1.Viết xong bài trước (Online Food Delivery – Nào ta cùng béo) mà có cảm giác không hài lòng. Càng đọc lại càng thấy mùi không dễ ngửi. Viết thêm bài nữa, cũng không chắc là sẽ làm cho blog thơm hơn hay thúi hơn, hài lòng hơn hay không nhưng nếu không viết ra thì không thể dứt điểm được cái ý nghĩ đã quanh quẩn trong đầu từ lâu.
2.
——
——
Nhìn chung các site bán hàng online hiện tại đều theo mô hình giống như Justeat.in (Ấn Độ) đã trình bày : Khoanh vùng địa lý – Chọn nhà hàng – Chọn món ăn – Đặt món/trả tiền. Một số site có thể đảo vị trí một chút bằng cách cho Chọn món ăn trước rồi mới khoang vùng địa lý …
(click để phóng to)
Tổng quát hóa mô hình kinh doanh, có thể thấy mô hình kinh doanh của Online Food Delivery từa tựa như trên mô hình của Yemek Sepeti (Thổ Nhĩ Kỳ – từng có kỳ tích là thông qua website này, người sử dụng tại TNK đặt tới 20% lượng Pizza của Domino’s Pizza vào năm 2009). Vậy cái menu ở đâu trong mô hình kinh doanh để nói thành bại là ở tại cái menu? Menu nằm ngay ở bước đầu tiên : người sử dụng cung cấp Data cho website để đặt hàng.
3.Nghe thì có vẻ như là Push : người sử dụng phải cung cấp thông tin thì website mới biết người sử dụng cần gì, muốn ăn gì, quán nào … để mà phục vụ chứ? Cảm giác của mình thì không đơn giản như vậy, thành hay bại sẽ là chỗ này : chỗ có giúp cho người sử dụng nhanh chóng cung cấp được thông tin hay không. Mà nếu vậy, cái menu lại là thứ quan trọng nhất.
Quay trở lại thị trường Mỹ, song song với việc nhận đầu tư ở Series E (50M), GrubHub cũng đồng thời công bố việc mua lại Dotmenu – có nghĩa là mua lại được cả CampusFood và Allmenus (chuyên về menu database). Seamless, đối thủ của GrubHub cũng chẳng kém cạnh khi đã mua lại được MenuPages (một website khác chuyên về menu database).
Tại sao họ lại mua menu database? Như đã nói ở trên, bước vào nhà hàng hay bước lên website thì cái quan trọng nhất đối với người ăn vẫn là menu. Menu có hấp dẫn không, có trình bày tốt không, với offline thế là đủ. Thế nhưng, với môi trường online, đặc biệt với các website theo dạng Online Food Delivery thì menu có ổn định hay không (stable) cũng là một điểm vô cùng quan trọng. Tưởng tượng như thế này nhé, nếu bạn đi ăn hàng, chọn mất 10 phút mới được món chính ưa thích, phục vụ nhận món rồi quay ra báo với bạn là bếp không phục vụ được món đó nữa, bạn có bực không? Cũng hơi bực đúng không? Bây giờ nếu book trên online, tình huống tốt nhất là thông báo món đó out-of-order ngay khi bạn book, tệ nhất là bạn trả tiền xong 20 phút sau có người gọi đến nói rằng món đó giờ hết hàng, bạn gọi món khác đi :-s
Chính bởi sự ổn định này tạo ra một điểm yếu của các site bán đồ ăn qua mạng : họ chỉ bán được các menu ít thay đổi chứ rất khó chơi được với các cửa hàng có menu thay đổi hàng ngày (daily menu). Trong trường hợp của GrubHub và Seamless, Allmenus và MenuPages giúp họ rất nhiều trong việc tạo ra độ phủ rộng hơn và update dữ liệu nhanh hơn – tăng độ ổn định của site khi phải tiếp cận với số lượng nhà hàng lớn.
4.Groupon sắp chết? Người làm Groupon sẽ còn lại cái gì trong tay? Còn lại hai thứ : contact database (email, phone…) và quan trọng hơn là behaviour database (gái thành thị hay mua gì? trai miền Tây hay mua gì? …) Có một menu database tốt cũng là cách để doanh nghiệp có thể có những dữ liệu vô cùng quý giá về món ăn, địa điểm … Ngoài ra, ai cấm họ monetize theo cách của Google nếu đơn thuần đặt mình như là một Search Engine về Food : cứ trả tiền thì lên đầu. Có bao nhiêu của hàng Pizza ở quận 1 cơ chứ, đợi tới khi người sử dụng tìm ra cửa hàng Pizza của mình để đặt món ăn ở lần cuộn chuột thứ 10 thì có mà đến mùa quýt!
Tiếp theo việc có menu database tốt, Online Food Delivery site hoàn toàn có thể làm hệ thống Recommendation theo món ăn (ví dụ giống như collaborative filtering của Amazon : 80% những người ăn pizza sẽ order Coke), theo hành vi tiêu dùng (70% lần bạn vào đây để ăn pizza ở cửa hàng A, quận 1. Tiếp tục recommend pizza cho bạn đó ở quận 1 với cửa hàng khác – đã trả tiền cho site để quảng cáo thì sao? Hoặc giả như là bạn lúc nào cũng chỉ ăn với giá dưới 50K, giờ sẽ list luôn cho bạn xem mấy món từ 40K-60K để bạn chọn … )
Cái chết của các website như Thodia.vn ở VN có nhiều nguyên nhân, trong đó chắc chắn có nguyên nhân thiếu may mắn. Nếu mô hình kiểu này ra đời sớm hơn, họ đã có thể trụ lại để kết hợp như DotMenu đã kết hợp với GrubHub. Nếu kết hợp với hệ thống Auto Sentiment Analysis hiểu tiếng Việt như của ePi, họ hoàn toàn có thể pick các comment có sentiment từ neutral tới tốt để đưa thẳng vào menu của các Online Food Delivery site. Tuy nhiên nếu chỉ đơn giản là tìm + review + lấy traffic để quảng cáo thì theo cảm giác của mình là không đủ. Phải nằm trong một chuỗi lớn hơn để có khả năng update kịp thời (bao gồm việc giúp nhà hàng tự update thông tin, giúp khách hàng kêu gọi nhà hàng update : Tại sao tôi thấy quán A có món canh rau này ngon mà họ không bán online hay xuất hiện trên Online Food Delivery site của anh?) Cũng có một điều khá ngạc nhiên, Thodia.vn không có, các site về Food Review bây giờ cũng không hề có cái … menu mà chỉ có địa chỉ, một số thông tin như có wifi hay không, có đặt được chỗ trước hay không … Allmenus còn crazy tới mức sẵn sàng show cả menu được scan + số điện thoại của những nhà hàng chưa support online delivery.
5.Cảm nhận của mình về chuyện thành bại ở tại cái … menu có lẽ sẽ còn khắc nghiệt hơn nữa khi mà việc đặt thức ăn thức uống không chỉ dừng lại ở trên các máy tính thông thường mà còn là trên máy tính bảng và đặc biệt là điện thoại. Lúc đó, Social – Location – Mobile sẽ phát huy được hết tác dụng của mình và ai vượt qua được môi trường khắc nghiệt, người đó sẽ có chiến thắng vững chắc thôi.
Link to full article
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét