Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Dùng “chim hoàng yến” trong doanh nghiệp

Thường các nhân viên xuất sắc nhất sẽ không những chỉ đòi hỏi một môi trường làm việc chuyên nghiệp mà còn rất nhạy với sự suy giảm chất lượng của môi trường này. Một số nhà quản trị nhân sự đã ví nhân viên xuất sắc như những chú chim hoàng yến trong hầm mỏ. Sứ mệnh của chúng là phát hiện nhanh chóng khí rò rỉ trước cả những người thợ mỏ, và sớm báo hiệu rủi ro sắp xảy đến.


Thường các nhân viên xuất sắc nhất sẽ không những chỉ đòi hỏi một môi trường làm việc chuyên nghiệp mà còn rất nhạy với sự suy giảm chất lượng của môi trường này. Một số nhà quản trị nhân sự đã ví nhân viên xuất sắc như những chú chim hoàng yến trong hầm mỏ. Sứ mệnh của chúng là phát hiện nhanh chóng khí rò rỉ trước cả những người thợ mỏ, và sớm báo hiệu rủi ro sắp xảy đến.

Vậy trong môi trường doanh nghiệp, những “chim hoàng yến” này nên được nhìn nhận và được ứng xử ra sao? Có ba ứng xử thường làm với nhân viên “hoàng yến”:

(1) Do bản chất đã là “hoàng yến”, họ luôn muốn cải tiến sản phẩm, quy trình và con người. Còn những nhân viên quanh “hoàng yến” luôn cảm thấy mình bất an; các hành vi, ý kiến của “hoàng yến” làm họ khó chịu. Nhà quản lý phải cho “hoàng yến” biết và cùng tìm ra giải pháp giải tỏa sự khó chịu này.

(2) Trường hợp là nhà quản lý mới về, thì việc dựa vào các thông lệ ứng xử trong quá khứ, hoặc nghe theo các ý kiến từ bộ phận nhân sự hay từ lãnh đạo là cần thiết để ứng xử hợp lý với “hoàng yến”.

(3) Muốn quản lý “hoàng yến” thành công, phải tìm những điểm mạnh và các giá trị cá nhân của “hoàng yến” để làm điểm xuất phát trong theo dõi, phát triển các điểm mạnh này.

Thường các nhân viên xuất sắc nhất sẽ không những chỉ đòi hỏi một môi trường làm việc chuyên nghiệp mà còn rất nhạy với sự suy giảm chất lượng của môi trường này. Một số nhà quản trị nhân sự đã ví nhân viên xuất sắc như những chú chim hoàng yến trong hầm mỏ. Sứ mệnh của chúng là phát hiện nhanh chóng khí rò rỉ trước cả những người thợ mỏ, và sớm báo hiệu rủi ro sắp xảy đến.

Vậy trong môi trường doanh nghiệp, những “chim hoàng yến” này nên được nhìn nhận và được ứng xử ra sao? Có ba ứng xử thường làm với nhân viên “hoàng yến”:

(1) Do bản chất đã là “hoàng yến”, họ luôn muốn cải tiến sản phẩm, quy trình và con người. Còn những nhân viên quanh “hoàng yến” luôn cảm thấy mình bất an; các hành vi, ý kiến của “hoàng yến” làm họ khó chịu. Nhà quản lý phải cho “hoàng yến” biết và cùng tìm ra giải pháp giải tỏa sự khó chịu này.

(2) Trường hợp là nhà quản lý mới về, thì việc dựa vào các thông lệ ứng xử trong quá khứ, hoặc nghe theo các ý kiến từ bộ phận nhân sự hay từ lãnh đạo là cần thiết để ứng xử hợp lý với “hoàng yến”.

(3) Muốn quản lý “hoàng yến” thành công, phải tìm những điểm mạnh và các giá trị cá nhân của “hoàng yến” để làm điểm xuất phát trong theo dõi, phát triển các điểm mạnh này.

TRƯƠNG CHÍ DŨNG

Giám đốc R&D, Công ty Le&Associates


Link to full article

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến