện cũng đang sở hữu hai xưởng may và đặt gia công ở nhiều nơi tại Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc.
Nói đến tương lai của công ty, chị Châu vui vẻ cho biết: “Thương hiệu BB sẽ còn tiếp tục mở rộng, đồng thời phát triển thêm các loại quần áo thời trang cho trẻ em và người thừa cân”.
Link to full article
McDonald′s và thử thách tại Việt Nam
Sự xuất hiện hay tuyên bố xâm nhập của McDonald's luôn tạo nên những tò mò thích thú hay những tin đồn hấp dẫn ở mọi thị trường. Rất nhiều người hy vọng có được cơ hội kinh doanh với ông vua nhượng quyền này, tuy nhiên điều này không thật sự đơn giản.
Tuyên bố tham gia thị trường Việt Nam gần đây của McDonald's nằm trong kế hoạch mở rộng vội vã về Châu Á và là niềm hy vọng của rất nhiều cổ đông.
Áp lực tăng trưởng
Khủng hoảng kinh tế tại châu Âu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng của McDonald’s tại thị trường chiếm 40% doanh số này. Thị trường truyền thống Bắc Mỹ, nơi đóng góp 30% doanh số cũng trở nên quá bão hoà và không giúp đỡ gì được cho chiến lược mở rộng hệ thống tại đây như sự mong đợi của cổ đông.
Công ty đã đạt mức lợi nhuận 5,5 tỷ USD vào cuối năm 2011 - cao hơn năm 2010 11,3 %, cùng với lời hứa tăng trưởng và mở rộng hệ thống mạnh mẽ của Tổng giám đốc Tập đoàn McDonald’s Jim Skinner, được báo chí truyền tải vào đầu năm 2012, cổ phiếu của công ty đã đạt mức giá 101,74 USD vào cuối tháng 1/ 2012, là mức giá kỷ lục của McDonald’s.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 9 năm nay, cổ phiếu của công ty đã rơi xống 87,11 USD, mức giá thấp nhất trong vòng 6 tháng nay. Mặc dù R.J. Hottovy - Giám đốc nghiên cứu thị trường của Morningstar (công ty chuyên cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường cho McDonald’s) trấn an thị trường rằng: “Những biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô và đối phó khủng hoảng đang bắt đầu có kết quả tại châu Âu, nhưng tôi nghĩ McDonald’s đã có một kết quả kinh doanh đáng khâm phục nhờ các chiến thuật bài bản về chi phí cũng như quảng cáo. Tôi cho rằng, McDonalds chứng tỏ họ có thể phát triển mạnh mẽ trong bất kì một môi trường vĩ mô nào".
Tuy nhiên, từ lâu hội đồng quản trị của McDonald’s cũng thừa hiểu rằng, không thể mong chờ nhiều vào thị trường châu Âu và Bắc Mỹ. Và một áp lực rất lớn được đặt lên chiến lược “Đông tiến” của ông khổng lồ này.
Hàng loạt cái tên mới xuất hiện trên bản đồ của McDonald’s như Nga, Serbia, Ukrain…, đồng thời cũng hàng loạt tuyên bố chiến lược xuất hiện trên truyền thông. R.J. Hottovy tuyên bố trên Business Week: “McDonald’s đang thắng thế tại hầu hết các thị trường ngoại trừ Trung Quốc, nơi hãng chỉ đứng ở vị trí thứ hai sau hãng Yum!. Nhưng tôi tin rằng, trong tương lai, McDonalds sẽ có những chiến dịch rõ ràng. McDonald’s sẽ tăng gấp đôi số lượng cửa hàng tại đây và chiếm lấy vị trí số 1”.
John Ivankoe, chuyên gia phân tích tài chính của J.P Morgan thì cho rằng: “McDonald’s là hệ thống nhà hàng toàn cầu, có cách thức vận hành rất hiệu quả về chi phí. Cổ phiếu của McDonald’s thuộc loại an toàn, rủi ro thấp; chiến lược phát triển nhanh chóng, lợi nhuận dài hạn của cố phiếu này rất hợp lý. Chúng tôi khuyến khích nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu này”.
Nhưng trên hết, hầu hết nhà đầu tư quan tâm nhiều đến chiến lược mở rộng tại châu Á của ông khổng lồ này.
Cuộc chiến tại Trung Quốc
Tại thị trường khổng lồ Tung Quốc, McDonald’s đối mặt với một đối thủ cạnh tranh đáng gờm là KFC (YUM!) với khoảng 3.500 cửa hàng, trong khi McDonald’s hiện có 1.100 cửa hàng. Đây là một cuộc chiến khá khốc liệt.
Trong khi mục tiêu đuổi kịp số KFC về số lượng cửa hàng dường như quá khó thì ông Kenneth Chan, người Singapore, là Giám đốc điều hành của McDonald’s Trung Quốc tuyên bố một chiến lược cạnh tranh khác của McDonald’s tại đây: “Chúng tôi không đặt mục tiêu xây dựng một chuỗi của hàng lớn nhất về số lượng, nhưng chúng tôi luôn “chiến đấu” cho một chất lượng và dịch vụ tốt nhất. Chúng tôi hy vọng sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn, và doanh số của mỗi cửa hàng cải thiện rõ rệt qua từng năm. Trong năm 2012, McDonalds Trung Quốc tăng 50% vốn đầu tư vào việc cải thiện thực đơn, tạo ra nhiều tiện ích, thành lập dịch vụ giao hàng tận nơi…, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp xúc với chúng tôi bất cứ lúc nào với phương thức thuận tiện nhất”.
Tuy nhiên việc mở rộng chuỗi cửa hàng vẫn là một ưu tiên quan trọng cho bất kỳ nhà bán lẻ nào để chiếm lĩnh thị trường. Và McDonald’s cũng phải buộc đẩy nhanh tốc độ mở rộng này bằng chiến lược cổ điển đã từng giúp ông khổng lồ này chiếm lĩnh thị trường Bắc Mỹ và châu Âu - nhượng quyền thương mại.
Ông Kenneth Chan cũng cho biết: “Ngoài việc mở các cửa hàng của chính công ty, chúng tôi đẩy mạnh chương trình nhượng quyền thương mại với tốc độ nhanh nhất. Vì rốt cuộc, mô hình kinh doanh của McDonald’s là nhượng quyền thương mại. Hiện nay có 80% cửa hàng McDonald’s trên thế giới được sở hữu và vận hành bởi đối tác nhận nhượng quyền, nhưng tại Trung Quốc chỉ mới 36 cửa hàng nhượng quyền, chúng tôi đang làm việc hết sức cho chiến lược này”.
Ngoài mô hình nhượng quyền thương mại, McDonald’s cũng phát triển mô hình cấp phép kinh doanh (Licensing) ở nhiều tỉnh khác để nhanh chóng mở rộng hệ thống. Tại những tỉnh công ty không có khả năng tiếp cận, McDonald’s tìm những đối tác có tiềm năng tài chính mạnh mẽ để cấp phép phát triển (Developmental lisence). Hiện nay tại Trung Quốc có 7 đối tác được cấp phép, đó mới là một tỷ lệ thấp, nhưng McDonald’s thừa hiểu rằng tốc độ phát triển của chiến lược nhượng quyền thương mại phụ thuộc phần lớn vào việc tìm đúng đối tác.
Tham vọng của chuỗi hamburger này là đạt được 2.200 cửa hàng vào cuối năm 2012. KFC cũng đã tuyên bố chỉ tiêu tăng trưởng 40% trong năm nay tại thị trường Trung Quốc.
Địa phương hóa tại Ấn Độ
Bảng chỉ số Big Mac. Ảnh: nhuongquyenvietnam.com
So với Trung Quốc, Ấn Độ là một thị trường có nhiều thử thách hơn cho McDonald’s. Một thị trường với phần lớn dân số theo đạo Hindu không ăn thịt, McDonald’s buộc phải thay đổi phần lớn thực đơn với những món ăn chay và rau quả. Tuy nhiên theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor thì thị trường nhà hàng tại Ấn Độ có doanh số ước tính là 128 tỷ USD/năm (so với Trung Quốc là 132 tỷ USD/năm), sức thu hút của tiềm năng khổng lồ thôi thúc sự vội vã tăng tốc của McDonald’s so với số lượng khiêm tốn 110 nhà hàng hiện tại ở Mumbai và Delhi.
Trong khi thịt bò nghiền vẫn là điều gì đó cấm kỵ đối với hầu hết người tiêu dùng Ấn Độ, thì đội ngũ nghiên cứu của McDonald’s đã giới thiệu hàng loạt thực đơn từ cá, gà, tôm…, và khá thành công tại đây. Ấn tượng nhất vẫn là món ăn chay có cái tên rất nổi tiếng là McCurry Pan.
Những rào cản pháp lý chính sách hạn chế nhà bán lẻ nước ngoài của Ấn Độ tạo nhiều khó khăn cho chiến lược mở rộng của ông khổng lồ này. McDonald’s đưa ra một chỉ tiêu thật khiêm tốn tại thị trường Ấn Độ là tăng trưởng 45 cửa hàng trong năm 2012.
Chiến lược mở rộng tại Đông Nam Á
Đông Nam Á trở thành thị trường yêu thích của McDonald’s và đây là cuộc đua của tất cả các chuỗi lớn khác trên thế giới như Burgerking, Wendy’s, Starbucks, Yum!, Subway… Mở rộng càng nhanh càng tốt thị trường này trở thành chiến lược nghiêm túc và quan trọng của ông vua nhượng quyền này.
Tại đây, rất có thể McDonald’s sẽ sử dụng linh động cả 3 phương án mở rộng đang áp dụng tại Trung Quốc như liên doanh, nhượng quyền thương mại (franchising) và cấp phép kinh doanh (Licensing) để đẩy nhanh tốc độ mở rộng, dĩ nhiên là vẫn theo quy trình chọn lựa đối tác rất chặt chẽ của mình. Ông khổng lồ có kế hoạch mở mới 750 cửa hàng tại thị trường Đông Nam Á trong vòng 2 năm tới.
Tuy nhiên, một thử thách quan trọng khác của McDonald’s khi mở rộng ra thế giới mà đặc biệt là châu Á là phải thay đổi chiến lược về giá. Giá bán của Big Mac - một sản phẩm chính của chuỗi - được xem như một chỉ số của McDonald’s đo lường nền kinh tế của một quốc gia.
Theo bảng chỉ số này, giá của Big Mac tại Trung Quốc là thấp nhất sau nhiều lần điều chỉnh giảm. Ở mỗi quốc gia, McDonald’s tập trung vào khách hàng mục tiêu là người tiêu dùng cao cấp trong thời gian mới xâm nhập thị trường, và sau đó sẽ từ từ chuyển mục tiêu sang đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình khi hệ thống chuỗi đủ lớn để giảm chi phí. Chiến lược giá cả tại Việt Nam chắc chắn sẽ không năm ngoài chiến lược này.
Nếu McDonald’s phát triển chiến lược nhượng quyền tại Việt Nam, thì một điều chắc chắn đây chỉ là cơ hội cho rất ít người, những người có khả năng bỏ ra khoảng 800 ngàn đến 1,3 triệu USD để mở một cửa hàng thức ăn nhanh của nhãn hiệu này. Và đây cũng là thách thức của chính McDonald’s để chinh phục chỉ tiêu 100 cửa hàng tại đây.
Một thử thách khác tưởng chừng là nhỏ nhưng quan trọng của McDonald’s tại Việt Nam đó chính là “khoai tây chiên”. Khoai tây chiên là một phần không thể thiếu trong thực đơn và chiếm một tỷ trọng doanh số rất lớn. Tuy nhiên thuế nhập khẩu khoai tây chiên quá lớn là một thử thách lợi nhuận cho chuỗi thức ăn nhanh này.
J.Simplot, một chuyên gia nông nghiệp của phòng thương mại Hoa Kỳ khi sang thăm Việt Nam vào năm 2007 phát biểu rằng: “Đặc trưng của khoai tây Mỹ là dài, còn khoai tây Việt Nam thì lại tròn, do vậy các chuỗi thức ăn nhanh của Mỹ muốn giữ đặc trưng khoai tây của mình sẽ có một thử thách rất lớn về chi phí”.
Khoai tây chiên cũng chỉ là một trong những mục của danh sách thử thách mà McDonald’s cũng như các đối tác nhượng quyền của họ phải vượt qua. Sự thành công của KFC, Lotteria, Pizza Hut cùng tuyên bố tham gia thị trường của Starbucks cũng là một thôi thúc hay một tín hiệu rõ ràng đến ông không lồ này về một thị trường rất tiềm năng của hơn 80 triệu dân.
Mặc dù chưa thông báo ngày tham gia thị trường chính thức, nhưng McDonald’s cũng đã đưa ra những tiêu chuẩn rất cao và rõ ràng trong việc lựa chọn đối tác của mình trên website của Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam: Đối tác phải là những tập đoàn có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, có lịch sử thành công, có khả năng phối hợp tốt với công ty mẹ (Franchisor), có khả năng tham gia đầy đủ khóa đào tạo của McDonald’s trong vòng 9 tháng, sẵn sàng dành 100% thời gian để phát triển McDonald’s, có kinh nghiệm về bất động sản và đặc biệt phải có vốn lớn.
McDonald’s là thương hiệu của mọi người, nhưng cơ hội kinh doanh từ họ thì không phải cho tất cả.
Link to full article
7 phẩm chất của một nhà lãnh đạo có uy
Link to full article
Tường thuật buổi định hướng nghề nghiệp Marketing 06.10.2012 của trung tâm AiiM
Buổi tư vấn Marketing Career Orientation diễn ra ngày 06.10.2012 được tổ chức tại Trung tâm đào tạo kỹ năng truyền thông Marketing AiiM – 152 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM với sự tham gia của các chuyên gia trong ngành:
1/ Anh Nguyễn Việt Dũng hiện là Business Director, AiiM Education với 6 năm kinh nghiệm trong mảng Communication Agency.
2/ Anh Ngô Minh Thuận hiện là Managing Director của DNA Digital với 10 năm kinh nghiệm trong mảng Communication Agency.
3/ Chị Trần Cẩm Loan hiện là Senior Brand Manager của URC với 10 năm kinh nghiệm trong mảng Marketing at Corporate.
Mời bạn tham khảo các điểm chính trong bài chia sẻ:
1. Làm marketing, nên tìm hiểu rõ để bắt đầu đúng
Mở đầu là phần chia sẻ của anh Nguyễn Việt Dũng về tổng quan cơ hội nghề nghiệp trong ngành marekting. Marketing thật sự là một thế giới rộng lớn với 4P – Product, Price, Place & Promotion, và trong ngành marketing – không có công ty nào có thể làm tốt tất cả mọi công việc. Do đó phát sinh nhu cầu chuyên môn hóa: các công ty sản xuất sở hữu sản phẩm & kênh phân phối, thường gọi là Corporate hay Client và các công ty cung cấp dịch vụ marketing (marketing agency). Trong các công ty cung cấp dịch vụ marketing lại chia thành 3 nhóm công ty nhỏ: các công ty nghiên cứu thị trường (market research), công ty quảng cáo (advertising) và công ty truyền thông (media), những công ty này lại có những đối tác hỗ trợ (supplier/production house).
Nếu marketing là lựa chọn nghề nghiệp của bạn, có nghĩa rằng bạn đang đứng trước hơn 100 vị trí thuộc 5 nhóm công ty khác nhau:
1/ Phòng marketing tại các công ty sản xuất (client)
2/ Công ty quảng cáo (advertising agency)
3/ Nghiên cứu thị trường (market research company)
4/ Truyền thông (media agency)
5/ Dịch vụ hỗ trợ (production house)
Trong 5 loại công ty trên, chỉ có Client là làm đủ 4P, còn các công ty quảng cáo và truyền thông đa phần tập trung vào P cuối cùng – Promotion Communication (Truyền thông chiêu thị). Lời khuyên dành cho các bạn là nên tìm hiểu và chọn ra một vị trí rất cụ thể để có kế hoạch phát triển nghề nghiệp phù hợp.
Xem thêm bài chia sẻ của anh Dũng tại http://www.slideshare.net/aiimeducation/aiim-marketing-career-orientation-general-about-marketing-industry-14633015)
2. Advertising agency, những người “giải quyết vấn đề trong tâm thức người dùng”
Sau phần trình bày của anh Dũng, các bạn có cơ hội đến với phần chia sẻ của anh Ngô Minh Thuận, hiện là Managing Director của DNA.
Anh Thuận nhấn mạnh người làm tại agency cần rất nhiều kiến thức đa dạng, nên đừng gò bó mình trong một “mô tả công việc” nào cả – mà hãy dành nhiều thời gian cho điều làm mình yêu thích. Và điều quan trọng là “tính sáng tạo”, tính cách quan trọng của người làm bên agency, là “có thể rèn luyện” được và “sẽ được cải thiện qua quá trình team-work”.
Tất cả các mẫu quảng cáo tuyệt vời đều là kết quả của một quá trình làm việc theo quy trình chặt chẽ và sự lao động hết mình của cả một tập thể, chứ không phải một phút ngẫu hứng của một cá nhân nào đó.
Xem thêm bài chia sẻ của anh Thuận http://www.slideshare.net/aiimeducation/aiim-marketing-career-orientation-marketing-in-agency-side)
3. Corporate Marketing, những người “trăm công nghìn việc”
Sau phần trình bày của anh Thuận là phần trình bày của chị Trần Cẩm Loan, hiện là Senior Brand Manager của URC ( công ty sở hữu nhãn hàng C2 )
Khác với sự chuyên môn hóa của phân ngành agency, người làm marketing tại Corporate/Client rất cần sự đa nhiệm và tỉ mỉ. Chị Loan đã giới thiệu qua về 7 nhiệm vụ của một người làm brand management. Và các nhiệm vụ này của việc này được chia theo 3 giai đoạn chính của một thương hiệu: (1) từ khi nghiên cứu quyết định tung ra brand cho tới khi (2) tung ra một thương hiệu và (3) duy trì nó như thế nào.
Chi tiết, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu ở http://www.slideshare.net/aiimeducation/aiim-marketing-career-orientation-marketing-in-client-side
Kết thúc phần chia sẻ của các anh chị, các bạn tham gia còn có cơ hội được tham gia vào một buổi phỏng vấn thử với giảng viên. Buổi chia sẻ kết lại với bầu không khí thân thiện và cởi mở từ phía các bạn tham gia và các anh chị.
Đối với các bạn chưa có cơ hội được tham gia buổi Marketing Career Orientation ngày 06.10.2012 này, AiiM sẽ tạo điều kiện cho các bạn tham dự vào buổi kế tiếp vào thứ 7 03.11.2012 (link đăng kí: http://aiim.edu.vn/khoa-hoc/marketing-career-orientation-mien-phi/).
Thông tin và danh sách khách mời sẽ đươc AiiM cập nhật trong thời gian sớm nhất.
Bạn nên đọc thêm các bài dưới:
- MARKETING CAREER 02 – GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI CÔNG TY TRONG NGÀNH MARKETING
- MARKETING CAREER 01 – LỐI ĐI NÀO CHO TA?
- LỘ ĐỀ 01
- The digital marketing you NEVER know BEFORE
- E4M 11/13 – CASE STUDY / THIẾT KẾ EMAIL CHO TRƯỜNG AIIM
Link to full article
Bài đăng phổ biến
-
TTO – Sáng 24-2, Trường CĐ Đông Á (Đà Nẵng) chính thức triển khai dịch vụ SMS học tập và triển khai hệ thống mail phục vụ sinh viên toàn trư...
-
Đèn LED , viết tắt của từ Light Emitting Diode (điốt phát quang), vẫn còn là một khái niệm chưa quen lắm đối với rất nhiều người trong chún...
-
1. Có một hàng bánh mì nhỏ nhỏ, trước một con hẻm hẹp hẹp. Đi ngang thấy ghi “Bánh mì nóng như Trương Phi”. 2. Một gánh hàng khác, tựa vào m...
-
Cách chứng minh tôi là con mèo Nhiều người được một trận cười nghiêng ngả, nhiều người khác lắc đầu chán nản khi nghe lời phát biểu của mộ...
-
Hiện có 500 triệu người trên toàn thế giới đang sử dụng Facebook, tăng gấp đôi so với năm 2009. Đây có thể được xem là cột mốc đánh dấu kỷ ...
-
Với độ “hot” của Marketing trong nền kinh tế hiện nay, là dân ‘pro’ hay ‘lính mới’ hoặc dân ‘ngoại đạo’ cũng dễ dàng tìm được cho mình 1 kh...
-
money.cnn.com Khủng hoảng kinh tế luôn là điều ám ảnh đối với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong những giai đoạn khó khăn như vậy vẫn ...
-
1. Khái niệm và bản chất của chiêu thị 1.1 Chiêu thị : có nghĩa rộng hơn bán hàng, đó là các biện pháp nhằm đẩy mạnh và xúc tiến : - Là...
-
Ai trong chúng ta cũng từng gặp nhiều khó khăn, thách thức trong sự nghiệp. Vấn đề quan trọng là bản thân chúng ta đối mặt với những thách ...
-
^-^koolchick^-^ Lâu nay “sức mạnh mềm”, một khái niệm trong chính trị học và quan hệ quốc tế, được định nghĩa là khả năng ảnh hưởng tới thực...