Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

7 phẩm chất của một nhà lãnh đạo có uy

Dưới đây là bảy bí quyết giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo có được sự tôn trọng một cách tự nhiên chứ không phải do thỉnh cầu.


Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao một số người được mọi người tôn trọng, trong khi những người khác phải ra lệnh hay tệ hơn là thỉnh cầu mới có được sự tôn trọng đó?

Giành được sự tôn trọng có mối tương liên trực tiếp với việc đối xử với những người khác một cách công bằng. Bày tỏ sự tôn trọng nghe giống như một kỹ năng cơ bản, và không khó để nghe thấy những lời phàn nàn về việc không được tôn trọng trong các phòng trà và khu vệ sinh tại các công ty.

Liệu các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo có đang lẩn tránh trách nhiệm biến mọi trẻ em thành những công dân nhỏ tuổi tốt có thể chơi tốt với các bạn khác ? Có lẽ, các chuẩn mực văn hóa đã thay đổi. Các gia đình có sự đối xử bình đẳng hơn, c trường học chú trọng hơn điểm số các bài kiểm tra và qui mô lớp học hơn là dạy các học trò nhỏ cách trở nên nổi bật trong vai trò lãnh đạo.

Nhưng dù bạn là giám đốc hay chỉ là một nhân viên bình thường, khả năng giành được sự tôn trọng sẽ tác động đến hạnh phúc về mặt cảm xúc và quỹ đạo nghề nghiệp sau này. Một số người có quyền hành tin rằng họ có quyền được tôn trọng do vị trí hoặc kinh nghiệm của họ, nhưng kiểu tôn trọng này sẽ giảm theo thời gian và có thể làm tổn hại tới văn hóa công ty.

Dưới đây là bảy bí quyết giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo có được sự tôn trọng một cách tự nhiên chứ không phải do thỉnh cầu.

1. Hãy kiên định.

Nếu bạn thấy mình không được mọi người tín nhiệm, thì có lẽ là vì bạn đang nói một đằng làm một nẻo. Người ta chú ý tới những gì bạn nói cho tới khi bạn đưa ra lý do không làm được bằng cách làm điều ngược lại. Bạn không phải phỏng đoán, hãy đừng trở thành một kẻ đạo đức giả.

2. Hãy đúng giờ.

Không gì lấy đi sự tôn trọng của người khác đối với bạn nhanh hơn là sự chậm trễ, sai giờ. Thời gian là thứ hàng hóa giá trị nhất đối với những người thành công. Lỡ hẹn hoặc đến muộn chứng tỏ sự coi thường cuộc sống và nhu cầu của những người khác. Hãy làm chủ lịch hẹn của mình.

3. Hãy sẵn sàng phản hồi.

Thách thức với việc quản lý việc liên lạc hiện nay chính là có quá nhiều cách để liên lạc. Người ta đang lúng túng không biết nên sử dụng phương tiện nào để tiếp cận với bạn giữa một rừng phương tiện như Twitter, Facebook, Messenger, văn bản, điện thoại, Skype, và Facetime. Và ngay cả khi có kết nối thông qua tất cả các kênh trên nhưng một số người vẫn không phản hồi kịp thời, khiến các đồng nghiệp phải chờ đợi và chạy theo họ. Hãy giới hạn các kênh thông tin của bạn lại và phản hồi trong vòng 24h nếu bạn muốn trở thành một người đáng tin cậy trong mắt mọi người.

4.  Hãy luôn đúng trong đa số mọi việc nhưng hãy tỏ ra thoải mái nếu có lúc sai.

Cách đơn giản để luôn đúng là làm việc chăm chỉ và phát ngôn những điều đã được suy nghĩ thấu đáo. Tuy nhiên, có thể bạn phải suy đoán ngay cả khi thông tin quá hiếm đến nỗi không thể biết chắc chắn được. Hãy coi đó là rủi ro lớn, kiềm chế bớt kỳ vọng và nếu bạn sai, hãy mỉm cười và vui rằng mình đã học được điều gì đó.

5. Hãy tha thứ cho sai lầm của mình và người khác.

Nếu bạn không ca thán, có nghĩa là bạn đang không cố gắng. Các nhà lãnh đạo giỏi sẽ khuyến khích việc thử nghiệm và tạo ra môi trường cho những thất bại an toàn. Khuyến khích mọi người chấp nhận những rủi ro giảm nhẹ và hãy làm gương cho việc làm thế nào để đón nhận thất bại và phục hồi trở lại.

6. Thể hiện sự tôn trọng đối với người khác khi họ sai và đúng.

Miệt thị những người mắc lỗi sẽ phản ánh sự tồi tệ của bản thân bạn chứ không phải là người mắc lỗi. Ngược lại, bất kỳ biểu hiện ghen tị đối với thành công của những người khác chắc chắn sẽ bị những người xung quanh để ý. Hãy sống như thể mình có một cơ thể trong suốt như kính và giả định như tất cả mọi người đều có thể đọc thấu tâm can bạn.

7. Hãy giúp đỡ (không quá mức) những người đang khiến bạn chậm lại.

Những lãnh đạo tốt sẽ giúp những người xung quanh họ thành công bằng việc vượt qua những điểm yếu. Nhưng sếp cũng rất nhanh chóng bị mất đi sự tôn trọng nếu cứ che đỡ những người luôn mắc lỗi vì thành công của nhóm. Biết khi nào nên hỗ trợ những người yếu kém và loại bỏ họ nếu họ cản trở một cách rõ ràng kết quả của cả nhóm.

Có quá nhiều người ngày nay nắm giữ các vị trí lãnh đạo mà không cân nhắc những ảnh hưởng của chính họ lên những người khác. Môi trường lãnh đạo chân không trong kinh doanh hiện nay cho phép họ tại vị chừng nào họ vẫn tạo ra được những kết quả chấp nhận được. Sau cùng, di sản lãnh đạo cá nhân của bạn sẽ không được nhớ đến vì cái bằng MBA của bạn, các số liệu bán hàng hay những thứ bạn thu được mà sẽ là những ảnh hưởng tích cực của cá nhân bạn đối với những người thuộc cấp tại thời điểm đó.

Dịch từ Inc

Link to full article

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến