(09 / 04 / 2010) | |
Thống đốc Bobby Jindal của bang Louisiana được đảng Cộng hòa chọn đọc bài diễn văn đối đáp lại bài diễn văn đầu tiên của Tổng thống Barrack Obama trước Quốc hội. Tin tốt là các thành viên đảng Cộng hoà xem Jindal là một người có triển vọng tin xấu là ông sẽ phải nói ngay sau một trong những diễn giả tài năng nhất của thế hệ mình.
Sau đây là một số bài học mà chúng ta có thể học hỏi từ sai lầm của ông: Hiểu khán giả của bạn. Jindal đang nói với cả nước, nhưng ông ấy nói như thể chỉ đang nói với các thành viên đảng Dân chủ. Phần lớn bài diễn thuyết của ông tập trung vào việc tấn công vào đảng khác. Điều này cũng tương tự như vị lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao khi diễn thuyết tấn công vào đối thủ cùng ngành khi các nhân viên của ông đang lo lắng về việc làm thế nào để giữ được việc làm của họ. Đưa ra một kế hoạch cụ thể. Jindal dành hầu hết thời gian của bài diễn thuyết ca ngợi ý tưởng về một chính phủ gọn nhẹ hơn. Tuy nhiên ông lại đưa ra rất ít kiến nghị cụ thể để cải thiện nền kinh tế, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Các vị lãnh đạo công ty cũng mắc phải lỗi tương tự khi họ đưa ra những mục tiêu mà không nói đến các phương tiện để đạt được mục tiêu đó. Tăng doanh thu lên 10% hoặc cải tiến chất lượng bằng cách giảm những khuyết điểm thì tốt, nhưng khi những mục tiêu đó không được trợ giúp bằng những chiến lược, những phương cách và nguồn lực thì họ chỉ được cái nói sáo rỗng. Có bao nhiêu lãnh đạo nói về nhu cầu cải tiến hơn nữa, tuy nhiên lại không đưa ra những bước đi cụ thể cần thiết để tạo ra một văn hóa doanh nghiệp tập trung vào sự sáng tạo hơn là hệ thống cấp bậc? Đưa ra những lời trấn an trung thực. Jindal đã phát biểu đầy tự tin về tinh thần doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ – nhưng lại không nhắc đến thực tế là các doanh nghiệp đó không nhận được sự tín nhiệm để hoạt động tiếp nữa. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp rơi vào cái ĩây tương tự khi họ sôi nổi giảng giải về việc làm được nhiều hơn với ít hơn, mà không nhận ra thách thức thực sự mà các nhân viên của họ đang gặp phải. Điều đó tạo ra sự oán giận, đặc biệt là nếu các nhân viên nghi ngờ rằng các nhà lãnh đạo cấp cao của họ thậm chí còn không chịu hy sinh điều gì. Nói cho khán giả chính xác những gì mà họ muốn nghe không phải là việc của một nhà lãnh đạo. Nhưng nhà lãnh đạo phải luôn luôn nhận ra thái độ của công chúng vào từng thời điểm. Không nên làm điều gì khiến khán giả thờ ơ – họ sẽ nhanh chóng không chú ý tới diễn giả nữa. Tốt hơn là dành một đôi lúc trong toàn bộ bài diến thuyết để cảm nhận xem mọi người đang nghĩ gì. Làm như vậy sẽ tạo nền tảng cho sự hiểu nhau và cuối cùng là sự tin tưởng. Tuy nhiên, Thống đốc Jindal cũng không nên cảm thấy quá tồi tệ. Hai mươi năm trước, một thống đốc trẻ tuổi khác đến từ một bang miền nam đã diễn thuyết lần đầu tiên trước công chúng cả nước, cũng khiến cho người nghe ngủ gật với giọng nói đều đều và bài nói quá dài so với thời gian cho phép. Bốn năm sau ông ấy đã được bầu làm Tổng thống. Tên ông ấy là Bill Clinton. - Bài viết của John Baldoni trên Harvard Business Publishing - |
Filed under: PR: Publicity
Xem đầy đủ bài viết tại http://vietiep.wordpress.com/2010/05/17/d%e1%bb%abng-d%e1%bb%8dc-di%e1%bb%85n-van-nh%c6%b0-th%e1%bb%91ng-d%e1%bb%91c-bang-louisiana/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét