Thứ Ba, 16 tháng 3, 2010

CASE STUDY / PHÂN TÍCH MỘT NEWSLETTER HAY CỦA NAVIGOS

CASE STUDY / PHÂN TÍCH MỘT NEWSLETTER HAY CỦA NAVIGOS


(toiyeumarketing)


Có một câu danh ngôn là


“Cuộc đời không lưu lại những gì bạn suy nghĩ mà chỉ lưu lại những gì bạn thành công”.


Có thật vậy hay không?


Marketer có thể mất hàng giờ để viết và hoàn chỉnh một email, song nỗ lực ấy chỉ được người khác đánh giá trong vài giây ngắn ngủi. Và liệu bức thư của bạn có đủ thuyết phục một phần trong số những người nhận – dành thời gian cho một bức thư “quảng cáo” để đọc và cảm nhận những gì bạn muốn truyền tải không?


Hãy tự hỏi chính bản thân mình – trong hàng ngàn newsletter bạn nhận được mỗi ngày, những đặc điểm nào của email ấy khiến bạn dừng lại và mở ra xem? Sẽ có rất nhiều câu trả lời – song TYM xin chia sẻ với các bạn một lá thư đã “chinh phục” một thành viên TYM. Lá thư này đến từ Navigos Group – một tập đoàn “săn đầu người” [head-hunter]. Mời các bạn cùng TYM tìm hiểu hành trình “chinh phục trái tim”.


Trước tiên, bạn hãy click trái vào hình dưới để xem và dành 2 phút để đọc nội dung của newsletter:



Bài viết sẽ phân tích những cái hay của email qua 2 yếu tố: Thiết kế và Nội dung


1. THIẾT KẾ:


Mỗi newsletter là một điểm tiếp xúc của khách hàng với thương hiệu, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt với hàng chục mail đối thủ khác trong inbox,  vì vậy nếu được thiết kế với bố cục, màu sắc, font chữ khác nhau (tuỳ tâm trạng của designer  ) thì sẽ lãng phí đi rất nhiều cơ hội khách hàng nhớ đến nhận diện thương hiệu của mình (Tham khảo thêm “Download 11 Brand guidelines).


Designer của Navigos đã tuân thủ rất chặt chẽ Brand guideline khi thiết kế. Vào trang chủ của Navigos và bạn sẽ thấy rất rõ điều đó qua:


A/ Màu sắc


Dùng đúng 2 màu chủ đạo xanh và cam của website:


B/ Layout (Bố cục)


Tổ chim và câu trích dẫn bên cạnh cũng được đặt rất khớp như bố cục của website:


C/ Font – Dùng cùng font chữ  như website

D/ Việc đưa thanh điều hướng (Navigation) vào mail giúp tăng sự tương tác của người đọc. Sau khi xem xong họ có thể click vào những nút (button) đó để vào website:


E/ Logo: Vị trí và kích thước của Logo không thay đổi so với ở website


Tóm lại, layout được thiết kế với màu sắc nhẹ nhàng nhưng không quá đơn điệu và đặc biệt tạo sự liên tưởng khá tốt đến bộ nhận diện thương hiệu của Navigos, chỉ cần nhìn qua bạn đã có thể nhận ra “anh ấy”  .


TYM đã xem nhiều bài viết về newsletter nhưng rất ít thấy đề cập đến tầm quan trọng của thiết kế, cho designer của Navigos 9/10 điểm  .


2. NỘI DUNG:


A/ Tiêu đề (Title)


“Keep persevering in your career goal!” – “Hãy kiên trì với mục tiêu sự nghiệp của bạn”. Một tựa đề đơn giản – song rất sâu sắc, nhất là đối với khách hàng mục tiêu (target audience)của Navigos Group, vốn là các nhân sự cấp cao và đã có nhiều kinh nghiệm.


Đơn giản, chân thành nhưng không hời hợt như kiểu “giật tít” rất thường gặp của các email hiện nay – TYM tin Navigos Group đã đầu tư một cách khá nghiêm túc vào từng email và rất tự tin với định vị khách hàng của mình để truyền tải thông điệp này:


B/ Hình và câu trích dẫn


Mở đầu email là một banner với hình ảnh giản dị và rất gợi – một chú chim đang xây tổ.


Dòng chữ đầu tiên đập vào mắt là câu nói của Walter Elliott: “Perseverance is not a long race; it is many short races one after another.” Một hình thức gợi mở chủ đề mà Navigos sắp đề cập một cách khá lịch lãm. Từ khóa “perseverance” – sự kiên trì, một lần nữa được xuất hiện. Chính điều này đã dẫn bạn đi tiếp một cách tò mò.


C/ Say Hi!


Sự thân thiện đến với hình ảnh một thành viên cấp cao trong Navigos, nụ cười tươi và ánh mắt tự tin:


Không phải là một email chung chung gửi đến bạn trong cả ngàn người, và cũng không hề là từ một công ty gửi đến một cách rất lạnh lùng mà là ‘Hello Hân” (Hân TYM). Đến đây TYM bỗng nhớ đến câu “Không âm thanh êm ái nào như tên của người được gọi” (Đắc Nhân Tâm – Dale Carnegie).


Bạn có thể sẽ tròn mắt “Wow! Regional Director gửi mail cho mình và còn xưng tên rất thân mật!” và thở phào – không phải xì pam (Spam)! Mối liên kết giữa người gửi thư và người nhận đã được thiết lập.


(Nếu là TYM, có lẽ chữ “Han” sẽ được bỏ thêm dấu thành “Hân” để thêm gần gũi :-[) )


=> Tiêu đề thú vị (A), hình ảnh đầy cảm hứng (B) kèm một tiếng gọi tên (C), Navigos rất biết “The art of saying “Hello””.


D/ Nội dung chính (Main content)


Lưu ý: Bạn nên dành ra 2 phút để đọc hết nội dung (tiếng Anh nhưng rất đơn giản và súc tích), “lắng” một chút rồi hãy đọc tiếp nhé!


TYM chia làm 7 phần nhỏ:



1. Say Hi (Đã phân tích ở trên)



2. Mở bài (Dẫn dắt vào câu chuyện):


“Nếu bạn thắc mắc câu nói này hàm ý gì, vậy hãy đọc câu chuyện của chúng tôi nhé! Một cộng sự của chúng tôi cũng có thắc mắc giống như bạn và đây là câu chuyện cụ thể nhất mà chúng tôi tìm ra để giải thích cho cô ấy. Giờ đây chúng tôi cũng muốn chia sẻ cho bạn nữa!”


Phải chăng bạn có thấy ý nghĩa hơn nếu một ai đó tình cờ phát hiện ra một điều gì hay và lập tức chia sẻ với bạn? Hơn thế nữa, chúng ta luôn thích những câu chuyện, đặc biệt là những câu chuyện mang tính nhân văn.


3. Kể câu chuyện về sự kiên trì phi thường của loài chim nhỏ bé


4. Liên hệ đến bản thân người đọc:


Rất hay ở câu chuyện này là sự liên quan đến Navigos – người làm nghề tuyển dụng – và người đọc – người muốn được tuyển dụng – về mặt ý nghĩa. Con đường khởi nghiệp của chúng ta – những sinh viên trẻ, mới ra trường cũng giống như hành trình xây tổ của chú chim. Vì vậy, “be persevere!”


5. Chia sẻ kinh nghiệm thực tế:


2 tips nhỏ nữa để bạn có thể tự tin hơn trong thời gian hồi hộp ngồi chờ tiếng chuông điện thoại. Có thể những tips này bạn đã biết nhưng vẫn sẽ cảm thấy hài lòng và một chút thích thú khi được chia sẻ.


6. Gởi lời chúc:


TYM đặc biệt thích câu “So be like the birds and be persevere – do the singing too, it will keep you smiling.”


7. Kí tên kèm chức vụ


Lần đầu tiên sau khi đọc xong cả một email, TYM mới nhận ra đây là newsletter bởi sự gần gũi, nhẹ nhàng và một cảm hứng tích cực lan nhè nhẹ trong tim.


E/ Take action:


Chờ gì nữa! Bạn hoàn toàn có thể ứng dụng tinh thần của câu chuyện thông qua danh sách công việc tiềm năng chúng tôi cung cấp dưới đây:


Tổng thể bức thư là sự gắn kết hoàn hảo về nội dung với hình thức kể chuyện thân mật cùng thiết kế không màu mè nhưng hiệu quả. Tất cả cùng giúp hướng người đọc theo đúng mục tiêu của tác giả. Nói cách khác, người gửi hiểu rất rõ những độc giả của mình và biết chính xác điều mình mong muốn và cách đạt được mục tiêu đó.  Sau khi đọc xong, bạn có “đồng cảm” với TYM không?


———————————–



Vậy làm thế nào để email của bạn nổi bật và hiệu quả hơn so với hàng tấn email đang bay vèo vèo ngoài kia?


5 câu hỏi sau sẽ giúp bạn:


1. Mục đích của lá thư là gì?


2. Đối tượng nhận thư là ai?


3. Lý do nào khiến họ sẵn sàng dành thời gian đọc thư của bạn?


4. Làm cách nào để người nhận dễ dàng cảm nhận được thông điệp nhất?


5. Họ có thể “take action” được sau khi đọc thư của bạn không? Bằng cách nào?


Kết:


Email hay thư giấy đều sinh ra để mang thông tin đến cho người nhận, vì vậy, tùy theo nội dung, loại hình mà bạn nên lựa chọn những điều hay đẹp nhất cho “tác phẩm” của mình. Đọc xong bài viết dài này, bạn chỉ cần nằm lòng câu khẩu huyết sau của dân content writer (người viết nội dung) ở VN cũng như thế giới là đủ:


“Content is KING”


Xin hãy nhớ giùm, khách hàng luôn trông chờ được nhận những lời chúc, sự  chia sẻ kinh nghiệm hay những giải pháp cho điều mà họ đang trăn trở, cuối cùng mới là những lời chào hàng của bạn.


Lá thư của Navigos, theo cảm nhận của TYM đã làm được,


Còn của bạn?


^-^koolchick^-^


Xem đầy đủ bài viết tại http://vietiep.wordpress.com/2010/03/16/1804

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến