Thứ Năm, 6 tháng 5, 2010

Tiếp thị số – phương tiện truyền thông mới













“Tiếp thị số” là một khái niệm mới không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả với các nước phát triển. Phóng viên TGVT B đã phỏng vấn ông lan Fenwick, chuyên gia tiếp thị số (TTS) nhân dịp ông có buổi nói chuyện trước các DN Việt Nam hồi cuối năm 2009.

TGVT B: Ông có thể cho bạn đọc TGVT B hiểu rõ hơn về khái niệm TTS?


Ông Ian Fenwick: TTS là việc toàn bộ công tác tiếp thị của công ty sử dụng kênh kỹ thuật số. Cần nói rằng TTS không chỉ là website và Internet. Nó còn bao gồm rất nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như nghe radio qua Internet, đọc e-book (sách điện tử); download file MP3 qua máy Ipod… Ngày nay, có rất nhiều hình thức truyền thông mới đang hấp dẫn nhiều người như blog, mạng xã hội, video kỹ thuật số, game, video trên điện thoại 3G… Các kênh kỹ thuật số này cho phép các nhà tiếp thị giao tiếp liên tục, hai chiều và mang tính cá nhân tới từng khách hàng.


Theo ông, TTS có những ưu điểm gì so với tiếp thị truyền thống?























Ian Fenwick là một nhà đào tạo quản lý và nhà tư vấn tiếp thị giàu kinh nghiệm. Ông từng là giám đốc chương trình MBA tại Trường Kinh tế Schulich (Canada). Cuối tháng 12/2009, ông nhận lời mời của Nhà xuất bản Tri Thức tới Việt Nam tham gia buổi nói chuyện với các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nhân dịp cuốn sách “Tiếp thị số” của ông mới được phát hành.



Các kênh kỹ thuật số hiện nay rất phổ biến, tạo điều kiện cho những tương tác cụ thể với người dùng. Đây là một trong những lợi ích rõ ràng của truyền thông mới. Những sở thích cá nhân trong một game trực tuyến có thể được theo dõi và được cung cấp trong game thích ứng với từng cá nhân.


Khi truyền thông truyền thống được số hóa, người ta có thể tiếp cận và tính toán được chúng. Những hành động của cá nhân, mỗi cú nhấp chuột, mỗi lần dừng lại hay tương tác với kênh kỹ thuật số đều có thể theo dõi và từ đó có thể xây dựng hồ sơ người sử dụng.


Chẳng hạn, bạn đang đứng ở một góc phố và muốn tìm vài nhà hàng nổi tiếng. Phần mềm tìm kiếm trên chiếc điện thoại (ĐT) sẽ cho ra kết quả những nhà hàng gần đó. Có thể, một phần mềm thông minh của một đại lý quảng cáo được cài đặt trên chiếc ĐT sẽ học được từ những hành vi trước và những lần tìm kiếm của bạn để đưa ra kết luận rằng bạn thích món ăn nào. Đại lý quảng cáo sẽ đưa lên đầu danh sách tìm kiếm đoạn video về nhà hàng đó và kiểm tra luôn hệ thống đặt chỗ trực tuyến cho bạn.


Sở dĩ TTS có được các ưu điểm như đã nêu trên chính là nhờ tính độc đáo duy nhất (unique) của nó. Chẳng hạn, mỗi ĐT khi kết nối mạng đều có một IP riêng. Điều đó giúp chúng ta khai thác được thông tin về khách hàng một cách chi tiết đến mức riêng tư. Mỗi khi người dùng sử dụng ĐT để thao tác, ta đều có thể nắm bắt được. Chẳng hạn, anh ta gửi ảnh lên Facebook vào lúc mấy giờ, thường là ảnh loại gì… Những lần như vậy giúp chúng ta hoàn thiện dần bộ cơ sở dữ liệu về khách hàng.


Đây cũng chính là thách thức của TTS khi DN vừa phải nỗ lực để xây dựng hồ sơ về khách hàng (càng gần gũi khách hàng, càng lấy lại được nhiều thông tin về họ, việc tiếp thị càng đầy đủ hơn) vừa phải đảm bảo tính riêng tư của các thông tin đó.


Ông dự đoán như thế nào về tương lai của TTS?


Internet không phải chỉ dành cho những nước giàu. 41% số người sử dụng Internet thuộc châu Á. Bằng chứng là 10 quốc gia có số người sử dụng Internet nhiều nhất đều không phải các nước phát triển, đó là Brazin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico… Sức lan tỏa của TTS là khổng lồ: Hơn 1 triệu download từ iPod trong vòng 6 tuần; hơn 5 triệu lượt ghé thăm Blog của Perez Hilton (người được mệnh danh là vua buôn chuyện trên mạng) mỗi ngày… Chưa kể, TTS sử dụng một ngôn ngữ chung trên toàn cầu. Chẳng hạn, khi bạn muốn mua 1 loại bánh Mc Donald, bạn có thể gửi hình ảnh của bánh qua điện thoại di động đến hãng, sau đó hãng sẽ giao bánh tận nhà cho bạn.


Vì những lý do trên, tôi tin TTS sẽ thay dần marketing truyền thống trong vòng 10, 20 năm nữa. Tôi nhấn mạnh “thay dần” chứ không phải “thay thế”.
















“TTS diễn ra khi phần lớn hay toàn bộ công tác tiếp thị của công ty sử dụng kênh kỹ thuật số”.



Còn hiện nay, các nhà làm marketing đang chậm hơn thị trường. Các hình thức TTS chưa được khai thác mạnh, chủ yếu mới chỉ dừng ở tiếp thị trên ĐTDĐ nhưng phần lớn là spam. Đã có bao nhiêu % DN tự hỏi trang web của chúng ta trông như thế nào trên ĐTDĐ. Tôi chắc rằng con số này không nhiều.


Vậy theo ông, các nhà tiếp thị cần làm gì để nắm bắt được công cụ TTS?


Một người bạn của tôi nói rằng: “Tương lai đang diễn ra rồi, chỉ có điều nó không được chia đều cho tất cả chúng ta”. Điều đó có nghĩa là tất cả mọi thứ đang vận hành rồi, chỉ có điều nó không được phân phối đều cho chúng ta. Tôi tin các DN Việt Nam chắc hẳn đã sử dụng phương pháp TTS rồi. Tôi hy vọng anh chị sử dụng chúng tốt hơn nữa.


Trong cuốn sách “Tiếp thị số” của mình, tôi có đề cập tới vô số hình thức quảng cáo mới mà một nhà TTS phải làm quen. Việc am hiểu các hình thức quảng cáo số rất quan trọng khi bắt đầu triển khai kế hoạch truyền thông.


PC World VN



Filed under: Marketing

Xem đầy đủ bài viết tại http://vietiep.wordpress.com/2010/05/07/ti%e1%ba%bfp-th%e1%bb%8b-s%e1%bb%91-ph%c6%b0%c6%a1ng-ti%e1%bb%87n-truy%e1%bb%81n-thong-m%e1%bb%9bi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến