Đây thực sự là những tín hiệu rất đáng mừng, nó cho thấy rằng các doanh nghiệp VN đã nhận thức rõ cũng như đánh giá được tầm quan trọng của việc quảng bá trong chiến lược xây dựng thương hiệu. Người ta đã nói nhiều đến Tân Hiệp Phát, từ trà thảo mộc Dr.Thanh, trà xanh O độ, nước tăng lực Number One… Và sẽ còn vang mãi khi doanh nghiệp này đang là một ông lớn không ngại đối đầu với các tập đoàn đa quốc gia.
Bên kia, các tập đoàn đa Quốc gia Unilever, P&G… gần như họ đang làm vua tại thị trường Việt Nam với rất nhiều nhãn hiệu chủ lực là Bột giặt Omo, nước xả vải Comfort, dầu gội Sunsilk, hạt nêm Knorr, nước xả vải Downy, dầu gội Rejoice… đã và sẽ làm cho không ít doanh nghiệp VN không còn đất kiếm sống.
“Xét toàn diện trong lĩnh vực quảng cáo, Unilever vẫn tiếp tục duy trì ngôi vị số 1 là doanh nghiệp đầu tư chi phí nhiều nhất cho quảng cáo với con số 86,7 triệu USD, tăng 89% ngân sách so với năm 2008. Quyết định tăng ngân sách quảng cáo lên tới 198% so với năm 2008 đã đưa Tân Hiệp Phát vươn lên chiếm vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng với con số 43,9 triệu USD trong năm 2009. Mặc dù, trong năm 2009 P&G Việt Nam đã tăng tới 83% ngân sách quảng cáo so với năm 2008 nhưng vẫn tụt xuống vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng“. (trích số liệu từ Báo Dân trí).
Một điều chúng ta phải thừa nhận rằng, hầu như tất cả người dân Việt Nam đều quen thuộc với 15 nhãn hiệu này. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp Việt Nam dù có sản phẩm tốt, chất lượng cao đi chăng nữa. Nhưng mà không chịu khó đầu tư vào khâu tiếp thị, quảng cáo, xây dựng thương hiệu thì người tiêu dùng sẽ không biết đến sản phẩm đó. Kết quả, chúng ta vẫn cứ lặp lại thông điệp “thua ngay trên sân nhà”.
Danh sách các nhãn hiệu xếp theo thứ tự theo chi phí tiếp thị, xây dựng thương hiệu:
01. Trà thảo mộc Dr.Thanh (15,3 triệu USD) – Tân Hiệp Phát – Doanh nghiệp Việt Nam
02. Nhãn hiệu Best Buy (14,1 triệu USD) – Mỹ
03. Nhãn hiệu 8798 – dịch vụ nhắn tin (11,7 triệu USD) – Việt Nam
04. Nước uống Number 1 O độ (10 triệu USD) – Tân Hiệp Phát – Việt Nam
05. Nhãn hàng bột giặt Omo (9,8 triệu USD) – Tập đoàn Quốc tế Unilever
06. Nhãn hàng nước xả vải Comfort (8,5 triệu USD) – Tập đoàn Quốc tế Unilever
07. Mạng điện thoại di động Vinaphone – Việt Nam
08. ???
09. Mạng điện thoại di động Mobifone – Việt Nam
10. Nhãn hiệu nước xả vải Downy (6,9 triệu USD) – Tập đoàn Quốc tế P&G
11. Dịch vụ nhắn tin 8701 (6,8 triệu USD) – Việt Nam
12. Nhãn hiệu dầu gội Sunsilk (6,8 triệu USD) – Tập đoàn Quốc tế Unilever
13. Nước tăng lực Number 1 (chi 5,9 triệu USD) – Tân Hiệp Phát – Việt Nam
14. Nhãn hiệu dầu gội đầu Rejoice (5,6 triệu USD) – Tập đoàn Quốc tế P&G
15. Nhãn hiệu hạt nêm Knorr (5,2 triệu USD) – Tập đoàn Quốc tế Unilever.
Xem đầy đủ bài viết tại http://vietiep.wordpress.com/2010/04/21/15-nhan-hi%e1%bb%87u-chi-m%e1%ba%a1nh-tay-nh%e1%ba%a5t-cho-xay-d%e1%bb%b1ng-th%c6%b0%c6%a1ng-hi%e1%bb%87u-2009
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét