Qua khỏi thời dò đường.
Ford, Heineken, Coca-Cola… rất chuộng tiếp thị trực tuyến trong khi các công ty Việt Nam thích các phương pháp cũ.
Tháng 9.2012, hãng bia Heineken đã đưa Victoria Azarenka, tay vợt hàng đầu thế giới người Belarus tới TP.HCM. Để quảng cáo cho sự kiện này, một trong các kênh marketing được nhãn hàng Heineken lựa chọn là tiếp thị trực tuyến.
Hiệu quả thấy ngay
Chiến dịch marketing của Heineken được triển khai trên các trang web dành cho điện thoại di động của VnExpress, Ngoisao.net, Bongdaplus, appstore.vn... Heineken chỉ truyền thông tin đến những người đang dùng những dòng điện thoại Blackberry, Nokia Lumina, iPhone, iPad...
Kết quả là tỉ lệ số người nhấp vào quảng cáo của Heineken Tennis đạt xấp xỉ 0,3% tổng lượng người vào xem báo, theo thông báo của hãng này (trong khi con số trung bình của quảng cáo số hiện nay là 0,15%).
Ưu điểm của quảng cáo trên điện thoại di động là tính tương tác tức thời. Người dùng có thể lướt web, tải ứng dụng, chơi trò chơi mọi lúc mọi nơi.
Tương tự Heineken, Ford đã chọn cách marketing này cho chiến dịch ra mắt dòng xe Ford Ranger tại Việt Nam hồi đầu năm nay. Chiến dịch diễn ra từ 15.2 đến 15.4, bằng tin nhắn cho khách hàng mục tiêu, quảng cáo qua tin nhắn. Kết quả là thông tin của Ford Ranger được hơn 145.000 người xem (là những khách hàng mục tiêu, sử dụng điện thoại thông minh).
Sau đó, Ford Việt Nam tiếp tục triển khai trang web dành cho điện thoại di động www.ford-khuyenmai.vn. Trang này thông báo cho khách hàng tiềm năng các thông tin khuyến mãi lớn nhất trong năm của Ford Việt Nam.Ứng dụng mobile marketing có thế mạnh trong việc xác lập nhóm khách hàng mục tiêu của chiến dịch như phân khúc đối tượng, địa lý, thói quen... Nhờ đó có thể đo được hiệu quả ngay lập tức với mức chi phí thấp. Qua chiến dịch này Ford có hơn 1.100 khách hàng tiềm năng.
Nhấp chuột = tiền
Trước đây, các đơn vị cung cấp gói tiếp thị trực tuyến thường thu tiền của khách hàng theo tháng. Còn hiện nay, họ thu tiền các khách hàng như Heineken và Ford tính trên mỗi cú nhấp chuột. Theo đó, cứ mỗi lần có khách hàng nhấp vào xem thông tin sản phẩm, dịch vụ thì doanh nghiệp đó mới mất tiền. Với mỗi lần nhấp chuột, doanh nghiệp chỉ phải trả khoảng vài trăm đồng và kiểm soát được số lượng người quan tâm đến công ty mình.
Tin nhắn cũng là cách doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát khách hàng tiềm năng và nội dung truyền thông cho khách hàng. Mobile marketing là phương pháp tiết kiệm chi phí nhất so với những phương pháp khác và có hiệu quả cao vì nhắm đúng đối tượng khách hàng, dễ đo lường hiệu quả.
Chỉ tính riêng TP.HCM đã có hơn 7 công ty chuyên cung cấp dịch vụ tiếp thị trực tuyến. “Đa số công ty này đều có mức tăng trưởng tốt khoảng 30-35%/năm”, ông nói.
Tiềm năng của ngành mobile marketing thì ai cũng thấy, nhất là khi điện thoại trở nên quá phổ biến. Theo số liệu Google năm 2010, có đến 89% người tiêu dùng tìm hiểu thông tin trên internet trước khi mua sắm. Còn Opinion Research thì công bố, 83% người tiêu dùng khẳng định các thông tin đánh giá, nhận định sản phẩm trực tuyến ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng.
Tuy nhiên, nhiêu khách hàng coi tin nhắn marketing là tin rác và xóa ngay mà không quan tâm đến nội dung. Thêm vào đó, thông điệp được truyền qua tin nhắn SMS khá khô khan, do đó xu hướng các doanh nghiệp đang chuyển dần qua những đoạn video, trò chơi...
Đây chỉ mới là giai đoạn đầu của ngành tiếp thị trực tuyến. Lĩnh vực này chỉ mới chiếm một phần rất nhỏ trong ngân sách marketing của các doanh nghiệp. Theo đó, năm 2010, Việt Nam chỉ dành 1,1 triệu USD trong khoảng 572 triệu USD toàn ngành cho hoạt động này, theo số liệu từ ZenithOptimedia. Ông Minh cũng nói thêm, những công ty đa quốc gia như Ford, Heineken, IBM, Piaggio, Coca-Cola... rất chuộng cách marketing tiết kiệm chi phí này. Trong khi đó, các công ty Việt Nam vẫn thích những phương pháp tiếp thị cũ.
Link to full article
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét