Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2010

5 thương hiệu lớn bị phá sản vì thu hồi sản phẩm

(VTC News) – Sản phẩm bị lỗi có thể sẽ khiến cho công ty dẫn đến bờ vực phá sản. Dưới đây là 5 công ty đã không thể sống sót nổi sau những cuộc thu hồi sản phẩm của chính họ .


1. Công ty Peanut Corporation of America (PCA)












Cơ quan Food and Drug Administration (FDA) cho biết, người ta đã tìm thấy vi khuẩn salmonella trong xưởng chế biến của công ty này ở Blakely, thuộc tiểu bang Georgia, Mỹ.


Tháng 2/2009, một tháng sau khi công ty này thông báo cho thu hồi các sản phẩm bơ đậu phộng được chế biến tại nhà máy trên thì công ty đã đệ đơn phá sản.


Các ổ dịch salmonella đã khiến hơn 700 người trong 46 tiểu bang bị bệnh, trong đó đã làm cho 9 người chết. Cuộc thu hồi của PCA đã nhanh chóng mở rộng sang tất cả những sản phẩm được chế biến từ lạc và đậu phộng tại cơ sở này kể từ tháng 1/2007.


Trong đơn xin thông báo phá sản của công ty, PCA cho biết những cuộc thu hồi này đã “khiến cho điều kiện tài chính của công ty bị tàn phá nặng nề” và chỉ còn cách phá sản mới đem lại lối thoát duy nhất cho họ.


Vào tháng 10, tòa án xét xử vụ này đã yêu cầu công ty bảo hiểm của PCA bồi thường 12 triệu  đô cho nạn nhân gặp vấn đề về sức khỏe liên quan đến các cuộc thu hồi sản phẩm của PCA.


2. Công ty Topps Meat















Một cuộc thu hồi 21,7 triệu pounds thịt bò đông lạnh đã dẫn tới nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh cho hãng thực phẩm này.


Sau 67 năm kinh doanh, công ty đã đệ đơn phá sản vào tháng 11/2007, chỉ hai tháng sau khi sản phẩm của hãng này bị nghi là nhiễm khuẩn E.Coli. Có 40 người trong 8 tiểu bang đã qua đời và 21 trường hợp khác phải nằm viện do sử dụng loại thịt bị nhiễm độc của hãng.


Tác động kinh tế từ những lần thu hồi lớn đã buộc công ty phải tạm dừng sản xuất tại nhà máy Elizabeth, NJ và phải sa thải đa số nhân viên của mình, việc mà cuối cùng đã dẫn đến sự phá sản của nó. Cái tên Topps đã được bán cho hãng thực phẩm Hickory vào tháng 1/2008.


3. Micro - Heat Inc












Sau cuộc thu hồi gần một triệu xe vì bị lỗi, tháng 8/2008, hãng General Motors (GM) đã cáo bật trở lại Micro Heat Inc, nhà cung cấp tự động khổng lồ cho sản phẩm kính chắn gió HotShot vì sản phẩm của nó bị cáo buộc là có lỗi ở hệ thống làm sạch.


Hai tháng sau, Micro-Heat Inc đã đệ đơn xin phá sản. Hãng này cho biết GM là khách hàng lớn nhất của hãng, chiếm tới 98% tổng doanh thu của nó. Trong làn sóng thu hồi, GM đã dừng việc trả nợ cho các sản phẩm của Micro-Heat Inc được giao vào tháng 7 và tháng 8, tạo ra một cuộc khủng hoảng tiền mặt cho các nhà cung cấp nhỏ.


Không thể phục hồi lại sau sự cáo bật trở lại của GM, Micro-Heat Inc đã chuyển nộp hồ sơ những tháng tiếp theo và thanh lý tất cả tài sản của mình.


4. Tập đoàn AP Military












Các nhà cung cấp salad hàng đầu cho quân đội Mỹ đã phải đệ đơn xin phá sản vào tháng 10/2006, chỉ vài tháng sau khi 5 bộ vi xử lý thực phẩm cho thu hồi sản phẩm rau bina của họ vì chúng bị nhiễm khuẩn E.Coli.


Các ổ dịch vi khuẩn này đã làm cho hơn 200 người bị bệnh và 3 người qua đời, làm giảm một nửa số doanh thu của tập đoàn AP Military, kể từ khi hợp đồng cung cấp salad của tập đoàn này với quân đội tạo ra khoảng 75% doanh số bán hàng của nhà máy.


AP Military đã cố gắng vực dậy việc kinh doanh của mình, song vẫn tiếp tục cung cấp các sản phẩm không chất lượng cũng như các loại thực phẩm khác ở trong nước, quốc tế và các căn cứ quân sự.


Hồ sơ cho thấy rằng, các cơ quan chính phủ cung cấp cho cửa hàng tạp hóa dành cho doanh nhân đã bỏ ra hơn 61 triệu đô cho AP Military để thu hồi sản phẩm rau bina, nhưng chỉ có 38 triệu đô trong năm kế tiếp. Trong chín tháng đầu năm 2009, tổng toàn bộ đã rơi xuống còn 91 nghìn đô.


5. Sản phẩm y tế Leiner Health












Một cuộc điều tra hành chính của Hiệp hội Thực phẩm và thuốc đã được tiến hành với sản phẩm y tế Leiner tại nhà máy ở Fort Mill, SC đã phát hiện thấy rằng các khâu sản xuất đã không hoàn thành hết tiêu chuẩn. Điều đó buộc Leiner phải đình chỉ sản xuất và tiến hành một cuộc thu hồi trên diện rộng đối với các loại thuốc dị ứng và giảm đau, những loại thuốc chiếm 30% doanh thu hàng năm của công ty.


Sáu tháng sau, sở Tư pháp đưa ra một điều tra riêng biệt tại các cơ sở sản xuất giống nhau. Điều đó đã dẫn tới những khách hàng hàng đầu của Leiner trong đó có chuỗi các nhà thuốc lớn và những nhà bán buôn khổng lồ, trở thành đối thủ cạnh tranh kinh doanh của họ.


Việc giá hàng bị giảm xuống nghiêm trọng buộc Leiner phải giảm bớt 40% lực lượng lao động của mình và củng cố lại các cơ sở sản xuất. Một năm sau khi thu hồi, Leiner đệ đơn xin phá sản để trả cho số nợ lên đến gần 436 triệu đô. Chỉ vài tháng sau đó, nhà sản xuất NBTY Inc đã mua Leiner với giá 371 triệu đô.



Filed under: PR: Crisis Management

Xem đầy đủ bài viết tại http://vietiep.wordpress.com/2010/03/26/5-th%c6%b0%c6%a1ng-hi%e1%bb%87u-l%e1%bb%9bn-b%e1%bb%8b-pha-s%e1%ba%a3n-vi-thu-h%e1%bb%93i-s%e1%ba%a3n-ph%e1%ba%a9m/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến