Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Inside Job – 120 phút hồi hộp khám phá căn nguyên khủng hoảng tài chính thế giới 2008

Bằng kịch bản chặt chẽ và đanh thép, đạo diễn Ferguson sẽ khiến những người quan tâm tới lĩnh vực tài chính phải “dán mắt” vào màn hình suốt 2 tiếng đồng hồ cũng như suy ngẫm rất lâu sau khi bộ phim kết thúc.

Inside Job là bộ phim tài liệu năm 2010 với nội dung về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào cuối thập kỷ trước. Trong phim, đạo diễn Charles H.Ferguson đã khắc họa về “sự thối nát có hệ thống của nước Mỹ, gây ra bởi ngành tài chính cũng như hậu quả của sự mục nát đó”   Qua 5 phần, bộ phim đã phơi bày những thay đổi trong môi trường chính trị cũng như những mánh khóe trong giới ngân hàng, từ đó lũng đoạn thị trường tài chính và gây nên cuộc khủng hoảng như thế nào. Inside Job đã nhận được những đánh giá rất cao của giới phê bình điện ảnh và những người làm chuyên môn.

Bộ phim từng được trình chiếu tại liên hoan phim Cannes vào tháng 5/2010 và đã giành chiến thắng tại giải cho phim tài liệu xuất sắc nhất.

Bộ phim được chia làm 5 phần:  -Mọi việc khởi đầu như thế nào - Bong bóng xuất hiện - Khủng hoảng nổ ra - Trách nhiệm liên quan - Chúng ta hiện ra sao ?   Câu chuyện được dẫn dắt từ việc Iceland đã bãi bỏ các quy định của mình vào năm 2000 như thế nào, cũng như sự tư hữu hóa hệ thống ngân hàng tai quốc gia này. Sau đó là sự phá sản của Lehman Brothers, sự sụp đổ của AIG, Iceland và phần còn lại của thế giới lâm vào suy thoái toàn cầu,...v..v...

Bộ phim đã nhận được những phản hồi rất tích cực, đạt rating 98% trên website Rotten Tomatoes. Một chuyên gia đã nhận định “Bộ phim là những tư liệu giận dữ, đanh thép, đầy sức thuyết phục về việc ngành tài chính Mỹ đã chủ tâm dối lừa các nhà đầu tư như thế nào.” A.O.Scott của tờ New York Times đã viết rằng: “Đạo diễn Ferguson đã đưa ra một bài thuyết giảng hùng hồn, khiến người xem phải ngồi suy ngẫm hàng giờ sau khi bộ phim kết thúc.” Peter Bradshaw của tờ The Guardian thì nói rằng bộ phim thú vị và hồi hộp không hề kém những bộ phim kinh dị xuất sắc.

Bên cạnh đó, tạp chí chính trị của đảng bảo thủ: The American Spectator lại phê phán bộ phim là không chính xác, cố tình làm méo sự thật và bôi nhọ nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới tài chính cũng như nhiều chính trị gia.



Link to full article

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến