Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2010

Tổng thống Obama và câu chuyện xây dựng hình ảnh

(NYTimes)


Việc xây dựng một hình ảnh đẹp trên mạng không chỉ đòi hỏi các kỹ năng thể hiện mà


còn cần một đội ngũ sản xuất đông đảo và có trình độ uyên thâm. Tổng thống


Mỹ Barack Obama là chuyên gia trong việc này.


Barack Obama trông thật bảnh bao trên YouTube, trên Joost, BarackTV, Eyeblast,


DailyMotion, Hulu và hầu hết những địa chỉ trực tuyến có phim về ông. Chắc chắn


ông cũng không hề giảm phong độ cả trên Teleprompter President, một trang


web chỉ chuyên vẽ hình biếm họa ngài tổng thống 44 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.


Cho dù một số người điều hành YouTube có làm xáo trộn hình ảnh có vẻ thanh


mảnh của Tổng thống Obama trong lần xuất hiện của ông trên “Tonight Show”


thì cũng không thể làm lu mờ đi hình ảnh ấn tượng và số lần xuất hiện đáng nể


của ông trên Internet. Hàng triệu người mỗi ngày vẫn nhìn ngắm và đánh giá về


chân dung người của công chúng này qua các clip trực tuyến.


Từ việc nhận ra sức mạnh tiềm tàng của YouTube trong suốt chiến dịch tranh


cử Tổng thống, thời mà tài khoản của BarackObama.com có thể tung lên mạng


hơn 1.800 cuốn băng video, giờ đây Obama vẫn duy trì nguyên vẹn toàn bộ đội


ngũ chỉ chuyên tâm vào việc quảng bá hình ảnh của mình trên truyền thông.


Nếu bạn vào YouTube và tìm kiếm những video về cựu tổng thống George Bush,


bạn sẽ chỉ tìm thấy hầu hết là những thước phim hay clip châm biếm kiểu như “Gã


ngốc George Bush” hay “George Bush bị ném giày”. Trong khi đó trang web này


lại chứa một số lượng khổng lồ các cuốn băng ủng hộ Obama được đội ngũ truyền


thông của ông tung lên trong chiến dịch bầu cử.


Có thể người sử dụng YouTube không nhận ra điều đó bởi những cuốn băng có


mục đích châm biếm hay tuyên truyền có thể đơn giản chỉ giống như tin tức mà thôi.


Chuyên nghiệp từng centimet


Một clip được chính phủ Mỹ tung lên gần đây là clip về lễ ký kết của Tổng thống


Obama về dự luật bảo vệ đất công ngày 30/3. Có thể nó đã được đưa lên C-SPAN


với nhiều tạp âm và những cảnh quay lộn xộn. Trong tay đội ngũ truyền thông của


Obama, cuốn băng này đã được trau chuốt một cách tỉ mỉ. Những công việc hàng


ngày của Tổng thống Mỹ luôn luôn được sắp xếp và dàn dựng bối cảnh một cách


chuyên nghiệp.


Kể từ khi Obama được bầu làm Tổng thống Mỹ, đội ngũ điều hành truyền thông


mới của Nhà Trắng thường xuyên cung cấp cho YouTube những cuốn băng


mang tên “Điểm đến hàng tuần của bạn” kể về các hoạt động trong tuần của


ông. Kênh này thường xuyên được khán giả của YouTube chờ đón và theo dõi.


Bắt đầu từ 24/1, Tổng thống Obama thường xuyên xuất hiện trong những


phòng khách sang trọng khác nhau của Nhà Trắng và chủ yếu bàn luận về


kinh tế. Ông luôn tránh câu cửa miệng “Chúa phù hộ nước Mỹ” và những


ngôn từ hoa mỹ mà các Tổng thống khác hay dùng.


Trong những clip này, ông thường bắt đầu bằng sự lạc quan phấn khởi và sau


đó mới thừa nhận hoàn cảnh ngặt nghèo mà đất nước đang gặp phải. Đôi lúc ông


lại đảo ngược trình tự ấy và bắt đầu đi từ tin xấu đến tin tốt.


Một số người đã chỉ trích tổng thống Obama quá phụ thuộc vào máy phóng chữ


và những tấm thẻ ám hiệu điện tử khi nói chuyện trước công chúng. Nhưng việc


thường xuyên tiếp cận với công chúng mới là điều cốt yếu. Gần như mọi thứ mà


ông làm, từ ký dự luật đến bàn thảo những vấn đề cấp bách và thậm chí là những


cuộc trò chuyện trên truyền hình lúc nửa đêm đều được ghi lại bằng video và


được phổ biến với tốc độ cao.


Obama không bỏ lỡ một cuộc xuất hiện nào. Ông cũng luôn nhận thức sâu sức


rằng bất cứ lời bình luận nào của mình trước một nhóm khán giả nhỏ cũng sẽ


tới với đông đảo khán giả trực tuyến. Vì thế, trong những cuốn băng video


thường xuyên trên YouTube, khán giả có thể thấy hình ảnh đầu tiên là ông


chú ý vào thanh điều khiển và chiếc máy quay trước khi ngẩng cao đầu và


duy trì sự tỉnh táo đáng kinh ngạc.


Điều đó làm cho các biên tập viên kỹ thuật khó tính nhất cũng phải ngưỡng


mộ bởi họ biết rằng cuốn băng sẽ phải mất thời gian quay đi quay lại nhiều lần


nếu Tổng thổng có biểu hiện giận dữ, phiền muộn hay mệt mỏi.


Vượt mặt tất cả các Tổng thống tiền nhiệm


Về điểm này, Obama “ăn đứt” so với cựu tổng thống Bill Clinton. Trong hầu hết


các cuốn băng về Bill Clinton ở Davos, Tổng thống thứ 42 của Mỹ trông quá


nghiêm nghị. Trong phòng họp có đầy đủ các quan chức cấp cao trong Diễn đàn


kinh tế thế giới thì phong thái này được xem là biểu hiện của một nhà lãnh đạo


khôn ngoan sắc sảo. Nhưng trong video thì đó lại là một sự đáng thất vọng.


Khi Tổng thống Clinton đề cập đến thị trường chứng khoán và thế chấp, ông cứ lặp


đi lặp lại “vân vân và vân vân”. Trái ngược với sự trang nghiêm thường thấy trong


các hội nghị được tường thuật trực tiếp, cựu Tổng thống Clinton dường như lại khá


rụt rè, mệt mỏi và buốn chán trong các cuốn băng video.


Chúng ta thường nghĩ rằng sự phát triển quá nhanh của truyền thông kỹ thuật


số chắc hẳn làm cho các bài diễn văn trở nên thô lỗ hơn. Thực tế, điều đó dường


như hoàn toàn ngược lại. Việc sợ bị châm biếm qua những gì mình thể hiện trên


video đã làm cho các nhân vật của công chúng trở nên thận trọng hơn. Trong


số rất nhiều vụ gây tranh cãi của giới kỹ thuật số thì cách xử thế của các nhân


vật nổi tiếng có thể đang phát triển quá mức bình thường.


Tháng trước, Madonna đã cho lên YouTube cuốn băng về một bài nói chuyện


của mình. Cái nhìn chăm chú và phong cách diễn tả giống hệt như Madeleine


Albright, nữ bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đầu tiên đã làm cho các cây bút


châm biếm có cơ hội cường điệu hoá những biểu hiện ngớ ngẩn nhỏ nhất thành


những gì là đặc trưng bản chất của cô.


Có điều việc giữ cho đầu luôn thẳng khi quay thật là khó. Vì thế mặc dù các


chính trị gia luôn luôn trong tư thế sẵn sàng cho việc quay cận cảnh thì cũng


không thể tránh được có lúc lên hình không được đẹp lắm. Như Donald


Rumsfeld đã nói, sự tự nhiên, không gò bó và biểu cảm là bí quyết thành công


khi lên hình. Các nhân vật như Biden và Lawrence Summers đã tìm cách kiềm


chế sự nóng nảy của mình mỗi khi lên hình cùng nhau và không để cho người


ta phán xét bất cứ cử chỉ nào dù nhỏ nhất là “hớ” hoặc là cho là họ đang lên


cơn thịnh nộ.


Trước đây, có thể người ta từng chờ đợi được xem một Phó Tổng thống hay


một quan chức chính phủ nóng tính mất kiểm soát trong một sự kiện trực


tiếp hoặc là ở các trận chung kết trên truyền hình cáp. Điều đó đã trở thành


sự thật khi You Tube phát đi các cuốn băng như “Hillary Clinton: người nói


dối” hay “Có phải Dick Chenney đã mất kiểm soát?”.


Dường như ngay từ đầu, Obama và đội ngũ sản xuất video hiểu rất rõ điều


đó. Mặc dù chiến dịch tranh cử Tổng thống chỉ như là cuộc dạo chơi bằng


xe buýt với những bài diễn văn trên chặng đường vận động bầu cử, nó


cũng là một điểm nhấn đáng kể với YouTube khi mà các video đều được


thực hiện một cách công phu với những tràng pháo tay kéo dài bất tận.


Mặc dù các bài diễn văn trong chiến dịch tranh cử của Obama không được


phát trên YouTube theo cách mà các bài diễn văn của văn phòng Tổng


thống phát sóng trên truyền hình thì chúng vẫn được hàng triệu khán giả


chăm chú theo dõi từ tiêu đề, đám đông khán giả, tiêu điểm của đoạn băng


cho đến hàng chục các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh được sử dụng.


Ví dụ, khi Obama đọc bài diễn văn trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng một


năm trước đây, thì bản phim được đưa lên YouTube còn rõ ràng và sắc nét


hơn nhiều đoạn băng do CNN sản xuất. Riêng đoạn phim này đã thu hút tới


hơn 1,5 triệu khán giả theo dõi trên mạng.


Mỗi một cuốn băng được đưa lên YouTube của Tổng thống Obama đều được


“dán nhãn”: “Dành cho công chúng” và mỗi lời bình luận đều nhận được


phản hồi tích cực từ phía khán giả. Người ta ca ngợi Obama là một Tổng


thống tận tụy, thông minh và có khả năng ăn nói lưu loát rõ ràng. Nhìn


chung, kết quả này là một nguồn khích lệ lớn để đội ngũ truyền thông của


Tổng thống tiếp tục đưa lên mạng những bài phát biểu cũng như các động


thái của Obama.


*** *** ***


Tuy nhiên đội ngũ của Obama cũng đã phải đối mặt với vài lời đe doạ khi


sản xuất những cuốn băng và phát tán chúng. Tháng trước, ông Obama đã


chuyển tải thông điệp tới người dân Iran nhân dịp tết Nowruz cổ truyền của


người Ba Tư qua một cuốn băng và gửi lên YouTube. Trong cuốn băng này,


Tổng thống Obama đã gửi những lời chúc tốt lành nhất và bày tỏ lòng


ngưỡng mộ đối với nền văn minh của người dân Iran. Những lời lẽ ấm áp đó


được giới báo chí ví như “cành ôliu”, biểu tượng của sự đoàn kết, cùng nhau


vượt qua mọi rào cản và sự phân biệt.


Nhưng sự liên lạc đơn phương này thực sự chỉ nên xem như là một sự mở màn


cho cuộc đàm phán ngoại giao chứ không phải là một quảng cáo cho chủ


nghĩa thế giới của Tổng thống Obama. Nhiều ngày sau khi cuốn băng được tung


ra, người phát ngôn nghị viện Iran, Ali Larijani vẫn kìm lời cảm ơn lại. Ông


Larijani nói: “Vấn đề của chúng ta với Hoa Kỳ không thể được giải quyết chỉ


bằng vài lời chúc mừng năm mới. Hoa Kỳ cũng phải biết rằng đó là vấn đề


phức tạp đã trải qua 30 năm”.


Có điều trước đây các chính trị gia nếu từng được ca ngợi vì biết tận dụng t


ruyền thông thường vẫn giữ mối quan hệ với giới báo chí. Đội ngũ truyền


thông của Obama -  trong khi sản xuất và phát tán nhiều video hơn bất kỳ


chính quyền tiền nhiệm nào, lại không lôi kéo được nhiều nhà báo chính trị


vào làm việc cho đội truyền thông mới của Nhà Trắng. Liệu điều đó có làm


ai đó suy nghĩ không?


^-^koolchick^-^



Filed under: PR: Traning

Xem đầy đủ bài viết tại http://vietiep.wordpress.com/2010/03/21/t%e1%bb%95ng-th%e1%bb%91ng-obama-va-cau-chuy%e1%bb%87n-xay-d%e1%bb%b1ng-hinh-%e1%ba%a3nh/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến