Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Bí quyết kinh doanh của 7 tỷ phú cúp học

Theo một bài báo số ra tháng Giêng năm 2012 thì có gần 16% trong tổng số 400 người giàu nhất nước Mỹ không có bằng đại học. Nếu tính phần trăm 400 người giàu nhất trên thế giới không có bằng đại học thì con số này là 32%. Bạn có sốc không?

Người đồng sáng lập nên PayPal Peter Thiel đã trao tặng cho 24 người dưới 21 tuổi mỗi người 100.000 đô la và đang có kế hoạch  phân bổ thêm nguồn học bổng này trong những năm tới. Quy định đầu tiên là mỗi thành viên của chương trình học bổng Thiel phải bỏ học đại học được ít nhất hai năm và phải theo đuổi sự nghiệp “làm doanh nhân, nghiên cứu và tự học tập”.

Đối với nhiều doanh nhân, học đại học không phải là một nhu cầu bức thiết. Sự bó buộc, cơ cấu quan liêu của các trường đại học, chương trình học lại mang nặng tính lý thuyết đã khiến nhiều doanh nhân sớm rời bỏ trường đại học. Những người khác như Walt Disney và  Richard Branson thậm chí còn chưa bao giờ đăng ký học đại học.

Với sự ra đời của các suất học bổng dành cho những người “bỏ học đại học” và thành công của những doanh nhân hàng đầu vốn chỉ tốt nghiệp trung học, chúng ta cũng nên xem xét những lời tư vấn kinh doanh của họ.

1.  Mark Zuckerberg

“Động lực từ việc quản lý con người và trở thành CEO trong một công ty khác biệt rất nhiều so với việc ở chung phòng ký túc xá với những người bạn”.


Mặc dù mở công ty với những người bạn của mình nghe có vẻ thoải mái nhưng đây là một sai lầm thực sự trừ khi những người bạn của bạn tình cờ phù hợp với một số vị trí trong công ty của bạn. Hãy tụ tập với bạn bè khi bạn đang có tâm trạng thoải mái và làm việc với những người tài năng nhất mà bạn có thể tuyển dụng.

Facebook đã phải giải quyết vấn đề tranh chấp kiện tụng tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc liên quan đến các vị trí cấp cao đã tuyển dụng trước đó và tiền góp vốn cổ phần thực tế. Điều này hoàn toàn có thể tránh được nếu trước đó Zuckerberg chú trọng tuyển dụng những nhân sự chất lượng cao chứ không phải là những người bạn hay những người quen qua bạn bè.

2. Steve Jobs

“Như vậy chúng tôi đã đến gặp Atari và nói: ‘Chúng tôi đã làm ra thứ rất tuyệt vời này, nó đã được chế tạo từ một số phụ tùng của các ông, các ông nghĩ sao về việc cấp vốn cho chúng tôi? Hoặc chúng tôi sẽ trao nó cho các ông. Chúng tôi chỉ muốn làm điều đó. Hãy trả lương cho chúng tôi, chúng tôi sẽ làm việc cho các ông”. Và họ trả lời “Không”. Sau đó chúng tôi tới gặp  Hewlett-Packard, và họ nói, ‘Này, chúng tôi không cần các anh. Anh đã học xong đại học đâu?’


Ngay cả một lãnh đạo giỏi trong ngành cũng có thể không thấy được sự sáng suốt trong ý tưởng của bạn, nhưng bạn cũng đừng vì vậy mà từ bỏ. Clay Christensen đã khéo léo chỉ ra điều này trong cuốn The Innovator’s Dilemma, theo đó việc cố gắng bảo toàn tài sản hiện có đã che khuất khả năng đánh giá đúng những tác động tiềm tàng của công nghệ mang tính đột phá của một công ty lớn.

Những doanh nhân không thích nghi được với ngoại cảnh. Sơ yếu lý lịch của chúng tôi thường không bị tô vẽ, chưa hoàn thiện và dường như ngẫu nhiên. Khi bạn phỏng vấn các ứng viên ở thời kỳ đầu mới thành lập công ty, yếu tố con người quan trọng hơn rất nhiều so với yếu tố kinh nghiệm bởi vì những việc mà ứng viên đã làm trước đó có khi chỉ có thể ứng dụng được một phần nào đó vào vị trí mà họ sẽ đảm nhiệm trong công ty của bạn .

3.  Bill Gates

“Cách hay nhất để chuẩn bị (làm một người lập trình) là viết ra các chương trình và nghiên cứu các chương trình lớn mà những người khác đã viết.  Tôi đã đi tới các thùng rác của Trung tâm Khoa học Máy tính và nhặt ra các danh sách hệ điều hành của họ”.


Cách làm dựa trên kinh nghiệm của Gates cũng được nhiều doanh nhân (đặc biệt là những người có ít bằng cấp chính quy) áp dụng. Xin trích dẫn lại một câu nói có sức lan tỏa rộng rãi của Gate: “cách hay nhất để chuẩn bị trở thành một doanh nhân là mở một công ty và học cách làm thế nào để các công ty mới khởi nghiệp thành công”.

Chưa ai từng coi Gates là một chuyên gia lập trình. Tuy nhiên những hiểu biết ban đầu của ông về cách viết, thử nghiệm và thương mại hóa mã đã giúp ông lãnh đạo công ty Microsoft từ vị trí mới khởi nghiệp thành một công ty thống trị thế giới.

4. Michael Dell

“Trường học thì cũng quan trọng nhưng tôi thấy để có được nguồn thu nhập ổn định thì cần phải đột phá” .

Michael Dell đã hứa với  bố mẹ rằng ông sẽ quay trở lại trường học nếu doanh số bán hàng của công ty mới thành lập không được như mong đợi của ông. “Tôi đã phải quyết định dứt bỏ hoàn toàn việc học và chờ xem điều gì sẽ xảy ra. Tôi không thể cưỡng lại cơ hội. Cách giải quyết là, tôi sẽ dành toàn bộ thời gian cho công việc kinh doanh trong tháng Năm và đến cuối tháng Tám, chúng tôi sẽ cùng ngồi lại xem liệu công việc có suôn sẻ không”.

Mặc dù ông đã phát biểu tại nhiều buổi lễ tốt nghiệp kể từ khi rời trường đại học, nhưng Michael không bao giờ quay trở lại trường đại học để làm một sinh viên. “Bạn biết không, tôi đã thực sự nổi loạn, một thanh niên mới 18, 19 tuổi đã làm tất cả những gì mình muốn và tất cả mọi việc đều ổn thỏa”.

5.  Larry Ellison

“Tôi đã hội tụ tất cả những bất lợi cần có để thành công”.


Các doanh nhân thường bị xã hội từ chối. Chúng tôi thường tránh những cách làm nghe có vẻ hợp lý và làm những công việc theo cách riêng của chúng tôi vì chúng tôi không thể thích ứng với việc làm một công việc theo cách cứng nhắc. Việc đả phá những quan điểm thông thường không phải là một yêu cầu đối với khả năng làm chủ doanh nghiệp, nhưng chắc chắn đây là một điểm chung của những người thuộc giới doanh nhân. Đương đầu với thách thức và chống lại các chuẩn mực thường đẩy các doanh nhân vào thế xung đột với những hiểu biết mang tính truyền thống.

Vị thế thua thiệt thường là động lực chung của những doanh nhân thành công. Cảm giác ở vị trí thấp hơn do thiếu tình cảm và các mối liên hệ trong gia đình, nền giáo dục chính thống và thành tích trong nghề nghiệp truyền thống thường thôi thúc các doanh nhân làm việc điên cuồng như một cách khỏa lấp những thiếu hụt trên.

6. Richard Branson

“Mẹ tôi đã kiên quyết buộc chúng tôi phải độc lập. Khi tôi lên 4 tuổi, bà thường dừng xe ô tô cách nhà chúng tôi vài dặm và bắt tôi phải tự tìm đường băng qua cánh đồng về nhà. Tôi đã từng tuyệt vọng vì bị lạc”.


Cũng giống như bố mẹ của Tony Hsieh , mẹ của Richard đã củng cố tinh thần tự chịu trách nhiệm cao độ. Richard bỏ học khi mới 16 tuổi để lập ra một tạp chí hướng tới đối thượng là giới trẻ có tên gọi là Student. Richard có tham vọng biến các công ty thu âm trở thành những khách hàng quảng cáo lớn nhất của tờ Student để về sau sẽ mở một cửa hàng thu âm. Sau đó ông đã xây dựng cửa hàng đầu tiên của mình thành một chuỗi cửa hàng có tính quốc tế và về sau đã trở thành một thương hiệu thu âm rất thành công.

Không thể phủ nhận việc Richard không được học hành đào tạo chính qui đã rất nhiều lần gây ra nhiều tổn thất trong công việc kinh doanh của ông. May mắn thay, người mẹ đã truyền cho ông tính bền bỉ và ý thức về mục đích và điều này đã chỉ dẫn cho công cách băng qua các cánh đồng thành công và giúp ông vượt qua sự thiếu hụt kiến thức sách vở.

7. Walt Disney

“Cách bắt đầu là hãy ngừng nói và bắt đầu làm việc”.


Lời khuyên hay nhất trong cuốn sách The Art of the Start  của Guy Kawasaki nằm ở trang 9, “Đi”  và “Bắt đầu”. Có rất ít khả năng công ty bạn sẽ theo đuổi chiến lược đi-ra-thị trường như lúc đầu bạn đề ra. Tuy nhiên, bạn sẽ không bao giờ khám phá ra điểm giao kết giữa những năng lực cốt lõi của bạn và nhu cầu của thị trường nếu không bắt đầu kinh doanh cái gì đó.
Bạn còn chờ gì nữa? Trường học luôn rộng cửa, bạn nên quyết định gác lại việc kinh doanh thêm vài năm để mài giũa kỹ năng kinh doanh của mình.
Dịch từ Forbes


Link to full article

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến