Thứ Năm, 6 tháng 5, 2010

P4M 7/11- MARKETER BIẾT GÌ VỀ CÔNG ĐOẠN SAU KHI IN?


Khi việc in ấn trở nên thuận lợi hơn, các Marketer có thể thở phào nhẹ nhõm cho mọi nỗ lực của mình. Tuy thế, mọi thứ vẫn chưa kết thúc. Bên cạnh việc thiết kế in ấn được trên loại giấy phù hợp, màu sắc đẹp, nội dung không sai sót thì chuyện thi công lại là điều đáng quan tâm cần thiết. Và bạn chắc rằng đã hiểu hết những điều đó? Hãy cùng TYM khám phá với những thông tin hữu ích sau:


SAU KHI IN, TẠI SAO NHÀ IN KHÔNG CHỊU CẮT LIỀN?


Thiết kế khi in lúc nào cũng chừa mép (còn gọi là biên hoặc lề) 1 khoảng nhất định (thông thường là 0,7-1cm) và sau khi in sẽ đc bế mép (cắt bỏ những phần dư thừa bên ngoài mẫu thiết kế, cho dù thiết kế của bạn chỉ là những hình đơn giản như hình vuông, chữ nhật). Vì vậy marketer mà mới tiếp xúc với ngành in thì nhìn thiết kế của mấy anh design là hiểu nhé đừng có théc méc “a ơi sao k sát mép?” he he..


VD: Trong ví dụ này, phần màu trắng bên ngoài là phần không có trong mẫu thiết kế, chúng ta chỉ lấy phần khung bên trong nên phải cắt bỏ phần màu trắng bên ngoài, đó gọi là cắt sát mép.


Photobucket

Nếu không có vấn đề gì thay đổi, đừng bao giờ hối thúc nhà in cắt ngay sau đó. Hãy lên 1 khoảng thời gian chờ khô mực trong kế hoạch của mình. Nếu gấp gáp, khi đưa vào máy ép để cắt, mực có thể bị nhòa do chưa khô (từng tờ in sẽ dính mực lại với nhau). Điều gì sau đó chắc các bạn cũng đã biết.(sản phẩm sẽ bị lem nhem, khó nhìn).


NHƯ THẾ NÀO GỌI LÀ CẤN?


Nói cho dễ hiểu là làm sao để tạo ra được nếp gấp, chẳng lẽ ngồi xếp bằng tay thì có nước anh em ma cà tưng chúng ta “chít” vì đến Tết mọi vẫn chưa có đủ hàng nghìn sản phẩm. Vì lẽ đó ta tạo nếp gấp cho sản phẩm bằng máy dập_cấn. Công đoạn này khá dễ dàng. Bạn thường thấy khi làm brochure hay bao bì, hộp sản phẩm.


Cấn nếp gấp cho hộp


Photobucket

BẾ LÀ GÌ?


Có thể bạn cũng biết điều này, một chiếc hộp sau khi in chỉ là một tờ giấy hình vuông, hình chữ nhật. Những mảnh thừa(màu trắng không cần thiết) phải bị loại bỏ, chỉ lấy những phần đúng như mẫu thiết kế. Bên gia công sẽ tạo ra 1 khuôn mẫu có kích thước, hình dạng đúng y như sản phẩm và đưa những tờ giấy kia vào. Phập. Có hình dạng rồi đấy.

VD: Thiệp mời được bế theo hình cái nơ

Photobucket

ĐỤC LỖ LÀ SAO?


Đối với những sản phẩm “xâu” chung với nhau, việc đục lỗ là …hết sức quan trọng. Sao cho có tính thẩm mỹ mà lại khít. Điều này tùy thuộc vào mẫu thiết kế có trừ hao hay chưa.


Hình ảnh đục lỗ để đóng gáy lò xo lịch


Photobucket

(Đây là một vài lưu ý nhỏ khi đi in hiflex, PP tại những dịch vụ in ấn)


Luôn luôn phải có khoảng thời gian chờ.


VD: Hôm nay giao file in 30 banner. CHIỀU ngày kia là phải có tất cả. Vậy thì thời gian giao kết với công ty in ấn là SÁNG ngày kia. Nhằm đảm bảo có khoảng thời gian xử lý sự cố bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra.


ĐÓNG CUỐN, CÓ BAO NHIÊU LOẠI?


Các cơ sở thành phẩm hầu như quen với các ấn phẩm theo dạng tờ rơi, tờ gấp hoặc folder. Những ấn phẩm này khá dễ vì chỉ cần bế, gấp và dán hoặc cán màng là xong. Riêng những ấn phẩm từ 60 trang trở lên thì đòi hỏi qui cách đóng cuốn chuẩn mực để ấn phẩm đẹp, bền.


Đóng cuốn dạng Case Binding

Photobucket


Đóng cuốn dạng Perfect Binding

Photobucket


Đóng cuốn dạng Lay-flat Binding(2 bìa, 1 bìa thật, 1 bìa giả)

Photobucket


Đóng cuốn dạng Saddle Stitching (kim giữa)

Photobucket


Đóng cuốn dạng Side Stithing (kim ngang)

Photobucket


Đóng cuốn dạng Spiral Binding (gáy lò xo)

Photobucket


Đóng cuốn dạng Tape Binding(từng tép dán lại)

Photobucket


IN TEST ĐỂ LÀM GÌ?


Yêu cầu nhà in, cắt một phần file in, thậm chí in 1 cái để chúng ta xem chất lượng như thế nào. Đừng bao giờ quẳng file đó, đến ngày đến lấy. Kẻo “ôm nợ” về sau.


Đóng khoen : Cẩn thận, nhẹ nhàng, nhất thiết phải căn dặn về điều này, kẻo khoen bị “tè le” do bị đập bằng búa (đặc biệt là đóng khoen cho standee). Về phần Banner hay băng rôn thì phải dán biên xỏ cây, đóng thêm khoen (cách khoảng 3m/khoen).


Cán màng trong in ấn


-          Cán màng – lamination được dùng khá nhiều trong in ấn. Có 4 dạng cán màng tiêu biểu:


-          Cán màng mờ – matt lamination: loại cán màng này nhìn khá đẹp và được dùng nhiều nhất. Màng thực chất là một lớp nhựa mỏng như khi chúng ta ép plastic cho CMND hoặc bằng cấp, tuy nhiên matt lamination thì mỏng và nhìn tự nhiên hơn ép plastic. Cách tính giá: thông thường nhà in sẽ tính giá theo cm2.

Photobucket

-          Cán màng láng- Glossy lamination: loại cán màng này tương tự như cán mờ nhưng nhìn láng như được phủ một lớp nhựa chứ không tự nhiên như màng mờ. Cách tính giá: thông thường nhà in sẽ tính giá theo cm2. Giá thành của loại này rẻ hơn cán màng mờ.

Photobucket


Hình ảnh đang cán màng

Photobucket


- Cán định vị: Spot UV: Loại này khá cao cấp và rất ít nhà in ở Việt Nam có thể sản xuất. Mục đích: tạo sự nhấn cho ấn phẩm. Giá thành cao hơn rất nhiều lần so với cán màng mờ và cáng màng láng. Cách tính giá: thông thường nhà in sẽ tính giá theo cm2.

Photobucket


Cán định vị nghệ thuật – Đây là dạng cán màng độc đáo nhất nhưng chưa được áp dụng sản xuất ở Việt Nam. Đây cũng là một dạng cán màng định vị nhưng chất liệu thì đa dạng và độc đáo hơn.


Hãy chiêm ngưỡng quy trình để có được 1 sản phẩm in định vị là như thế nào bạn nhé:

Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket


Ép kim


Rất nhiều vật phẩm được áp dụng “công nghệ” ép kim đó nha. Lúc đầu TYM cứ tưởng người ta sơn sơn phết phết cho có màu vàng, Thực ra, ép kim cũng giống như dùng cục sắt(khuôn mẫu) nung thật nóng và đóng dấu lên… mông con bò để làm dấu hehe.. Nhưng thay vì đóng dấu không thì người ta chèn vô giữa một miếng nhũ(giống như bạc) màu xanh, màu bạc, màu vàng. Thế là cái dấu trên mông con bò có màu miếng nhũ…(Có lẽ vì mọi người thích chọn màu vàng nên người ta gọi là ép kim chăng! he he)


Vài hình ảnh sản phẩm ép kim minh họa

Photobucket


Photobucket


Photobucket


Đến đây, hầu như chúng ta đã đề cập một cách tổng quát nhất đến thiết kế in ấn. Và để thêm phần sinh động (điều mà mọi người thường gọi là “học đi đôi với hành”) kỳ sau, những tình huống thực tế sẽ được đưa ra dưới dạng case study trong những bài sắp tới. Sẽ hấp dẫn lắm nha, nhớ đón đọc, bây giờ thì…tạm biệt hẹn gặp lại…


Photobucket


Bài viết có nội dung tương tự

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.toiyeumarketing.com/do/p4m-part-7-marketer-cong-doan-sau-khi-in/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến