Tại sao với cùng là tờ danh thiếp, lúc thì bảo nên in lụa, khi lại khuyên nên in offset? Vậy bạn lựa chọn như thế nào khi vẫn chưa hiểu In Lụa Là gì? Offset ra sao? Bài viết tuần này sẽ cung cấp những hiểu biết căn bản để bạn có thể tự tin ra quyết định và có được những sản phẩm đẹp, tiết kiệm chi phí…
Đầu tiên là IN LỤA
Là phương pháp thủ công(in bằng tay). Chi phí in ấn thấp, in được trên các vật phẩm. Tuy vậy, chất lượng không đồng đều. Độ sắc nét không cao. Chỉ in được mảng màu. Không in được màu chuyển.
Bảng so sánh giữa MÀU ĐƠN & MÀU CHUYỂN
(vd: Card không in được màu chuyển từ xanh sang đỏ, chỉ có thể chuyển từ đỏ đậm sang đỏ nhạt)
Khung in lụa
Nếu chọn in lụa thì mẫu thiết kế phải đơn giản, không tràn lề (hay còn gọi là tràn biên, do cấu tạo khung in).
Ví dụ: In lụa không in tràn biên như thế này (trong ví dụ là card được in offset)
Và đây là card được in lụa (có 2 màu đơn: đỏ & xanh dương, lưu ý xem, dù là chữ hay đường kẻ trên card đều cách lề khoảng cách 0.2cm)
Chỉ nên từ 3 màu đơn riêng biệt trở xuống. Những sản phẩm thường được in lụa như : Túi giấy, giày dép, card ( 1-2 màu), bao thư, giấy tiêu đề, tờ rơi 1-2 màu, áo quần, vật phẩm, in trên chất liệu có bề mặt cong vừa phải…
Mẫu Card in lụa(đơn giản về màu và nội dung)
In lụa trên viết (bề mặt cong vừa phải)
Kế đến là IN OFFSET
Là phương pháp in phổ biến bằng máy, in sản lượng(nhiều) và thường được nhắc đến bởi chi phí thấp (nếu in số lượng nhiều), chất lượng tốt, ổn định. Các loại sách báo, tạp chí, tờ rơi, leaflet, brochure, hộp giấy, poster… nói chung là ấn phẩm thông thường in trên giấy thì đều là in offset … Ngoài ra có thể in thẻ điện thoại(nhựa cứng), thẻ ngân hàng( áp dụng kỹ thuật phun UV). Hộp thiếc bánh kẹo (in offset trên kim loại).
Máy in offset
Một vài sản phẩm in offset thường thấy
Catalogue
Lịch tường
Leaflet
Thẻ ngân hàng
Thứ 3 là IN ỐNG ĐỒNG
Cũng giống như in offset, nhưng phương pháp in bằng máy này để đáp ứng cho những sản phẩm có số lượng in cực lớn, chính vì vậy nó “kén” sản phẩm. Các loại bao bì màng nhựa: Gói cà phê, mì gói, xà bông OMO, VISO, nhãn chai trà xanh không độ,..v..v. thì đa phần là in ống đồng.
Máy in ống đồng
Hình ảnh một vài sản phẩm được in bằng kỹ thuật in ống đồng
Bao mì gói
Nhãn chai trà xanh
Gói cà phê hòa tan
Cuối cùng là IN KỸ THUẬT SỐ
Loại này Marketer nên phân biệt rằng có 2 loại:
- In kỹ thuật số chất lượng offset (là loại in trên giấy, thường thấy nhất là để in test (dân trong nghề thường gọi là in proof, chất lượng gần như in ofset). Loại này in để khách hàng duyệt mẫu cuối. Chi phí khá đắt nên thông thường gần đến lúc FA(FinalArtwork) mới in cho khách hàng xem và ký duyệt.
- In phun kỹ thuật số. Đây là kiểu in phun mực trên chất liệu Hiflex(thường gọi là in Hiflex hay bình dân hơn gọi là tấm bạt), in PP…v..v như chúng ta thường thấy để in banner, băng rôn, billboard Hiflex treo đầy đường…
Băng rôn
Banner
Máy in phun kỹ thuật số (đang in hiflex)
TYM có một ví dụ nhỏ để thấy rằng: dù có hiểu cách in đến đâu, bạn cũng phải tùy thuộc vào tình huống để xử lý sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Đề bài như sau:
Bạn của TYM sắp khai trương quán muốn thiết kế 1 poster, nên gọi cho TYM nói rằng phải in sao cho thật đẹp, hình ảnh, màu sắc phải ổn định, sắc nét và đặc biệt là số lượng chỉ có …10 cái…, size 20cm x 30cm, làm sao phải tiết kiệm chi phí nhất nhưng hiệu quả nhất…
Ban đầu, nghe xong TYM ngẩn người ra vì không biết phải làm sao. Nếu “căn cứ” theo những gì nói phía trên, in poster chúng ta có thể in Offset thì chất lượng ổn định mà đẹp. Nhưng khổ nổi số lượng có 10 cái làm sao in. Còn in kỹ thuật số chất lượng offset thì lại đắt.
Cuối cùng, TYM chọn đưa ra 2 giải pháp.
Có thể in Decal hoặc rửa ảnh giấy láng(Theo thông tin của anh bạn rằng Poster sẽ để trong quán hoặc lộng khung hình) vì vậy TYM quyết định chọn cách rửa ảnh láng.
Vậy là sản phẩm được tiến hành, mẫu được rửa ảnh khá đẹp, sáng, màu sắc rất tươi, anh bạn TYM rất vừa ý. ..he he…
Ngay từ hôm nay, trên đường đến trường hay đi làm, bạn hãy tập chú ý đến các ấn phẩm in ấn mà bạn có dịp tiếp xúc. Tự hỏi: “In bằng kỹ thuật gì nhỉ?”. Chắc chắn là không thừa vì biết đâu vào một ngày nào đó, bạn sẽ phải cần đến những kiến thức này thì sao?
Bài viết có nội dung tương tự
- P4M PART 3/11 – MARKETER CẦN GIẤY IN, BIẾT HỎI AI !?
- P4M PART 2/11 – MARKETER VÀ NHỮNG SAI LẦM VỀ GIẤY KHI IN ẤN.
- P4M PART 1/11 – GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ “CẨM NANG IN ẤN CHO MARKETER”
- MỘT CHÚT NỮA THÔI HÀ NỘI ƠI
- CHIẾN TRƯỜNG RỰC LỬA – MARKETER TRANH TÀI
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.toiyeumarketing.com/do/p4m-part-4-marketer-biet-gi-ve-4-kieu-in-thuong-gap/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét