Adobe Acrobat là chương trình được rất nhiều bạn sử dụng, trong đó phải kể đến các bạn designer (sử dụng xuất file) và nhân viên văn phòng để tạo văn bản trọn gói. Làm ma cà tưng, đôi khi chúng ta phải “đối mặt” việc với cả thiết kế và làm công việc văn phòng, vì vậy, bài viết này sẽ chia sẻ với bạn một vài ứng dụng giúp làm việc hiệu quả hơn khi sử dụng chương trình Adobe Acrobat. Các bạn biết được gì qua bài này:
- Cách tạo 1 file pdf kết hợp từ vô số những hình ảnh riêng lẻ khác nhau, hoặc từ nhiều file pdf khác nhau.
- Kiểm tra hệ màu và chuyển hệ màu.
- Bảo vệ file pdf bằng password.
TẠO FILE PDF TỪ NHIỀU HÌNH ẢNH KHÁC NHAU:
Chúng ta sẽ bắt đầu với chức năng cơ bản nhất của Adobe Acrobat nhé. TYM có rất nhiều bộ sưu tập về hình ảnh. Tuy nhiên, đôi khi muốn gửi tất cả những hình đó 1 lúc và xem qua 1 lượt nhưng không biết làm thế nào để kết hợp những hình này thành 1 file. May thay, có người bạn “mách nhỏ” với TYM cách tạo file của Acrobat.
Trước nhất, hãy mở chương trình Acrobat lên (lưu ý rằng TYM đang sử dụng Acrobat 8.0 Profesional, nên có thể khác với phiên bản bạn đang sử dụng tí xíu, hehe.. )
Chuẩn bị: đặt tên file là 1, 2, 3……
Bước 1: Chọn Creat dpf/ Multiple File.
Bước 2: Add file
(Trong hình ảnh minh họa, TYM có tất cả 16 file. TYM add vào hết, 1 lần và kết quả ra là 1,10,11,…)
Vì vậy, bạn nên:
- Đặt tên file là: Page 1, page 2, page 3,…
- Trong trường hợp đã “trót” đặt tên là: 1, 2, 3, 4… Thì hãy add thành nhiều lần giống như TYM nè…hehe..
VD: TYM có 16 hình, add 2 lần
Lần 1 từ 1-9
Lần hai từ 10-16
Kết quả là thứ tự các trang vẫn được duy trì
Bước 3:
Option 1: Sau khi add file xong click Next. Bạn sẽ được chọn mặc định là Merge File Into a Single PDF (Nếu bạn chọn option này thì tất cả các file của bạn sẽ được add vào 1 file PDF)
Option 2: Hoặc bạn chọn Assemble Files into a PDF Package (Khi chọn option này, tất cả các file của bạn sẽ được chuyển đổi thành từng file PDF sau đó đóng gói vào 1 file PDF lớn.)
Bước 4: Click Creat, quá trình chuyển đổi và kết hợp sẽ diễn ra.
Lưu ý:
Nếu bạn chọn option 1 thì file xuất ra có tên mặc định là: Binder 1, 2, 3…
Còn khi chọn option 2 thì file xuất ra có tên mặc định là: Package 1, 2, 3…
KIỂM TRA & CHUYỂN HỆ MÀU
Thế là xong phần hướng dẫn tạo file. Bỗng dưng nhà in gọi đến hỏi TYM file PDF đó có hệ màu gì (lúc này anh Designer ra ngoài nên cũng chẳng biết làm sao). Nhấc điện thoại gọi, anh ấy hướng dẫn cách kiểm tra hệ màu như sau:
- Mở 1 File PDF có sẵn
- Chọn Advanced / Print Production / Convert Color
(Hệ màu được tô màu xanh là hệ màu của file hiện tại, trong VD là hệ màu CMYK). Nếu muốn chuyển sang hệ màu RGB hoặc Gray thì ta click chọn và sau đó là “OK”.
CÀI PASSWORD CHO FILE
Bạn hãy tìm cho được cái ổ khóa có chữ Security/ chọn Manager Security Polides.
Trong phần Security Method/ Chọn Password Security.
Click chọn vào Require A Passwork to Open The Document / OK
và “ok”
Bạn nhập lại Password 1 lần nữa
Bạn sẽ nhận được 1 thông báo rằng: “Sự thiết lập hệ thống bảo vệ có hiệu lực khi nào bạn lưu file”.
Thử mở lại file, bạn sẽ nhận được thông báo như sau. (Yêu cầu nhập Password để mở file).
Mong rằng 3 chức năng trên của Adobe Acrobat có thể giúp được cộng đồng Maketer phần nào. Có như thế, TYM mới cảm thấy hưng phấn khi bắt đầu chặng đường mới nhằm mang lại những chia sẻ có ích hơn cho cộng đồng ma cà tưng…
Bài viết có nội dung tương tự
- P4M 7/11- MARKETER BIẾT GÌ VỀ CÔNG ĐOẠN SAU KHI IN?
- P4M 6/11- DANH SÁCH NHỮNG NHÀ CUNG CẤP (SUPPLIER) IN ẤN MARKETER NÊN BIẾT
- P4M 5/11- 10 LƯU Ý TRONG IN ẤN MARKETER CẦN BIẾT
- P4M PART 4/11- MARKETER BIẾT GÌ VỀ 4 KIỂU IN THƯỜNG GẶP!?
- P4M PART 3/11 – MARKETER CẦN GIẤY IN, BIẾT HỎI AI !?
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.toiyeumarketing.com/do/p4m-part-8-adobe-acrobat-thiet-ke-in-an/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét