Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Đăng ký tham gia HANOI Startup Ideation Bootcamp (09/08/2012)

HANOI IDEATION BOOTCAMP

TOPICA Founder Institute, Action.vn , CLB Marketing & CLB Current Media -RMIT đồng tổ chức

Đăng ký tham gia tại đây: http://tba.topica.edu.vn/bootcamp

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

 

  1. Tìm ý tưởng và mô hình kinh doanh cho startup

Anh Trần Việt Đức – General Partner, IDG Ventures Vietnam

-        Góc nhìn từ quỹ đầu tư mạo hiểm

-        Chia sẻ các tiêu chí đầu tư của VC nói chung và IDG Ventures Vietnam nói riêng

 

  1. Gọi vốn và xây dựng doanh nghiệp tăng trưởng cao

            Anh Nguyễn Ngọc Điệp - Founder & CEO, Vật giá

-        Góc nhìn từ Startup

-        Vật giá: Website Thương mại điện tử số 1 tại Việt Nam

-        Gọi vốn thành công 3 quỹ: IDG Ventures Vietnam, CyberAgent Ventures và Mitsui.

 

  1. 6+3 sai lầm khi gặp nhà đầu tư mạo hiểm

Anh Phạm Minh Tuấn – Founder & Chairman, TOPICA Education Group

-        Highest Rated Mentor in Asia, Founder Institute

-        Ex Co-Founder and Chairman, Noi.vn (chuyển nhượng cho YAN TV)

-        Góc nhìn của Founder, Angel Investor và Accelerator

 

  1. Luyện cách thuyết phục nhà đầu tư trong 1 phút, 3 phút

 

ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ

- Đã / đang khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ (có công ty riêng/ làm chung)

- Hoặc đang làm quản lý cấp trung tại các doanh nghiệp công nghệ

- Máu chiến, Đam mê, Nhiệt tình, Nghiêm túc, Kinh nghiệm, Tiếng Anh

- Hiểu ngành Online, Dotcom, Mobile, Công nghệ

 

HN IDEATION BOOTCAMP

Thời gian : 18h, 09/08/2012 (Thứ 5)

Địa điểm  : Halo Café- Tầng 2- Tòa Nhà 71 Nguyễn Chí Thanh

Chi phí     : 100,000 VNĐ (Chi phí đồ ăn nhẹ và bia)

Đăng ký tham gia tại đây: http://tba.topica.edu.vn/bootcamp

Để đảm bảo chất lượng chương trình, BTC sẽ lựa chọn 100 khách mời phù hợp từ danh sách đăng ký và gửi xác nhận tham gia qua Email và SMS trước 2 ngày.

 

Thông tin chi tiết xem tại:

http://tba.topica.edu.vn/

http://www.action.vn/

http://www.facebook.com/marketingclub.rmit.hanoi

 


Link to full article

Thị trường và phi thị trường


Thị trường và phi thị trường
* Vì sao những biện pháp phi thị trường lại được dư luận trông chờ và không bị doanh nghiệp phản ứng mạnh? Vì sao hiện tượng này sẽ có những hệ quả xấu về lâu về dài?
Nếu đứng về lý, rất dễ bác bỏ yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với các ngân hàng thương mại phải giảm lãi suất cho những khoản vay cũ về dưới 15%. Luật các tổ chức tín dụng quy định tại điều 91: Tổ chức tín dụng được quyền ấn định mức lãi suất huy động vốn; Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất. NHNN không có cơ sở pháp lý nào để yêu cầu các ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho những khoản đã cho vay bình thường. Đây là giao kết dân sự giữa hai bên, không liên quan gì đến NHNN. Các ngân hàng thương mại đã huy động vốn dài hạn với lãi suất cao thì cũng phải cho vay cao tương ứng nếu không muốn thua lỗ.
Thế nhưng trên thực tế, hầu như không có sự phản đối công khai nào từ phía các ngân hàng thương mại. Họ chỉ đối phó bằng các chiêu thức thường thấy như trì hoãn, chọc lọc người vay để giảm lãi suất, đặt ra những điều kiện bổ sung… Công khai chỉ thấy các lời trần tình, cần thêm thời gian, cần sự đồng thuận của hội đồng quản trị, cần cân nhắc rủi ro… Trong khi đó, không ít phương tiện thông tin đứng về phía doanh nghiệp đi vay để chất vấn giới ngân hàng: “Hạ lãi suất, không lẽ là chuyện đùa?” Quan chức NHNN cũng khẳng định sẽ xử lý các ngân hàng không chịu giảm lãi suất cho các khoản vay cũ.
Không lẽ tinh thần tôn trọng nguyên tắc thị trường trong lãnh vực ngân hàng đã lụi tàn? Nguyên do chính là vì giới ngân hàng từng bỏ lơ nguyên tắc thị trường để được hưởng lợi từ lâu nay khó lòng nói khác.
Nếu áp dụng đúng nguyên tắc và tôn trọng luật lệ một cách đằng thẳng, nhiều ngân hàng không thể nào vượt qua yêu cầu tăng vốn điều lệ mấy năm trước, không thể nào cho nhiều dự án “sân sau” vay vượt quá tỷ lệ quy định, không thể nào cho vay vượt quá mức huy động… Tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng cũng không dễ diễn ra. Quan trọng hơn cả, tình hình nợ xấu không thể che giấu và báo cáo sai lệch như thời gian qua được. Vì nỗi lo cho sự an toàn của cả hệ thống, NHNN từng đối xử với mọi ngân hàng, cả tốt lẫn xấu như nhau, không công khai sức khỏe của từng ngân hàng để khách hàng chọn lựa, không xử lý mạnh các sai phạm của một số ngân hàng khác…
Sự nương nhẹ của cả hai bên dẫn tới tình trạng như hiện nay khi NHNN điều hành thị trường bằng mệnh lệnh hành chính và hướng điều hành là tùy thuộc vào lợi ích hay mục tiêu ngắn hạn. Cứ mãi như thế, biết bao giờ mới khởi động quá trình tái cơ cấu thật sự hệ thống ngân hàng, làm cho nó lành mạnh và hoạt động đúng nguyên tắc thị trường?
*                      *                      *
* Thu nhập đầu người của Việt Nam tính trên cơ sở cân bằng sức mua (PPP) đang giảm mạnh. Để dễ hình dung, hãy lấy một ví dụ được đơn giản hóa: cách đây 5 năm, khi tỷ giá tiền đồng là khoảng 16.000 đồng ăn 1 đô-la Mỹ, tiền công hớt tóc là 16.000 đồng. Lúc đó so với giá hớt tóc bên Mỹ đến 10 đô-la, dân Việt Namchỉ cần tốn chừng 1 đô-la. Nay giả thử giá hớt tóc bên Mỹ không thay đổi nhưng ở Việt Nam đã lên trên 40.000 đồng; với tỷ giá trên 20.000 đồng ăn 1 đô-la Mỹ, người ta phải bỏ ra chừng 2 đô-la mới đủ tiền hớt tóc.
Lạm phát cao trong nhiều năm liền trong khi tỷ giá thay đổi chậm hơn tốc độ lạm phát là nguyên nhân cho tình trạng nói trên. Việc thổi phồng giá trị tài sản các loại nói ở phần trước cũng là tác nhân quan trọng. Nếu trước đây mặt bằng giá cả tương đối rẻ ở Việt Nam là một lợi thế thì nay lợi thế đó đang dần biến mất.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài than, chi phí ở Việt Namtăng vọt trong khi doanh thu tính bằng tiền đô-la không tăng với mức tương ứng, làm hoạt động của họ ngày càng thêm khó khăn. Chi phí này gồm nhiều thứ, từ lương công nhân, tiền thuê đất, mua nhà xưởng, tiền điện, nước, xăng dầu, giá các nguyên liệu đầu vào mua ở Việt Nam. Lương công nhân đắt đỏ hơn một phần thì lương giới quản lý càng đắt đỏ bội phần vì đã tăng nhanh trong những năm qua.
Tình hình này càng gay gắt ở những doanh nghiệp xuất khẩu, làm hàng Việt Nam mất tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thế là nhà xuất khẩu quay sang ép giá nông dân, làm giá đủ loại nông sản đang giảm mạnh.
Thu nhập đầu người tính theo PPP giảm là quá trình mà mọi nước đang phát triển phải đi qua nhưng ở Việt Namtrong những năm qua, quá trình nay diễn ra quá nhanh chóng. Hậu quả là mức sống của người dân, nhất là dân nghèo, đang giảm sút. Nếu trước kia họ tự an ủi, thu nhập của họ dù chỉ bằng 1 phần 10 thu nhập của một người bạn bên Mỹ nhưng hớt tóc cũng chỉ tốn ít hơn 10 lần; nay thì hết có chuyện so sánh như thế, không chỉ chuyện hớt tóc mà còn học phí cho con, tiền khám chữa bệnh, tiền đi lại...
Khổ nổi nhiều nơi không để ý đến yếu tố này mà chỉ khăng khăng so sánh với giá ở các nước khác mỗi khi muốn lập luận cho thuận tai việc tăng giá một mặt hàng hay dịch vụ nào đó.


Link to full article

KHỞI NGHIỆP VỚI NGÀNH MOBILE CHỈ VỚI 990,000 ĐỒNG

Qua nhiều buổi giao lưu với sinh viên, nhận thấy một sự thiếu hụt kiến thức rất lớn trong ngành Online và Mobile Marketing vì không trường đại học nào đưa vào giảng dạy trong khi “Online và Mobile Marketing” đang là một đề tài nóng!

Nhận thấy nhu cầu này, anh Vũ Hoàng Tâm, một chuyên gia của ngành Mobile Marketing, tạo ra một cơ hội quý báu để các bạn nạp đầy đủ kiến thức về ngành này để tự tin cho hành trang công việc của mình, có thể là đi làm công để tích lũy tiền và kinh nghiệm, có thể là khởi nghiệp nếu bạn đủ can đảm.

Cơ hội này là một nhóm học (mini class) chỉ dành cho khoảng 15 thành viên mỗi lớp, chi tiết lớp học như sau :

. Học phí : Chỉ 990,000 Đ / bạn, phải là sinh viên, đam mê Online và Mobile, đừng đi “học cho biết”

. Địa chỉ học : 120 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q1, TPHCM.

. Thời gian học : 7pm – 9pm tối 2-4-6 hàng tuần, học 5 buổi, khai giảng vào 3/8/2012

. Nội dung được biên soạn kỹ lưỡng với các chuyên đề :

Buổi 1

Tổng quan thị trường Online và Mobile Marketing

Định hướng nghề nghiệp

Kỹ năng văn phòng thiết yếu

Bài tập nhỏ

Buổi 2

SMS Gateway, “xương sống” của dịch vụ SMS với những câu chuyện về các công ty thành công nhất Việt Nam như VMG (gọi vốn 240 tỷ VNĐ từ NTT Docomo, mạng di động số 1 Nhật Bản), VC Corp 8X01 (30 tỷ đồng lợi nhuận / năm), VTC 8X30… cho đến những case study về marketing như Vietnam Idol (bình chọn qua 6358), Romano, Pepsi…

Những kịch bản tin nhắn

Quan điểm kinh doanh thông qua SMS Gateway

Case Study : Mobile Banking, Vietnam Idol, Dutch Lady…

Bài tập nhỏ

Buổi 3

Phân biệt SMS Marketing và Spam SMS, quy trình triển khai SMS Marketing

Những lưu ý về luật quảng cáo qua SMS

Case study đã triển khai

Bài tập

Buổi 4

Mobile App (ứng dụng di động), mảnh đất màu mỡ cần khám phá gì và kiếm tiền ra sao.

Câu chuyện về Apple Store, Google Play cho đến các chợ ứng dụng Việt, Mobile App Việt.

Bài tập tốt nghiệp

Bài tập nhóm

Buổi 5

Báo cáo tốt nghiệp, những ý tưởng khả thi sẽ được đầu tư triển khai.

Đăng ký học

. Gửi email về : giaovu@vht.edu.vn với tiêu đề “Nhom hoc Mobile”

. Điền thông tin vào đây

. Chuyển khoản học phí đến chủ tài khoản Vũ Hoàng Tâm, số tài khoản :

NH Đông Á : 0101256230

Vietcombank : 0071005038277

ACB : 67929569

Techcombank : 13320963116016

Liên hệ : Ms Oanh Kiều 0908.799.971

Bạn nên đọc thêm các bài dưới:


Link to full article

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Người đàn ông quyền lực nhất Ấn Độ và giấc mơ 4G

Tháng 12/2010, ông Mukesh Ambani, Chủ tịch tập đoàn năng lượng Reliance Industries, người đàn ông giàu có và quyền lực nhất Ấn Độ, đã gửi cho các nhà điều hành của Reliance một bản viết tay dài 36 trang.

“Giấc mơ 4G” của Ấn Độ còn xa vời

Tháng 12/2010, ông Mukesh Ambani, Chủ tịch tập đoàn năng lượng Reliance Industries, người đàn ông giàu có và quyền lực nhất Ấn Độ, đã gửi cho các nhà điều hành của Reliance một bản viết tay dài 36 trang.

Bản ghi nhớ trình bày những kế hoạch của ông nhằm phát triển mạng 4G lớn nhất thế giới tại Ấn Độ, đưa nước này dẫn đầu về công nghệ băng thông rộng không dây và đưa hàng triệu người Ấn Độ lần đầu tiên được sử dụng Internet.

Gần hai năm sau đó, dự án này bắt đầu chuyển động những bước đầu tiên. Theo một nguồn tin liên quan tới vụ việc, kế hoạch của Tập đoàn Reliance bao phủ một khu vực rộng lớn của Ấn Độ, với mục tiêu là 700 thành phố, bao gồm 100 thị trường được ưu tiên hàng đầu.

Theo ước tính của các nhà phân tích, nỗ lực này có khả năng sẽ tiêu tốn hơn 10 tỷ USD, và có thể yêu cầu thiết lập hàng chục ngàn cột tín hiệu di động mới. Reliance đã chi hơn 3 tỷ USD để có được phổ tần vô tuyến bao phủ toàn bộ Ấn Độ. Ngoài ra, ông Ambani còn có kế hoạch biến Reliance thành một nhà cung cấp truyền hình bằng cách xây dựng một mạng cáp quang siêu tốc kéo dài về các hộ gia đình tại nông thôn.

Tuy nhiên, dự án đã vấp phải một vài trở ngại ban đầu và khó đảm bảo được thành công.

Chi phí xây dựng mạng 4G thực ra cao hơn rất nhiều so với dự kiến, đặc biệt ở các khu vực dân cư thưa thớt. Trong khi đó, loại công nghệ 4G mà Reliance sử dụng - có tên “TD-LTE” - không phải tiêu chuẩn tại Mỹ và châu Âu, vì thế các nhà sản xuất smartphone lớn trên thế giới như Apple và Samsung không sản xuất thiết bị hỗ trợ mạng này.

Ngoài ra, dường như cũng còn quá sớm để triển khai vì ngay cả các dịch vụ băng thông rộng 3G vẫn còn khá mới mẻ tại Ấn Độ. Nhà phân tích Rajiv Sharme của HSBC đã nhận định: “Thị trường vẫn chưa sẵn sàng cho công nghệ LTE”.

Điểm sáng trong ngành viễn thông Ấn Độ

Mặc dù thành công còn rất xa vời, việc triển khai 4G vẫn là một điểm sáng trong ngành viễn thông vốn bị đè nặng bởi các vụ bê bối và sự hỗn loạn về quản lý của Ấn Độ. Mạng 4G của Reliance sẽ là mạng lớn nhất ngoài nước Mỹ và Nhật Bản. Ấn Độ dự kiến sẽ có nhiều thuê bao 4G hơn trong 4 năm tới - 37 triệu thuê bao - nhiều hơn Brazil, Nga và Indonesia, theo số liệu của công ty tư vấn Ovum.

Hiện nay, chỉ có 9% trong tổng số 1,2 tỷ dân của Ấn Độ được truy cập Internet, vì các đường cáp đồng và cáp quang không thể tiếp cận những thị trấn nhỏ và vùng nông thôn. Các nhà phân tích nói rằng băng thông rộng không dây 4G sẽ cho phép nhiều người dân lần đầu tiên được truy cập web.

“Mảng kinh doanh các dịch vụ kỹ thuật số của chúng tôi sẽ cách mạng hóa đời sống của hàng triệu người Ấn Độ bằng cách cho họ được truy cập web”, ông Ambani nói tại cuộc họp thường niên của Reliance hồi tháng Sáu, khi ông tuyên bố là công ty sẽ đầu tư tổng số 10 tỷ USD vào các danh mục đầu tư trong vòng 5 năm.

Ngoài mạng 4G, Reliance còn muốn cung cấp hoặc tạo điều kiện cho sự phát triển một “nền tảng mạng xã hội” và “nền tảng giáo dục”. Theo bản ghi chép của ông Ambani, các trung tâm dữ liệu khổng lồ sẽ được sử dụng để lưu trữ dữ liệu từ xa, cung cấp dịch vụ Web dựa trên đám mây cho các doanh nghiệp.

Một nhà tư vấn cho dự án 4G cho hay, Reliance còn hướng tới phát triển một “trình quản lý kết nối giống Apple cho tất cả các thiết bị để có trải nghiệm Internet thân thiện ở gia đình”.

Áp lực mà ông Ambani gặp phải là Reliance phải bắt đầu triển khai sớm. Reliance là công ty duy nhất có giấy phép băng thông rộng không dây toàn quốc, nhưng nó sẽ vấp phải sự cạnh tranh đáng kể. Bharti Airtel, nhà mạng không dây lớn nhất Ấn Độ, cũng đã ra dịch vụ 4G tại Kolkata và Bangalore vào đầu năm nay, và có thể sẽ sớm tiếp tục mở rộng thêm. Hơn nữa, giấy phép băng tần của ông Ambani yêu cầu mạng của Reliance phải tiếp cận thị trường nông thôn trước năm 2015.

Phạm Duyên


Link to full article

Mưu sinh ở “thiên đường”

Câu chuyện về người Việt sinh sống và làm việc tại thủ đô London của nước Anh, nơi đang diễn ra sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh: Olympic 2012.

Nơi chúng tôi tìm đến đầu tiên là một nhà hàng bán món ăn VN ở trung tâm thủ đô London. Chủ nhà hàng là một người Việt, có quốc tịch Anh hẳn hòi, đã đến Anh gần 30 năm nay.

Nhà hàng anh thuê khoảng 20 nhân viên, chủ yếu đến từ châu Á, với hơn phân nửa là người Việt. Những người này đến Anh bằng nhiều cách, hợp pháp lẫn không hợp pháp với một mục đích duy nhất là tìm cơ hội đổi đời ở mảnh đất được gọi là thiên đường của châu Âu.

Nhọc nhằn đời tha hương

Anh Nam, quê ở Nghệ An, kể anh đặt chân đến nước Anh bằng con đường bất hợp pháp qua ngả CH Czech và Pháp:

Giàu nhờ làm ăn chân chính

Tại Anh, chúng tôi cũng gặp không ít người Việt thành công nhờ làm ăn chân chính. Như gia đình anh Trần Văn Sử và chị Lê Thị Mỹ Lệ. Anh Sử đến Anh với đôi bàn tay trắng những năm đầu thập niên 1980, đã cùng vợ gầy dựng nên cơ ngơi đồ sộ với bốn nhà hàng bán món ăn Việt ở thủ đô London lúc nào cũng đông khách.

Anh Sử cho biết: “Hầu hết người Việt đều cần cù làm ăn. Nhưng cũng có một số người hám lợi nên làm ăn phi pháp. Tuy nhiên, họ chỉ là một bộ phận nhỏ, không tiêu biểu cho phần lớn người Việt mưu sinh hợp pháp”.

“Gia đình tôi nghèo lắm, lại có bốn con nhỏ. Ở quê mùa màng thất bát hoài nên tôi vay mượn khoảng 150 triệu đồng để qua CH Czech lao động.

Tôi làm việc ở CH Czech được bốn năm, rồi nghe mọi người nói về con đường bất hợp pháp đến Anh qua Pháp. Nghĩ về vợ và bốn con nhỏ ở nhà còn khổ quá nên tôi làm liều. Tôi trả 2.500 euro cho đường dây đưa mình đến Anh”.

Cuối mùa hè năm 2011, anh Nam thực hiện lần vượt biên đầu tiên từ Pháp sang Anh. Việc đầu tiên anh được dặn dò phải làm trên đất Pháp là vứt bỏ mọi giấy tờ mang trong người vì nếu vượt biên sang Anh không thành công, cảnh sát Pháp sẽ không xác định được nguồn gốc của anh.

Cũng vì không biết người vượt biên đến từ nước nào nên họ chỉ giữ người vài giờ rồi thả ra, để người nhập cư tự do trên đất Pháp. Như thế, người muốn sang Anh lại có cơ hội tiếp tục vượt biên.

Chuyến đi đầu tiên của anh Nam thất bại khi anh bị chó nghiệp vụ phát hiện nằm trong thùng xe tải ngay ở đồn biên phòng giữa Anh và Pháp.

Phải đến lần vượt biên thứ tư, anh Nam mới đến được đất Anh. Anh kể lại:

“Đó cũng là chuyến vượt biên nhớ đời của tôi. Tôi nằm trong thùng xe tải, chui vào cái túi nilông màu đen để máy quét của cảnh sát biên phòng không thể phát hiện. Hai tay tôi nắm miệng túi để khi bí thở thì vén túi ra...

Đêm ấy, chó nghiệp vụ cũng xuất hiện nhưng may mắn là chúng không đánh hơi được”. Chuyến xe tải hôm ấy đã đưa anh Nam đặt chân đến mảnh đất mà anh mong ước.

Hai đêm trước lễ khai mạc Olympic London 2012, chúng tôi được anh Nam mời đến nhà chơi. Nói là nhà cho oách, chứ thật ra đó là căn phòng rộng chưa đến 10m2. Anh chỉ vào tấm ảnh để ở đầu giường, trong ảnh là vợ và bốn đứa con.

Bức ảnh thật đẹp với những đứa trẻ ăn mặc tươm tất, miệng nở nụ cười hồn nhiên. Anh ôm tấm ảnh vào ngực: “Đêm nào trước khi đi ngủ, tôi cũng nhìn ảnh này. Tấm ảnh là động lực để tôi phấn đấu”.

Thế còn tương lai của anh? Anh Nam đáp bằng giọng buồn bã: “Tôi cũng không biết nữa, chắc làm được tới đâu hay tới đó. Nhưng tôi chưa có ý định trở về VN. Tôi có thể chịu khổ, chịu buồn, không tương lai nhưng điều quan trọng là vợ con tôi vui vẻ”.

Ông chủ nhà hàng cho biết anh Nam rất cần cù, chịu thương chịu khó. Anh làm đủ mọi việc từ phụ bếp, rửa rau, dọn vệ sinh... Mỗi ngày, anh làm việc từ 8-10 giờ. Mỗi tháng, sau khi trừ mọi chi phí, anh gửi về quê khoảng 1.500 bảng Anh (chừng 50 triệu đồng).

“Ở quê tôi, đó là số tiền nằm mơ cũng không thấy. Những khoản tiền do tôi gửi về đã giúp vợ con tôi sống vui vẻ hơn, không phải lo nghĩ nhiều đến những chuyện khác. Đó là điều làm tôi hạnh phúc” - anh Nam nở nụ cười hiếm hoi trên gương mặt hằn những nếp nhăn.

Ở không gian khu bếp nhỏ, rộng hơn 10m2 nơi anh Nam làm, có năm người đang lụi cụi làm thức ăn cho khách, ba trong số đó là người VN đến Anh bằng con đường bất hợp pháp. Họ cũng giống như anh Nam là trả tiền để được đưa qua Pháp, từ đó tìm cách vượt biên đến Anh, sau khi đến Anh sẽ đi làm kiếm tiền, để dành rồi trả nợ.

Mọi người đều tâm sự cuộc sống khá tốt, ngoại trừ nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình và vợ con dù hằng ngày họ có thể nói chuyện với người thân qua các dịch vụ trên Internet.

Anh Nhật - quê ở Thanh Hóa, đến Anh đã năm năm - tâm sự: “Sau một cuộc điện thoại, có khi nhớ vợ con quá mà rớt nước mắt. Cực chẳng đã mới đi thế này, chớ đời người ai lại muốn xa vợ con và sống cái kiểu không giấy tờ như thế này”.

Nói xong, anh nâng ly cụng rồi ôm đàn guitar hát não nề bài Nỗi niềm tha hương: “Anh về đâu quê hương mình, sao anh nỡ lìa bỏ ra đi, bỏ mảnh vườn, bỏ con đê làng quê mến thương. Anh bỏ sao đành... Để mái trường, đàn em thơ, ngày đêm ngóng chờ”...

Đổi mạng trồng cần sa

Tương lai mịt mù

Dĩ nhiên không phải ai cũng có cơ hội vượt biên đến Anh thành công. Đã có nhiều trường hợp xe đưa người vượt biên đã vượt qua được đồn biên phòng Anh, nhưng khi tiến sâu vào đất Anh thì bị bắt trở lại. Chính phủ hai nước Anh và Pháp cùng thống nhất đưa ra quy định là nếu người nhập cư bị bắt ở địa điểm sâu trong nước Anh 100km tính từ biên giới với Pháp thì Anh sẽ lo giải quyết những người nhập cư bất hợp pháp này.

Nếu dưới 100km, bên Anh sẽ giao lại cho Pháp giải quyết. Những người bị phía Anh bắt chưa hẳn bị trả hết về nước. Họ vẫn có thể được phía Anh cho ra ngoài làm việc, tự nuôi sống bản thân nhưng không được cấp bất cứ mảnh giấy nào dù có người sống ở Anh hơn mười năm. Một hoặc vài tuần họ phải đến đồn cảnh sát trình diện, chứng minh là mình đang có một công việc hợp pháp. Cứ thế, họ sống cho qua ngày đoạn tháng.

Trồng cần sa được xem là nghề “thịnh” nhất đối với người Việt làm ăn bất hợp pháp ở Anh thời điểm hiện tại. Nhiều người Việt gọi cây cần sa là “cây tiền” vì nó đem lại lợi nhuận khổng lồ cho người trồng.

Anh Tính, một người từng tham gia trồng cây cần sa, cho biết: “Một mảnh vườn cần sa rộng khoảng 100m2 được đầu tư chăm sóc kỹ lưỡng từ 3-6 tháng, sau khi thu hoạch có thể giúp người trồng bỏ túi 300.000-500.000 bảng. Vì lợi nhuận khổng lồ nên nhiều người Việt đã lao vào trồng cây này.

Nhưng những người có tiền và khôn ngoan không bao giờ trực tiếp tham gia trồng. Họ chỉ thuê những người Việt nhập cư bất hợp pháp đến Anh làm việc này để khi bị cảnh sát phát hiện, họ không bị phát giác.

Người chịu tội đầu tiên chính là người nhập cư trực tiếp trồng. Nếu bị bắt, gần như ngay lập tức, họ sẽ bị tống về nước”.

Anh Tính kéo áo cho chúng tôi xem tấm lưng chằng chịt những vết thẹo. Đó là hậu quả sau trận chiến với một băng đảng đã tìm cách giật hàng của anh khi thu hoạch.

Hóa ra người trồng cần sa không chỉ đối chọi với cảnh sát mà còn với vô số hiểm họa khác, nhất là chuyện bị cướp hàng. Sau khi cần sa được thu hoạch, những kẻ nắm được thông tin ngày giờ người trồng “ra hàng” đã chực sẵn và tổ chức cướp hàng.

Những người tổ chức cướp có thể là băng đảng khác, cũng có thể là người trực tiếp thuê người nhập cư bất hợp pháp trồng vì họ không muốn chia tiền như đã thỏa thuận hoặc trả tiền công cho người nhập cư. Anh Tính thở dài: “Nói chung muốn bỏ tiền vào túi, anh có thể trả giá chính mạng sống của mình”.

Anh Tính bị bắt và bị kết án tù năm năm vì tội trồng cần sa. Anh không bị trục xuất vì đến Anh theo diện được gia đình bảo lãnh, nhưng đến giờ vẫn chưa được cấp quốc tịch, dù sau khi ra tù anh đã quyết định đoạn tuyệt với nghề này.

Nhưng những người chấp nhận đoạn tuyệt nghề như anh Tính không nhiều, đơn giản vì lợi nhuận quá lớn do cần sa mang lại. Long, một thanh niên quê ở Hải Phòng, đến Anh bằng con đường nhập cư bất hợp pháp đã hai lần bị cảnh sát Anh bắt vì tội trồng cần sa, bị trục xuất về nước nhưng vẫn liều mình tiếp tục con đường này.

Long nói anh đang nợ nần chồng chất ở quê nhà sau hai lần bị bắt nên trở lại Anh với “quyết tâm làm một vụ thành công để thanh toán nợ nần”.

Long cho biết: “Lẽ ra tôi không nên vay tiền để đến Anh trồng cần sa. Tôi hám lợi và lóa mắt khi nghe nói đến lợi nhuận do cần sa mang lại. Bây giờ tôi không còn đường lùi nữa”.

Long tâm sự và cố quay người chỗ khác để tránh bị nhìn thấy đôi mắt đỏ hoe. Nhưng chúng tôi biết anh không thể rớt nước mắt để phải đối diện với con đường đầy những hiểm nguy trước mặt.



Link to full article

Giải quyết vấn đề nợ để cứu nền kinh tế

Có lẽ chúng ta nên có một cái nhìn thiện cảm hơn đối với chuyện nợ nần. Nợ, đối với nền kinh tế - và cả đối với cá nhân, không phải là điều xấu, hơn thế, đó còn là điều hữu dụng.


Nợ chính là một phương tiện có ích giúp người có tiền nhưng không thể sử dụng hiệu quả đồng tiền của mình trao nó cho người có thể sử dụng hiệu quả hơn, và nhận lại toàn bộ đồng vốn với một số lãi sau một thời gian nhất định.

Như vậy, nợ là một công cụ tài chính có hiệu quả nhiều mặt, nó giúp đồng tiền được luân lưu và tạo ra lợi nhuận cho cả người cho vay lẫn người đi vay, giúp nền kinh tế tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn và tạo ra của cải, dịch vụ nhiều hơn. Điều tưởng chừng như nghịch lý lại là một thực tế, một nền kinh tế ít nợ thường là một nền kinh tế nghèo hơn một nền kinh tế nhiều nợ (tất nhiên đây phải là loại nợ được sử dụng tốt, mang lại hiệu quả và có thể trả được vốn gốc và lãi đúng hạn).

Thử tưởng tượng một nền kinh tế mà mọi người phải mua bất cứ thứ gì cũng bằng tiền sẵn có của mình, doanh nghiệp chỉ hoạt động bằng nguồn vốn tự có của mình. Nền kinh tế đó chắc chắn sẽ nghèo hơn rất nhiều, của cải hàng hóa sẽ ít hơn, đời sống vật chất sẽ thiếu thốn hơn.

Chúng ta đã có kinh nghiệm về nền kinh tế bao cấp, khi hơn một nửa nền kinh tế phải tự cung tự cấp, khi khu vực tư doanh không hề nhận được một nguồn tín dụng nào từ hệ thống ngân hàng. Thời kỳ đó, nợ trong nước của nền kinh tế rất thấp, hầu hết là công trái và các khoản nợ Ngân hàng Nhà nước của các xí nghiệp quốc doanh. Tuy vấn đề nợ quá hạn vẫn phát sinh nhưng quy mô không lớn và hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Đòn bẩy tài chính: con dao hai lưỡi

Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam là một điều kiện tốt giúp phát triển tín dụng cho khu vực công cũng như tư, hệ quả là dư nợ trong nước ngày càng tăng, nền kinh tế ngày càng phát triển.

Khi kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh dẫn đến tiết kiệm tăng, và trong điều kiện hệ thống ngân hàng trong nước ngày càng được người dân tín nhiệm, nguồn tiền gởi vào ngân hàng gia tăng mạnh mẽ. Trong những năm đầu phát triển của hệ thống ngân hàng, nguồn tiền này gần như gia tăng theo cấp số nhân.

Nguồn vốn tăng mạnh trong hệ thống ngân hàng đặt ra nhu cầu phát triển tín dụng và nhu cầu phát triển tín dụng, đến lượt nó, đòi hỏi những giải trừ quy định trong ngành ngân hàng: không cần phân biệt ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư, có nghĩa là ngân hàng được vay ngắn và cho vay dài - tất nhiên trong một giới hạn tỷ lệ nào đó); vì tín dụng ít rủi ro, doanh nghiệp đang ăn nên làm ra, ngân hàng được cho vay thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay, dẫn đến sự tăng trưởng ngoạn mục các khoản vay tiêu dùng cá nhân, mua nhà, mua xe, mua cổ phiếu…

Bên cạnh đó, vẫn còn có những khoản tín dụng lớn nhưng kém hiệu quả cho các xí nghiệp nhà nước, được hình thành từ cơ chế bao cấp còn sót lại. Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và của thị trường bất động sản xét cho cùng vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của sự bùng nổ tín dụng ngân hàng trong thời kỳ 2004-2007.

Mọi người, cả doanh nghiệp lẫn cá nhân, đều tận dụng tối đa điều được gọi là đòn bẩy tài chính, lúc đó được coi như một yếu tố thể hiện bản lĩnh của nhà đầu tư.

Khi giá nhà đất và chứng khoán đang lên như diều gặp gió, các ngân hàng sẵn sàng khuyến khích tối đa đòn bẩy tài chính trong một cuộc chơi mà họ đánh giá là nhiều lợi nhuận, ít rủi ro. Tăng trưởng nợ trong thời kỳ đó đã nhanh chóng thổi bùng lên bong bóng giá nhà đất và chứng khoán, đồng thời cũng tạo nên một tầng lớp nhà giàu mới tại thành thị lẫn vùng nông thôn ven đô, nơi không gian phát triển đang lan đến.

Nhưng nếu sử dụng đòn bẩy tài chính với tỷ lệ cao sẽ mang đến lợi nhuận lớn trong thời kỳ kinh tế thịnh vượng, đến khi kinh tế khó khăn, cái giá thiệt hại phải trả sẽ lớn không kém.

Khi cơn bão khủng hoảng xảy ra, điều chúng ta dễ thấy là những cá nhân, những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính quá nhiều sẽ nhanh chóng bị nhấn chìm trước nhất.

Tuy nhiên, điều chúng ta khó thấy hơn là tiến trình tháo gỡ đòn bẩy tài chính (deleverage) tức là tiến trình giảm nợ - tình hình trong đó hàng loạt doanh nghiệp đua nhau trả nợ vay bằng cách bán tháo sản phẩm, do thúc bách của ngân hàng và do e sợ hàng hóa, sản phẩm (nhà cửa, cổ phiếu) sẽ còn giảm giá hơn trong tương lai do tình trạng bán tháo - sẽ làm cho nền kinh tế có thể lâm vào tình trạng giảm phát, giá cả sụt giảm, doanh nghiệp phá sản, lao động mất công ăn việc làm.

Khi giá cả hàng hóa sụt giảm, sức mua của đồng bạc tăng và hậu quả là gánh nặng nợ nần thực (real) tăng lên dù cho tổng nợ tính bằng tiền đồng có giảm được đôi chút.

Nhà kinh tế học Irving Fisher đã khái quát hóa tình trạng này bằng một nhận xét nổi tiếng “Càng trả nợ, càng mắc nợ” (The more the debtors pay, the more they owe).

Giải quyết nợ là then chốt để phục hồi kinh tế

Do đó, ngăn chặn vòng xoáy nguy hiểm này là điều mà các chính phủ phải nghĩ tới như kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy. Trong tình hình khó khăn hiện nay, việc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình bày trước Quốc hội trong kỳ họp mới đây kế hoạch xử lý hơn 100 ngàn tỉ đồng nợ xấu của các ngân hàng thương mại bằng cách phối hợp với các bộ ngành để thành lập một công ty mua bán nợ quốc gia, là một tín hiệu cho thấy tính chất khẩn trương của việc giải quyết tình trạng nợ đóng băng trong nền kinh tế.

Có thể có nhiều chuyên gia không tán đồng việc dùng tiền thuế của dân để xử lý nợ của doanh nghiệp làm ăn có vấn đề, dù là công hay tư, hoặc không tin tưởng vào tính khả thi của một công ty mua bán nợ quốc gia, hoặc đặt dấu hỏi về tính chất khách quan của việc xử lý nợ, ai sẽ được cứu lên thuyền và ai sẽ chìm vào cơn sóng dữ.

Tuy nhiên, nói gì thì nói, có một hành động vẫn tốt hơn là không hành động gì. Kế hoạch xử lý nợ dù là cho ngân hàng hay cho doanh nghiệp, kết quả đạt được đều tốt như nhau, là một việc cần thiết phải làm và làm càng sớm càng tốt. Chúng ta đã chứng kiến trong năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 hàng chục ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ và cơ sở sản xuất tư nhân phá sản, giải thể.

Họ là những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính phần lớn ngoài hệ thống ngân hàng nên cái chết của họ chưa ảnh hưởng nhiều đến hệ thống. Bây giờ đang là câu chuyện của các doanh nghiệp lớn hơn sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn trong hệ thống ngân hàng.

Chúng ta cũng đã thấy tình hình sản xuất đang ngưng trệ, hàng hóa tồn kho đang ứ đọng, tỷ lệ thất nghiệp đang gia tăng và giá cả đang sụt giảm. Nền kinh tế đang kề cận bờ vực của suy thoái và giảm phát. Giải quyết vấn đề nợ hiện nay không chỉ là cấp bách mà còn là then chốt cho triển vọng hồi phục kinh tế. Vấn đề ở đây không phải và không chỉ là cứu doanh nghiệp nào hay cứu ngân hàng nào mà là cứu cả nền kinh tế.

Thật ra, hệ thống ngân hàng của nước ta mới phát triển trong vòng 20 năm nay nên chưa đến mức tạo ra các công cụ nợ quá phức tạp, tinh tế và ảo như các nước phát triển. Các khoản nợ của doanh nghiệp và của cá nhân trong hệ thống ngân hàng thương mại đều có đối phần là các tài sản thế chấp (phần tín chấp không đáng kể) gồm hàng hóa, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nhà đất, công trình dự án… nên việc xử lý không quá khó.

Vấn đề là định giá lại tài sản đối phần của các khoản nợ cho hợp lý, tránh tình trạng đục nước béo cò. Do vậy, nói mua lại nợ thực chất là mua lại tài sản.

Trong tình hình khó khăn chung, cần phải có một tinh thần tương thân tương trợ mang tính chất cộng đồng, nên tốt hơn là thành lập một định chế Nhà nước về xử lý nợ hoạt động không vì lợi nhuận, được điều hành bởi Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, chịu sự giám sát của Quốc hội. Và cũng chưa cần sử dụng đến nguồn tiền 100 ngàn tỉ đồng, dù rằng trên thực tế tổng giá trị tài sản của các khoản nợ cần xử lý có thể hơn thế.

Khi mua các khoản nợ từ ngân hàng, định chế này chỉ cần phát hành cho ngân hàng một loại trái phiếu được sự bảo đảm của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, có thể lấy tên là trái phiếu ổn định với lãi suất thấp. Khi cần thanh khoản, ngân hàng thương mại được đem thế chấp trái phiếu ổn định để vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, hoặc vay từ Ngân hàng Nhà nước.

Sau này, khi tài sản được bán ra thu tiền theo đúng quy trình minh bạch, định chế xử lý nợ sẽ chuyển trả cho ngân hàng để thu hồi trái phiếu đã phát hành. Vì là định chế không lợi nhuận, nên các khoản lời nếu có sẽ được chuyển về cho doanh nghiệp chủ sở hữu gốc của tài sản, sau khi trừ các chi phí hoạt động của định chế theo một tỷ lệ có thể tính toán được không khó.

Phương thức này sẽ làm giảm áp lực lạm phát mà nhiều nhà phân tích kinh tế hay lo ngại đối với các chương trình hỗ trợ từ Chính phủ. Nhưng kinh nghiệm và lý thuyết đã chỉ rõ, trong điều kiện nền kinh tế còn suy thoái và đang rơi vào bẫy thanh khoản, sự gia tăng khối tiền tệ M1 không hề đưa đến sự gia tăng giá cả.

Con ma lạm phát không đáng sợ như chúng ta nghĩ, thậm chí nó còn giúp làm giảm và xóa đi gánh nặng nợ nần cho các nền kinh tế ở mọi nơi trên thế giới, như lịch sử đã từng chứng kiến.

Bửu Sơn


Link to full article

Quy mô công ty nào phù hợp với tân cử nhân?

Nhiều người thường nghĩ rằng ra trường nhất định phải làm việc cho công ty tên tuổi thì mới có cơ hội phát triển nên trong quá trình tìm việc họ chỉ nhắm vào mục tiêu này. Nhưng thực tế không hẳn vậy.


Tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng, mong muốn mà mỗi cá nhân có sự lựa chọn phù hợp nhất với bản thân mình.

Mỗi cấp độ quy mô đều có những ưu khuyết điểm riêng. Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng, mong muốn mà mỗi cá nhân có sự lựa chọn phù hợp nhất với bản thân mình.

Dưới đây là những điểm khác biệt lớn giữa làm việc cho công ty lớn và doanh nghiệp nhỏ, hi vọng sau sự so sánh, cân nhắc này, bạn sẽ có đánh giá chính xác nhất về lựa chọn quy mô công ty cho mình khi tìm việc:

Quá trình tuyển dụng ở công ty lớn phức tạp và kéo dài hơn

Theo Anita Cambell, giám đốc điều hành của Small Business Trends – nguồn thông tin doanh cho doanh nghiệp nhỏ, “Quá trình tuyển dụng ở doanh nghiệp nhỏ diễn ra khá nhanh và đơn giản. Trong khi đó, ở tập đoàn lớn, bạn phải trải qua 4 -7 vòng phỏng vấn mới có thể được chấp nhận”.

Công ty càng lớn, tình trạng quan liêu càng phổ biến

Khi làm việc cho tập đoàn lớn, đơn giản như để một dự án được duyệt, bạn phải trải qua rất nhiều khâu, trình kế hoạch lên các cấp lãnh đạo và nhiều thủ tục khác. Ngược lại, ở công ty nhỏ ít có xu hướng quan liêu, phức tạp hơn. Ngoài ra, với quy mô nhỏ hơn, những nhân viên nổi bật dễ dàng thu hút sự chú ý của cấp trên hơn.

Mối quan hệ ở công ty nhỏ phức tạp hơn

Nếu làm việc cho một tập đoàn lớn, bạn hầu như chỉ biết tới những người làm việc cùng mình hàng ngày. Còn ở công ty nhỏ, bạn sẽ biết tất cả mọi người, từ lễ tân tới giám đốc. Campbell cho rằng: “Ở đây sẽ có nhiều mối quan hệ cá nhân hơn. Nếu bạn hòa hợp với họ, mọi người sẽ giống như trong một gia đình. Nhưng ngược lại, nếu không có mối quan hệ tốt đẹp, bạn sẽ không thể tránh mặt hay tạo khoảng cách với họ như trong tập đoàn lớn”.

Đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn ở công ty nhỏ

Làm việc cho công ty nhỏ có thể khiến bạn phải đảm nhận đa nhiệm vụ. Chẳng hạn, quản lý tài chính ở công ty nhỏ sẽ phải kiểm soát ngân sách, dự đoán và lập báo cáo tài chính, trong khi ở tập đoàn lớn, bạn có thể chỉ có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo tài chính.

Điều kiện làm việc ở công ty nhỏ linh hoạt hơn

Doanh nghiệp nhỏ thường không có những đề nghị hấp dẫn như tập đoàn lớn nhưng bù lại, họ có ít quy tắc hơn nên linh hoạt, thoải mái hơn trong điều kiện làm việc cho nhân viên.

Sự chuyên môn hóa cao hơn ở tập đoàn lớn

Là nhân viên của một tập đoàn lớn, bạn sẽ tập trung phát triển chuyên môn vào một mảng công việc nhất định. Tuy nhiên, như vậy bạn khó có cơ hội khám phá các khía cạnh sâu rộng hơn của ngành nghề.

Cơ hội phát triển nhiều hơn ở công ty lớn

Tại doanh nghiệp lớn, các bậc thang thăng tiến đều được phân chia rõ ràng, cụ thể và nhân viên có cơ hội phát triển như nhau. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sự nghiệp của bạn sẽ bị “mắc kẹt” khi làm việc cho một công ty nhỏ. Rất nhiều công ty lớn đã có sự khởi đầu khiêm tốn trước khi mở rộng quy mô.

Thay đổi dễ áp dụng hơn ở công ty nhỏ

Công ty lớn có quá trình, thủ tục, trình tự làm việc chung cho từng công việc. Như vậy, bạn sẽ phải chờ đợi lâu hơn khi kiến nghị một thay đổi nào đó với sếp.

Mức độ ổn định ở công ty nhỏ cao hơn

Khi làm việc cho công ty nhỏ, bạn được xem là một thành viên trong gia đình nên việc sa thải là điều khó xảy ra (tất nhiên, trừ khi bạn không đủ năng lực hay phạm lỗi nghiêm trọng). Còn ở doanh nghiệp lớn thường xảy ra trường hợp, một người lên làm lãnh đạo sẽ cắt giảm những nhân viên xa lạ và tạo điều kiện cho nhân viên “cưng” của mình.



Link to full article

Hàng Việt sẽ vào siêu thị Trung Quốc

“Chúng tôi cam kết chỉ sau 60-90 ngày, hàng VN sẽ có mặt tại kệ hàng ở siêu thị Trung Quốc”.


Ông Nguyễn Lâm Viên - Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam (VN) chất lượng cao, Tổng giám đốc Công ty Vinamit - đã khẳng định như vậy khi đề cập đến đề án đưa hàng Việt vào thị trường Trung Quốc (TQ).

Trao đổi với PV , ông Viên cho biết:

- Đề án này xuất phát do các doanh nghiệp bức xúc trước việc hàng TQ tràn ngập tại thị trường VN, làm điêu đứng nhiều mặt hàng trong nước như gạch men, giấy, da giày, may mặc... Các shop bán hàng thời trang VN càng ngày càng teo tóp, đóng cửa trong khi ra đường đâu đâu cũng là hàng TQ.

Trong khi đó ở tất cả hệ thống siêu thị TQ họ cũng đang chuộng hàng nhập khẩu. Tại các siêu thị của TQ đã có hàng Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan..., trừ VN. Chúng tôi tìm hiểu và được biết hàng VN đưa sang TQ với số lượng rất lớn nhưng chúng ta không đi đường chính ngạch mà lại đi tiểu ngạch.

Tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), có những doanh nghiệp trước đây chỉ là tiểu thương bán tại chợ biên giới, nhưng có doanh số xuất khẩu lên đến 1.500 tỉ đồng mỗi năm. Điều đó cho thấy TQ có nhu cầu về sản phẩm VN chúng ta, vậy tại sao không đưa hàng trực tiếp vào siêu thị của họ mà lại để tiểu thương buôn bán bằng cách khiêng đồ qua sông.

Một khi đã lệ thuộc vào hệ thống xuất khẩu và phân phối tiểu ngạch như thế, các doanh nghiệp VN có muốn cũng không còn cửa để bứt ra khỏi cách làm ăn truyền thống để đưa hàng vào TQ dạng chính ngạch.

* Nói đến hàng TQ là người ta nghĩ đến hàng giá rẻ, liệu hàng hóa của VN có thể cạnh tranh được với hàng của họ?

- Giá rẻ không phải là yếu tố quyết định đầu tiên khi đưa hàng VN vào TQ. Chính do hàng nội địa quá rẻ nên tâm lý của tất cả các nhà buôn tại TQ ngày nay là họ không muốn buôn hàng nội địa nữa bởi vì lợi nhuận quá thấp. Họ thích buôn bán hàng ngoại nhập nhiều hơn vì hàng ngoại cho họ một không gian rộng lớn hơn để có được lợi nhuận.

Một sản phẩm muốn đi vào một thị trường thì trước hết phải được các nhà buôn bán cho đã. Nếu họ chưa chấp nhận thì sẽ khó thành công. Họ thích hàng ngoại nhập vì hàng ngoại nhập có thể bán được giá cao, lợi nhuận cao.

Tâm lý của người TQ cho rằng hàng nhập càng phải mắc hơn đồ trong nước dù cho đó là sản phẩm cùng loại. Và họ tự hào về hàng nhập. Ví dụ, cà phê Starbucks nhập về TQ bán mắc hơn cà phê của một công ty đa quốc gia sản xuất tại TQ khoảng 6-10 lần.

Do đó, hàng VN đưa sang TQ phải tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng chất lượng tốt và mẫu mã đẹp, đừng làm hàng có chất lượng tệ hơn hàng TQ. Hai yếu tố đó kết hợp thì hàng VN có quyền bán giá cao mà vẫn cạnh tranh được với hàng TQ.

* Ông từng tuyên bố mất 60-90 ngày hàng Việt có mặt trên kệ hàng của các siêu thị Walmart tại TQ. Cơ sở nào để ông khẳng định điều này, thưa ông?

- Tôi khẳng định điều này hoàn toàn có thể. Hệ thống Walmart chỉ là một ví dụ. Hàng VN có thể vào tất cả các hệ thống bán lẻ lớn nhỏ khác tại TQ, ngoài Walmart còn có Carrefour, Posco...

Để đưa hàng nông sản chế biến vào TQ thì mất 30 ngày cho các thủ tục kiểm định và 20 ngày làm việc với hệ thống siêu thị. Thời gian còn lại dành cho việc tra cứu quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký bảo vệ thương hiệu tại thị trường TQ.

Cách vào siêu thị của TQ cũng giống cách vào siêu thị của VN. Hãy đưa sản phẩm đến và thuyết phục người ta rằng sản phẩm này sẽ đem lại lợi nhuận cho siêu thị.

Điều thuận lợi là các siêu thị ở TQ đều đón chào các mặt hàng nhập khẩu, đó là cơ hội xuất khẩu hàng VN. Trước đây, muốn vào hệ thống siêu thị phải đóng phí mua mã hàng là 1.500 tệ/siêu thị nhưng nay do người ta đang muốn có hàng của mình nên giá chỉ còn 500 tệ/siêu thị.

TQ là thị trường dễ tính hơn VN nhưng khách hàng lại có tính trung thành cao. Một khi khách hàng đã yêu mến một sản phẩm nào đó thì họ sẽ yêu mến lâu dài. Sức mua tại thị trường TQ lớn hơn VN.

Hệ thống phân phối chính ngạch ngày càng chuyên nghiệp hơn, đang chiếm dần 50-70% thị trường. Do đó sản phẩm của VN có cơ hội nếu vào hệ thống chính ngạch thay vì tiểu ngạch.

Hiện tại một số doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực ngũ cốc, thực phẩm khô, bánh kẹo, may mặc... sẵn sàng hợp tác với hội bằng cách đưa hàng của họ cho chúng tôi phân phối.

Bản thân Vinamit cũng đang xúc tiến để có thêm một số mặt hàng mới đưa vào TQ. Đáng kể nhất là mặt hàng gạo VN thương hiệu Vinamit vào tháng 9 tới.

Sáu tháng đầu năm nay VN xuất khẩu sang TQ trên 1 triệu tấn gạo nhưng toàn bán hàng thô, không hề có thương hiệu nên chúng tôi muốn đưa gạo có thương hiệu VN vào thị trường này.

* Nhiều doanh nghiệp lo lắng nhất ở thị trường TQ chính là bị xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, làm giả. Làm sao để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực này, thưa ông?

- Điều đáng buồn là hầu hết những mặt hàng đi theo con đường tiểu ngạch đã bị người TQ đăng ký thương hiệu hết. Họ không bao giờ đem những hàng đó vào hệ thống siêu thị trong khi hệ thống phân phối các mặt hàng đó tại TQ thì doanh nghiệp VN không thể biết được. Các tiểu thương TQ rất biết cách bít hết thông tin khách hàng.

Do vậy, trước khi đưa hàng vào TQ, các doanh nghiệp nên chủ động đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở TQ trước, đăng ký bao vây để tránh bị lợi dụng.

Từ kinh nghiệm của Vinamit cho thấy điều đầu tiên đến làm ăn tại TQ là phải làm việc với luật sư. Họ sẽ có trách nhiệm làm mọi việc liên quan đến luật lệ tại TQ. Có bất cứ vấn đề gì về tranh chấp, xâm hại thì chúng tôi chuyển qua cho văn phòng luật sư để họ xử lý.

Luật pháp TQ rất nghiêm trong vấn đề này nên có thông tin từ văn phòng luật sư gửi tòa án thì công ty làm giả hay xâm hại phải có trách nhiệm trả lời liền.

Thị trường không biên giới

Dự án phát triển thị trường ASEAN - Trung Quốc của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao nhằm một mục tiêu mở rộng thị trường cho doanh nghiệp trong nước ra xa hơn, rộng hơn.

Cụ thể, là biến cả khu vực ASEAN - Trung Quốc thành thị trường lân cận - với đầy đủ các hoạt động quảng bá, tiếp xúc trực tiếp người tiêu dùng chứ không còn mang ý nghĩa xuất khẩu qua các đơn vị kinh doanh trung gian nữa.

Đây cũng là động thái để tận dụng những ưu đãi khi hàng rào thuế quan giữa các quốc gia trong vùng Đông Nam Á và Trung Quốc được tháo dỡ từng bước. Việc chủ động đưa hàng, tiếp thị, phân phối và làm chủ thị trường lân cận này cũng chính là thiết lập một lá chắn kinh tế từ xa để bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Trọng tâm của dự án nhằm vào việc khai thác thế mạnh của thị trường Trung Quốc với gần 1,4 tỉ người tiêu dùng. Ngày 14/7, đại diện của hội cũng sẽ sang Thượng Hải để khảo sát nhằm xây dựng một văn phòng đại diện của Hàng Việt Nam chất lượng cao, cùng với văn phòng hiện tại ở Quảng Châu. Một lượng hàng mẫu lớn của thực phẩm SG Foods, bột Tài Ký, bánh Ánh Hồng... đã được chào hàng trực tiếp đến các nhà phân phối lớn, sẵn sàng cho phiên hội chợ quan trọng bậc nhất trong năm vào tháng 9 sắp tới.

TRẦN VŨ NGUYÊN

Giám đốc dự án - Hội Doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao


Link to full article

Quyền lực bất ngờ của Amazon

Tầm ảnh hưởng trên phương diện kinh tế của Amazon đã trở nên lớn hơn so với nhiều công ty công nghệ như Apple, Google hay Facebook.

Thật sai lầm nếu nghĩ rằng Amazon chỉ là công ty kinh doanh sách trực tuyến. Ảnh:WSJ

GoVacuum là một công ty thương mại tăng trưởng nhanh tại Mỹ, doanh thu 7 năm trước là 2 triệu USD đến nay tăng lên đến 10 triệu USD, mức tăng trưởng đến 5 lần, cao hơn cả mức tăng trưởng chung của hoạt động mua sắm trực tuyến tại Mỹ.

Được sáng lập bởi Bill Anand, người đến từ New Delhi, Ấn Độ vào năm 1974, tăng trưởng của GoVacuum cho thấy tầm quan trọng của những doanh nghiệp nhỏ đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới

Thành công của GoVacuum và 27 nhân viên công ty đến nhờ Amazon.

Phần lớn người tiêu dùng vẫn chỉ nhớ đến Amazon như công ty kinh doanh sách trực tuyến. Rất nhiều người ngạc nhiên khi biết Amazon bán nhiều loại sản phẩm hơn so với công ty mà nhà sáng lập Jeff Bezos khai sinh ra công ty vào năm 1994. Thế nhưng đó mới là phần nổi của tảng băng chìm.

Nhà sáng lập Bezos hiện đang biến Amazon thành một công ty kinh doanh sản phẩm cực kỳ đa dạng, từ quyền tiếp cận với thị trường số đã có sẵn hàng triệu khách hàng, không gian máy chủ, cho đến công cụ vận chuyển hàng hóa hiện đại nhất phục vụ cho nhiều loại hình kinh doanh thương mại.

Anh Sachin Anand, quản lý hoạt động kinh doanh của GoVacuum, chỉ ra: “Họ đang đầu tư vào nhiều lĩnh vực quan trọng với cuộc sống của con người.”

Bao lâu nay, Amazon đã giàu lên nhờ thay đổi cách mua sắm hàng hóa của con người, thế nhưng việc công ty mở rộng sang mảng hỗ trợ hạ tầng đang giúp công ty có thêm sức mạnh tác động đến cách cấu trúc hoạt động kinh doanh. Amazon cách mạng hóa cách mà nhiều doanh nhân mở công ty hoặc hồi sinh nhóm công ty yếu kém bằng cách sử dụng hệ thống thanh toán của công ty thay cho việc phải tự xây dựng riêng cho mình. Sáng lập viên của GoVacuum nhận xét: “Họ giúp chúng tôi mở rộng hoạt động kinh doanh ở một quy mô mà chúng tôi không thể làm được.”

Tầm ảnh hưởng trên phương diện kinh tế của Amazon đã trở nên lớn hơn so với nhiều công ty công nghệ như Apple, Google hay Facebook. Amazon bước vào nhóm doanh nghiệp kinh doanh hệ thống giống như các sàn chứng khoán, công ty cung cấp điện, công ty kinh doanh thẻ tin dụng và vận tải.

Thế nhưng sự nổi lên của Amazon gây ra không ít căng thẳng và nguy hiểm cho nhiều khách hàng và kinh tế Mỹ.

Những công ty đơn lẻ cần phải cân nhắc giữa cái được và mất khi họ gia nhập “hệ sinh thái” của Amazon, họ có thể mất đi quyền tự chủ của mình, hơn nữa, Amazon, trong vai trò đối thủ trong lĩnh vực bán lẻ và cung cấp dịch vụ lại có thể biết được doanh số và hàng tồn kho của họ. Hai thông tin trên luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ công ty nào.

Ở phương diện vĩ mô, theo phân tích của giáo sư Marco Iansiti tại đại học Harvard công ty kiểu như Amazon giúp cải thiện hiệu quả công việc, điều này tốt cho nhóm công ty nhỏ. Tuy nhiên ông nói thêm: “Tin xấu ở chỗ yếu tố quyết định đến số phận của bạn bị chia sẻ với quá nhiều người. Nếu Amazon gặp khó khăn và nếu trang web bị sập, rất nhiều người sẽ phải chịu hậu quả xấu. Đó có thể là nguồn gốc của rất nhiều rủi ro hệ thống mà chúng ta chưa từng có trước đây.”

Bao lâu nay, công chúng không biết nhiều về hoạt động kinh doanh cụ thể của Amazon và đặc biệt là sự chuyển hướng sang lĩnh vực dịch vụ của công ty.

Financial Times mới đây đã đăng tải nhiều bài viết về khả năng của Amazon trong việc tái sinh lại một số ngành nghề. Thông tin trong bài viết được dựa trên các cuộc phỏng vấn với người từng làm nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp phần mềm, công ty bán lẻ, chuyên viên ngân hàng và tư vấn cho Amazon.

Người ta nhận ra một công ty dù chỉ với hệ thống công nghệ căn bản và lối suy nghĩ thực dụng đã xây dựng được vị thế đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Thế nhưng Amazon cũng còn nhiều điều chưa làm được: Amazon vẫn phụ thuộc rất nhiều vào người sáng lập, không theo kịp tiến bộ trong lĩnh vực nhạc và phim số và cho đến nay vẫn chưa khiến nhà đầu tư cảm thấy thuyết phục về lợi nhuận của công ty. Và chắc chắn tầm ảnh hưởng ngày một lớn của Amazon cũng sẽ phải chịu nhiều chỉ trích từ phía các chính trị gia.

Trong lá thư mới nhất gửi các cổ đông, ông Bezos nói: “Chúng ta đang tạo ra hệ thống dịch vụ mạnh cho phép hàng ngàn người thử nghiệm và làm được những việc mà nếu không có hệ thống ấy, sẽ không thể làm được.”

Hệ thống dịch vụ do Amazon tạo ra những doanh nghiệp lai trong đó Amazon điều hành công việc marketing, quan hệ khách hàng, thanh toán, điện toán, vận tải, phân phối; nhà điều hành các công ty khác chỉ phải tìm kiếm hoặc sản xuất ra sản phẩm tốt.

Làm như vậy, Amazon thực chất đang thay đổi cách kinh doanh của các công ty, công ty sẽ có thể không cần phải hoạt động một số chức năng cốt lõi và chỉ tập trung vào phát triển sản phẩm. Nhược điểm ở chỗ khi làm như vậy, chi phí của họ ràng buộc quá nhiều vào Amazon.

Năm 2011, Amazon kiếm được 631 triệu USD lợi nhuận, con số thật khiêm tốn nếu so với tổng doanh thu 48 tỷ USD, đáng chú ý, số tiền Amazon thu được từ việc cung cấp dịch vụ cho các công ty khác nhiều hơn so với tự kinh doanh sản phẩm.

Rõ ràng nhiều công ty bán lẻ lớn tại Mỹ cảm thấy không vui vẻ khi sử dụng dịch vụ của Amazon. Target, công ty bán lẻ có hoạt động khá rộng tại Mỹ, năm 2011 đã ngưng chạy website trên hệ thống của Amazon và tự chủ lấy việc này. Công ty bán lẻ Marks and Spencer của Anh cũng đưa ra quyết định tương tự. Công ty Toys R Us ngừng thuê Amazon quản lý website từ năm 2006 sau khi tòa án phán quyết công ty đã vi phạm hợp đồng bởi đã bán đồ chơi cho một số nhà cung cấp khác trên Amazon.com.

Ông Suresh Kotha, giáo sư đại học University of Washington ở Seattle, chỉ ra: “Bằng cách nào bạn tạo ra được một hệ sinh thái mà trong đó bạn không phải đối tượng duy nhất kiếm tiền? Đến lúc nào đó, người ta sẽ ngưng sử dụng dịch vụ của bạn nếu bạn trở nên quá mạnh và bắt đầu trục lợi từ họ. Nếu điều đó xayr a, hệ sinh thái sẽ mất đi động lực phát triển.”



Link to full article

Những bài học kinh doanh từ lời răn dạy của Đức Đạt-lại Lạt-ma

Vị “Đạo sư với trí huệ như biển cả” quan niệm: Để đi đến đích cuối cùng, đôi khi sự liều lĩnh dựa trên niềm đam mê và tình yêu với công việc là vô cùng cần thiết.

Những lời dạy của Đức Đức Đạt-lại Lạt-ma, Đăng-châu Gia-mục-thố, vị lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng sẽ giúp các doanh nhân rút ra những bài học bổ ích, thực tế và sâu sắc để điều hành doanh nghiệp, tạo dựng tương lai tốt đẹp hơn vì cộng đồng.

Đam mê kinh doanh và quyết tâm thực hiện mục đích đến cùng

Vị “Đạo sư với trí huệ như biển cả” quan niệm: Để đi đến đích cuối cùng, đôi khi sự liều lĩnh dựa trên niềm đam mê và tình yêu với công việc là vô cùng cần thiết. Chính niềm đam mê sẽ giúp bạn vượt qua tất cả khó khăn và trở ngại, bởi nhờ sự say mê vào công việc kinh doanh, mỗi người sẽ có tầm nhìn bao quát hơn về tương lai phía trước.

Vinh quang là khi biết hy sinh vì người khác

Thành công của một người có thể được đánh giá qua những gì họ phải từ bỏ để có được điều hằng mong muốn. Với một doanh nghiệp, sự tăng trưởng về lâu về dài còn quan trọng hơn cách “đi tắt đón đầu”; từ bỏ một vài mục tiêu chưa hẳn đã đem lại bất lợi mà có thể tạo ra những kết quả khả quan bất ngờ. Khi đã bước vào giai đoạn ăn nên làm ra, điều đáng giá nhất với doanh nghiệp chính là thời gian bỏ ra để gây dựng và phát triển. Thậm chí qua thời gian, giá trị những cổ phiếu hay tài sản dễ biến đổi về giá nhất cũng tăng lên.

Một bài học quan trọng mà những người làm kinh doanh phải khắc cốt ghi tâm, đó là mối quan hệ tốt đẹp nhất chỉ có được khi những giá trị căn bản đằng sau nó lớn hơn nhu cầu nhỏ bé của mỗi cá nhân. Do đó, biết hy sinh vì lợi ích chung không phải là thiệt thòi, mà chính là vinh quang vậy.

Rút ra bài học từ thất bại

Thích nghi, phát triển, trụ vững, mở rộng quy mô và không lặp lại sai lầm là cách một doanh nghiệp đi lên từ con số 0. Với những người hay lặp đi lặp lại những sai lầm cũng vậy, muốn trưởng thành, họ phải rút ra bài học từ chính lỗi lầm và tìm các sửa sai ngay lập tức. Nhiều khi, không đạt được đích đến mong muốn lại là sự mở đầu của một cơ may hiếm có. Vì vậy, mỗi người hãy biết trân trọng những trải nghiệm để rút ra bài học và bước tiếp trên con đường phía trước.

Không ngừng học hỏi kinh nghiệm

Lời khuyên này áp dụng cho tất cả các phương diện của một doanh nghiệp từ khi xây dựng cơ đồ từ hai bàn tay trắng đến khi phát triển thịnh vượng và có thể chuyển hướng sang một lĩnh vực nào đó khác. Học hỏi từ những người có cùng chí hướng và tầm nhìn về doanh nghiệp với bạn là điều rất nên làm.

Tránh để bất đồng nhỏ nhặt ảnh hưởng đến các mối quan hệ

Ảo tưởng về bản thân cũng như việc tin tưởng mù quáng vào sự trường tồn của doanh nghiệp thường lợi bất cập hại. Hãy nhớ rằng không gì trên đời này đáng giá hơn những người bạn, đồng nghiệp, khách hàng thân thiết. Không khí trìu mến, tràn đầy yêu thương nơi gia đình chính là điểm tựa cho sự nghiệp của bạn. Chính vì thế, hãy biết trân trọng những người bạn yêu quý, nếu bất đồng xảy ra giữa đôi bên, hãy tìm cách giải quyết vấn đề hiện tại thay vì đay nghiến chuyện quá khứ.

Hòa nhập nhưng không hòa tan

Thất bại và thử thách là một cách để nhận ra những giá trị đích thực của bản thân. Sách vở cũng là một nguồn tri thức vô giá nơi bạn tìm ra những lời răn dạy, chỉ giáo của các học giả, những người có khả năng truyền cảm hứng cho bạn về cuộc sống. Hãy sống sao cho sau này nhìn lại, bạn không hề hối tiếc mà cảm thấy thực sự hài lòng. Hãy tạo dựng cuộc sống và doanh nghiệp của bạn từ chân giá trị và đức tin, sao cho công việc và cuộc sống luôn mang ý nghĩa sâu sắc.

Nguyên tắc 3R

Tôn trọng bản thân (Respect yourself): cũng chính là tôn trọng những giá trị và lý tưởng cho bạn cảm hứng.

Tôn trọng mọi người (Respect others): Khổng Tử đã dạy “Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân” (Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác). Đây là nguyên tắc vàng mà những người làm kinh doanh cần ghi nhớ.

Có trách nhiệm (Be responsible): trong bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp. Một trong những câu châm ngôn nổi tiếng của Đức Đức Đạt-lại Lạt-ma Nếu bạn có khả năng, hãy giúp đỡ kẻ khác. Nếu không làm được vậy thì ít nhất đừng hại họ.

Im lặng là vàng

Dẫu biết công việc kinh doanh là vô cũng quan trọng, bạn cũng nên dành một góc nhỏ trong nhịp sống bận rộn để đối diện và thành thật với chính bản thân. Mỗi ngày, hãy dành ra 5 phút yên lặng ngồi thiền để đầu óc thanh thản. Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể đi du lịch những nơi chưa từng đặt chân tới. Vận may thường tìm đến vào những lúc không ai ngờ nhất và ở những nơi bất ngờ nhất.

Chia sẻ kiến thức

Bản chất của kinh doanh chính là học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm tích lũy được. Đức Đạt-lại Lạt-ma từng nói Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, nó đến từ chính hành động của bạn. Thiết nghĩ, chia sẻ cũng cũng là một cách mang lại niềm vui trong cuộc sống vậy.



Link to full article

“Be cheap. Survive another day, to survive another day!

Một số chia sẻ của các Mentors trong session Revenue, Cost and Profit  ngày 10/7 được các founders tâm đắc:


Chị Nguyễn Hải Hà, Founder & CEO, Innoviet Travel ấn tượng với câu nói “Sẽ dễ dàng để thuyết phục các nhà đầu từ nếu chúng ra có bản chi tiết chi phí đầu tư. Điều đó thể hiện rằng bạn thực sự quan tâm đến dự án của mình. Bạn phải làm bản kế hoạch đó một cách trung thực nhất vì đó sẽ là kế hoạch mà bạn sử dụng trong thực tế.” của Mentor Thinh Nguyen, Founder &CEO của Pyramid Software Development


Anh Phan Vũ Giáp – Founder & CEO, Guru Online Services nhớ nhất chia sẻ: “Tiền là vua. Dòng tiền là điều quan trọng nhất” (Cash is King. Cashflow is the most important)”; “Các biến động thực tế như luật phát, đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp tới mô hình doanh thu và lợi nhuận như thế nào? Lên kế hoạch cụ thể cho trường hợp tốt nhất, xấu nhất và hiện tại.”;  “Khi pitch (thuyết phục nhà đầ tư) thì nên nói rõ: sản phẩm là gì, cần gì, cần tiền để làm gì, cần bao nhiêu, đầu tư ưu tiên cái gì nếu có tiền? tiên đoán thị trường dựa trên thông tin nào?” và “Hiểu được mối quan hệ giữa chi phí và chi phí hoạt động” của Mentor Kyle Pham, CFO của MJ Group.


Còn chị Lê Thị Thu Thảo – Founder & CEO, Hello3DWorld ấn tượng với câu nói: “- Chi phí cũng quan trọng như mô hình doanh thu, nên trực quan và chi tiết.” của Mentor Thinh Nguyen từ công ty Pyramid Software Development” và  chia sẻ của Mentor Henry Nguyen: “Anh Henry đặt câu hỏi và giải thích về lý do thành công của các mô hình kinh doanh nổi tiếng: Amazon, Google:

- Tại sao Amazon thành công: 1. Không giới hạn diện tích (unlimited store) vs. cửa hàng truyền thống (limited store) .2. dòng tiền: khách càng mua nhiều sách, tiền chảy về túi càng nhiều (the more book buying, the more cash flow)

- Tại sao Google thành công? Rõ ràng là Google có chi phí cố định cao, không có mô hình doanh thu, và các nhà sáng lập của Google chỉ làm theo sở thích. Thế thì tại sao Google lại được đầu tư:? Vì các yếu tố sau: 1. công nghệ: dữ liệu càng nhiều, ảnh hưởng càng lớn 2. người sử dụng tăng gấp đôi mỗi tháng.”

- Học viên hỏi: thế Mentor Henry Nguyen muốn đầu tư vào đâu Google, Facebook hay Amazon? “Tôi không có câu trả lời” cùng với lời khuyên các Startups: “nên kiểm soát chi phí, và các rủi ro “vô tiền khoáng hậu”


Còn Founder Hoàng Nguyễn, Cofounder & CTO, Sysnify Vietnam, thì đặc biệt tâm đắc với Be cheap! Survive another day, to survive another day” cũng của Mentor Henry Nguyen.


Khóa huấn luyện do TOPICA Founder Institute tổ chức có sự tham gia của 30 Huấn luyện viên là các lãnh đạo cao cấp của các công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin như VNG, Vatgia,… và từ các quỹ đầu tư như IDG Ventures, CyberAgent Ventures, CMC Fund… Tháng 4 vừa rồi, khóa 1 tại Hà Nội vừa tổ chức lễ tốt nghiệp cho 5 doanh nghiệp mới với sự tham gia của 15 nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đã có 1 doanh nghiệp chốt hợp đồng đầu tư mạo hiểm với một quỹ lớn, khác các doanh nghiệp khác cũng tiếp tục đàm phán với các nhà đầu tư quan tâm. Khóa 2 tại TP.HCM dự kiến sẽ tốt nghiệp vào tháng 8, 2012 và đã có các nhà đầu tư quan tâm và sẵn sàng đầu tư cho các doanh nghiệp này từ trước khi khai giảng. Khóa 3 sẽ tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11 năm nay.


Các bài viết trong blog khởi nghiệp xin xem tại: http://tba.topica.edu.vn/blog/

“Be cheap. Survive another day, to survive another day!


Link to full article

Lạc quan theo cách của Life Is Good

Doanh số bán hàng hàng năm của Life is good luôn đạt mức đỉnh là 100 triệu đô la. Hãy xem bí quyết của họ.


Những người sáng lập nên Life is good Bert (trái) và John Jacobs

Bert Jacobs giờ đã tiếp đất. "Dù gặp phải thử thách nào bạn cũng phải tìm ra cách để cười và ăn mừng mỗi ngày”, người đồng sáng lập nên Life is good, một thương hiệu phong cách cuộc sống chia sẻ.

Anh đã thành lập thương hiệu này cùng với người anh trai John của mình năm 1994.

Mặc dù công ty có trụ sở tại thành phố Boston khởi đầu kinh doanh áo thun có in hình linh vật có tên gọi là Jake, giờ đây Life is good giờ đã mở rộng kinh doanh tất cả mọi mặt hàng từ tách cà phê tới bao tải được bày bán tại hơn 4.500 cuae hàng bán lẻ bao gồm cả 7 cửa hàng thuộc quyền sở hữu của công ty. Doanh số bán hàng hàng năm luôn đạt mức đỉnh là 100 triệu đô la.

Và không có gì ngạc nhiên khi Jacob là một người lạc quan nhưng đừng nhầm lẫn thái độ tích cực của anh ấy với sự mơ mộng hão huyền.

"Một số người hình dung công việc của chúng tôi tại Life is good là dễ như ăn kem, mọi thứ đến với chúng tôi thật dễ dàng cứ như trò chơi Frisbee”, Bert Jacobs cho biết. "Thực tế là chúng tôi luôn phải cạnh tranh. Chúng tôi lạc quan không có nghĩa là chúng tôi không có những lúc lo âu, sợ hãi, ngờ vực như bất cứ ai khác”.

Nhưng những người lạc quan khác biệt với những người khác ở cách họ nhìn nhận những nỗi sợ hãi vì họ sẽ tập trung vào những mặt tích cực hơn là các mặt tiêu cực. Jacobs cho biết anh đã học được điều đó trong thời gian lớn lên tại thành phố Needham, bang Massachusette với 5 anh chị em ruột và một người cha ít khi phàn nàn và một người mẹ cực kỳ lạc quan.

"Mặc dù có hàng tá thách thức nảy sinh nhưng mẹ tôi chỉ chú trọng những thứ ảnh hưởng đến thế giới và gia đình”, Jacob nhớ lại.  "Tôi vẫn còn nhớ lúc bà lái xe chở tôi và John tới cửa hàng thực phẩm rồi mới nhận ra mình không còn tiền. Bà quay xe và mỉm cười. Tôi hỏi: “Sao mẹ lại vui mừng như thế”? Bà trả lời, 'Không thể có được những gì mình cần thì khó chịu thật nhưng nhiều lúc hết tiền mẹ lại thấy mừng vì không phải nghĩ xem tối nay ăn gì”. Chúng tôi cùng cười phá lên khi nghe điều này.

Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên trang web Entrepreneur dưới đây, Bert Jacobs sẽ chia sẻ bí quyết xây dựng một doanh nghiệp bền vững  và lý do tại sao con cái lại là niềm cảm hứng của anh cũng như những bài học bên bàn ăn mà anh đã từng học được.

Giây phút nảy sinh ý tưởng: Lúc đó John và tôi đang nói về nội dung của bản tin lúc 6 giờ. Người ta thường đưa tin về nhũng điều tồi tệ đang xảy ra trên thế giới và hiếm khi tập trung phân tích xem cái nào là đúng, cái nào là sai. Rồi chúng tôi nói về việc tạo ra một biểu tượng hoặc một nhân vật có quyền năng lạc quan. Và kết thúc buổi trò chuyện, Brian đã vẽ ra Jake. Nhưng tại thời điểm đó thì chúng tôi vẫn chưa có đường hướng về một doanh nghiệp cụ thể.


Tìm kiếm niềm vui trong cuộc tranh đấu

Trong vòng năm năm rưỡi chúng tôi chỉ tập trung bán áo thun nhưng đó là một giai đoạn thuận lợi. Mọi người đã sai lầm khi cho rằng “Cuộc sống sẽ trở nên bế tắc nếu bạn cứ ngủ quên ở mãi một chỗ và mong chờ cuộc sống vẫn mãi tốt đẹp như thế”.  Quan điểm này đã bỏ qua một chi tiết. Vấn đề không phải là bạn có những gì và bạn đang ở đâu, mà là quan điểm và khuynh hướng của bạn.

Sự khôn ngoan học được từ gia đình

Trong những bữa cơm chiều hàng ngày, mẹ tôi thường mở đầu với câu hỏi “Kể cho mẹ xem hôm nay có gì hay không nào”. Đây là một bài học lớn về cuộc sống và cũng là một bài học kinh doanh cho mỗi chúng tôi. Nếu bạn bắt đầu các cuộc họp công việc với những việc không hay ho thì bạn sẽ chỉ nhận được những lời phàn nàn và rên rỉ, đây không phải là cách hướng tới giải pháp. Nếu bắt đầu với những việc tốt, bất cứ việc bạn gì quan tâm sẽ phát triển theo.

Đặt trẻ em lên hàng đầu

Life is good có trách nhiệm làm lan tỏa sự lạc quan, và đem phương châm sống đó tới với cuộc sống thông qua những nỗ lực đầy tính nhân văn dành cho trẻ em.

"Dù có làm gì chúng tôi cũng ưu tiên giúp đỡ bọn trẻ”, Bert Jacobs, người đồng sáng lập nên Life is good cho biết. "Trong công ty chúng tôi luôn có một sự thống nhất chung. Nó giúp định hướng cho toàn thể nhân viên vì họ đã có một mục đích lớn hơn”.

• Ngày hội Life is good được tổ chức vào năm 2003 như một sự kiện âm nhạc và nghệ thuật hàng năm để gây quỹ cho những trẻ em đang cần giúp đỡ.

• Là một phần của hoạt động phi lợi nhuận của công ty, những người tạo ra sân chơi của Life is good đã cung cấp các liệu pháp dựa trên các trò chơi dành cho các trẻ em đang phải chiến đấu với nghèo đói, bạo lực và bệnh tật.

• Life is good đã tạo ra một trang web tùy chỉnh chuyên gây vốn vào mùa xuân năm nay để mọi người có thể tổ chức sự kiện từ thiện của họ một cách dễ dàng hơn.

• Tới nay, Life is good đã gây được 8 triệu đô la cho những trẻ em đang cần trợ giúp.

Cảm hứng của tôi bắt nguồn từ ... trẻ em

Chúng có tâm hồn rộng mở, rất lạc quan và tin tưởng thứ gì cũng có thể làm được. Khi còn nhỏ, chúng ta ai cũng như vậy, nhưng khi già đi, chúng ta có xu hướng mất đi khả năng đó.

Mạo hiểm

Mọi người nói về việc mở doanh nghiệp, lập nên các bộ phận chức năng, lập kế hoạch kinh doanh- nhưng có những lúc bạn phải đưa nhiều việc vào hành động cụ thể. Chẳng có gì xấu hổ khi thử nghiệm và thất bại cả. Chúng tôi vừa thu được một món hời bởi vì chúng tôi sẵn sàng đón nhận thất bại.

Sai lầm lớn nhất

Ban đầu chúng tôi chỉ lắng nghe những khách hàng mua áo thun của chúng tôi. Chúng tôi tạo ra một kiểu phù hợp cho tất cả mọi người rồi nhận ra nhiều phụ nữ dạo một vòng trong cửa hàng nói rằng rất thích nhãn hiệu này nhưng chẳng mua gì cả. Khi tôi hỏi lý do tại sao, họ trả lời “Đồ của bạn chẳng tôn dáng gì cả”. Nghe có vẻ đơn giản nhưng chúng tôi không phải là tín đồ thời trang. Rồi chúng tôi giới thiệu kiểu áo thun bó sát và không bó sát cơ thể lắm và điều này đã đem lại cho chúng tôi những khách hàng mà chúng tôi không bao giờ có. Giờ đây chúng tôi đã có nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Bí quyết xây dựng thương hiệu

Bạn có thể có những ý tưởng hay ho nhất nhưng kể cả những người thông minh nhất thế giới cũng không thể dựng nên được một thương hiệu. Chính khách hàng đã xây dựng nên thương hiệu.

Trên đường tìm cách đáp lại: Hãy tìm ra một lý do liên quan mật thiết tới thương hiệu của bạn. Nếu lý do đó quan trọng với bạn nhưng không phù hợp với công ty bạn thì không sao cả, bạn đã trút được một ghánh nặng cho chính bản thân mình. Chúng tôi luôn luôn chú trọng giúp đỡ trẻ em. Thông điệp của chúng tôi và hầu hết hình ảnh của chúng tôi ở Life is good trông rất phù hợp với trẻ em.

Lạc quan là... sức mạnh

Nếu bạn nhìn xung quanh và thấy chỗ nào cũng có trở ngại, bạn sẽ chỉ chú trọng đến các trở ngại và chúng sẽ rất khó vượt qua. Nếu bạn có khuynh hướng muốn thấy các cơ hội, các cơ hội sẽ hút về phía bạn. Đó là một lời tiên tri tự bạn có thể thực hiện được.

Bí quyết khởi nghiệp

Khái niệm về doanh nghiệp của bạn phải tương đồng với con người của bạn. Nếu không, bạn sẽ không thể thành công vì bạn sẽ không có niềm đam mê với nó. Nhưng nếu nó đích thực là một phần của con người bạn, nó sẽ trở thành bản năng thứ hai của bạn và bạn sẽ xây dựng được một doanh nghiệp thành công.
Dịch từ Entrepreneur


Link to full article

Bài đăng phổ biến